Sơ lược về tuyến buýt số 34

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)" doc (Trang 46 - 75)

Bùi Thị Sinh- K46 xlvii

Hình 2.9 : Lộ trình tuyến buýt 34 đi qua một số tuyến phố chính

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách phải đổi mới cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, trong những năm gần đây hệ thống GTVT của thủ đô Hà Nội đã được đầu tư thích đáng như xây dựng mới hay mở rộng cải tạo các tuyến đường vành đai ,các tuyến đường khung cấp thành phố, các tuyến đường hướng tâm chính ,…làm cho chất lượng mặt đường dần được cải thiện.Các tuyến xe buýt cũng được bố trí rộng khắp để vận chuyển hành khách đi lại trong nội thành với các vùng lân cận và tiếp chuyển hành khách từ các bến xe liên tỉnh (như bến Giáp Bát ,bến Lương Yên.,bến Gia Lâm, bến Mỹ Đình ).

Tuyến BX Mỹ Đình – BX Gia Lâm là tuyến buýt hướng tâm có thể giải quyết tốt nhu cầu đi lại trong nội thành với các bến xe liên tỉnh (Mỹ Đình , Gia Lâm) .Tuyến có bến đầu ở bến xe Mỹ Đình nằm ở phía Tây của thành phố trên đường vành đai 3, còn bến cuối nằm ở bến xe Gia Lâm nằm ở Bắc của thành phố.

Trên tuyến hiện nay sử dụng loại xe RENAULT 80 chỗ và giá vé là 3000 (đồng/HK/lượt).

a, Lộ trình tuyến

+ Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Xuân Thuỷ - Điểm trung chuyển Cầu Giấy

- Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt - Quang Trung - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật (Quay đầu tại phố Hàng Khoai )- Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn - Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm.

+ Chiều về :Bến xe Gia Lâm - Ngô Gia Khảm - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Trần

Bùi Thị Sinh- K46 xlviii

Hai Bà Trưng - Thợ Nhuộm - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Lê Trực - Sơn Tây - Kim Mã - ĐIểm trung chuyển Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình.

b, Thời gian phục vụ trên tuyến

Thời gian Bến xe Mỹ Đình Bến xe Gia Lâm

Mở bến 5h07 5h07

Đóng bến 21h07 21h07

- Giãn cách chạy xe:

- Bình thường : 10phút / chuyến

- Thấp điểm : 15 phút / chuyến

c, Đối tượng phục vụ của tuyến

Do cự ly tuyến tương đối dài nên đối tượng phục vụ của tuyến là học sinh sinh viên tại các trường đại học : Sư Phạm,Quốc Gia, Giao thông. Các cán bộ công nhân viên

Mặt khác do tuyến nối liền hai điểm đầu cuối là hai bến xe liên tỉnh: BX Mỹ Đình, BX Gia Lâm cho nên trên tuyến thu hút nhiều hành khách là dân cư ngoại tỉnh di chuyển vào nội thành. Đây là những đối tượng chưa được biết nhiều thông tin về VTHKCC bằng xe buýt.

d, Một số chỉ tiêu khai thác vận hành trên tuyến

Bảng 2.6: Bảng các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật trên tuyến 34

Bùi Thị Sinh- K46 xlix 1 Số xe có c A 18 Xe 2 Số xe vận doanh vd A 14 Xe 3 Tổng số lượt xe trong 1 ngày của đội xe

ngay ch

Z

 186 lượt xe

4 Chiều dài tuyến

M

L 18.1 km

5 Chiều dài quãng

đường huy động Lhd 24.7 km 6 Tổng lượt xe trên tháng 5344 lượt xe 7 Tổng km hành trình 1068878 km 8 Mac xe Renault 9 Sức chứa q 80 chỗ

10 Thời gian dừng tại một điểm dừng đỗ to 30 S 11 Giãn cách chạy xe - Cao điểm - Giờ bình thường I 10 15 phút

12 Lượt xe ngày thường 186 lượt

13 Lượt xe ngày CN 186 Lượt

14 Sức chứa của xe q 80 chỗ

15 Số điểm dừng đỗ trên tuyến

56 điểm

Nguồn: Báo cáo của Xí Nghiệp xe điện Hà Nội

e, Hạ tầng trên tuyến

- Điểm dừng đỗ: Qua khảo sát hiện nay trên tuyến có 56 điểm dừng đỗ tính cả chiều đi và chiều về trong đó có 32 nhà chờ tuy nhiên có một số nhà chờ đã xuống cấp và 53 biển báo.

Các nhà chờ chủ yếu chưa được xây dựng đúng tiêu chuẩn và chưa cung cấp đủ thông tin cho hành khách. Một số nhà chờ đã xuống cấp vì vậy gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin về tuyến tại đây.

Khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng đỗ là 600m. - Điểm đầu cuối:

+ Bến xe Mỹ Đình:

Đây là bến xe nắm ở phía Tây của thành phố. Lấy và trả khách từ Hà Nội đi các tỉnh :Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ …ngoài ra còn tổ chức một số tuyến đi các tỉnh khác bằng xe chất lượng cao: đi Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh,Hải Dưong ,Hải Phòng…

Khoảng thời gian buổi sáng(7h – 10h ) và buổi chiều ( 13h – 16h ) là lượng hành khách từ hai bến xe khách là rất lớn. Vào những ngày nghỉ thì lượng khách đi chơi, đi về quê, thăm người thân chiếm một tỷ lệ tương đối lớn vì lượng vé lượt bán được tăng hơn so với ngày thường.

Bùi Thị Sinh- K46 l

Hành khách đi trên tuyến xe buýt 34 có khoảng 50 % là hành khách xuất phát từ hai bến xe này và lượng vé lượt bán được vào ngày nghỉ tăng một cách đáng kể so với những ngày thường. Đây chính là một đặc điểm riêng của tuyến khác với các tuyến khác, vì vậy mà ta phải có công tác tổ chức vận tải trên tuyến sao cho phù hợp với đặc điểm riêng này để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ của tuyến.

. Vị trí: số 20 - Phạm Hùng, diện tích: 19500m2, năng lực thông qua bến: 850xe/ngày, tổng lượt xe ra vào bến: 300xe/ngày, tổng lượt hành khách ra vào bến:3000hk/ngày

+ Bến Xe Gia Lâm

Là bến xe nằm ở phía Bắc thành phố, lấy trả khách từ Hà Nội đi các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

. Vị trí: số 09 Ngô Gia Khảm - Gia Lâm , diện tích: 14500m2, năng lực thông qua bến: 575xe/ngày, tổng lượt xe ra vào bến: 400xe/ngày

Tổng lượt hành khách ra vào bến:5500hk/ngày - Phương tiện

Hiện nay trên tuyến có 18 xe trong đó có 14 xe vận doanh, sử dụng loại xe Renault với sức chứa 80 chỗ.

g, Sản lượng của tuyến qua các năm

Báo cáo chuyến lượt ,sản lượng, doanh thu của tuyến được tổng kết trong bảng sau

Bảng 2.7 : Báo cáo chuyến lượt, sản lượng của tuyến buýt 34

Chỉ tiêu

Năm

Lượt xe Vé lượt Doanh thu

(1000đ) Kế hoạch Thực hiện %TH/ KH Kế hoạch Thực hiện %TH/ KH Kế hoạch Thực hiện %TH/ KH 2006 5012 5100 99.8 203511 195231 95.9 610533 585693 95.9 2007 5766 5765 100,0 233461 226231 96,9 700383 678693 96,9 2008 5807 5804 100.0 232280 232160 99.9 696840 696480 99.9

Bùi Thị Sinh- K46 li 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2006 năm 2007 Năm 2008

Biểu đồ so sánh tỷ lệ thực hiện sản lượng so với kế hoạch

Doanh thu vé lượt Lượt xe

Qua biểu đồ ta thấy sản lượng hành khách trên tuyến vẫn ở mức trung bình, vẫn chưa đạt tới mức cao. Một trong những nguyên nhân khiến cho sản lượng hành khách của tuyến không cao là so cơ cấu hành khách trên tuyến chủ yếu là dân ngoại tỉnh, do họ chưa nắm bắt được một cách đầy đủ thông tin trên tuyến. Tỷ lệ vé lượt thực hiện đặt ra vẫn chưa đạt được tối đa kế hoạch.

2.2.2. Phân tích, đánh giá hệ thống thông tin hành khách phục vụ trên tuyến

Để lập kế hoạch và thực hiện một chuyến đi bằng phương tiện buýt, một hành khách trên tuyến buýt 34 cần được cung cấp thông tin về mạng lưới tuyến nói chung và tuyến 34 nói riêng; lộ trình tuyến cả về thời gian và không gian; khả năng trung chuyển giữa các phương tiện buýt và giữa xe buýt với các loại phương tiện khác, giá vé, khả năng phục vụ,….Tất cả các yếu tố này hình thành lên thông tin hành khách.

Cuộc khảo sát sơ bộ về hệ thống thông tin trên tuyến 34 cho thấy một cái nhìn tổng quát về hiện trạng hệ thống thông tin hành khách như sau:

Bùi Thị Sinh- K46 lii

Bảng 2.8.: Hệ thống thông tin trên tuyến 34

Các giai đoạn của chuyến đi Thông tin cụ thể Đánh giá

Khi lập kế hoạch chuyến đi

Bản đồ VTHKCC nói chung +

Lộ trình tuyến +

Giãn cách thời gian chạy +

Thời gian hoạt động của tuyến +

Giá vé và loại vé +

Trên phương tiện

 Bên ngoài phương tiện Số hiệu tuyến và tên điểm đầu – cuối + Lô gô, tên của tổ chức cung ứng, số ĐT, địa

chỉ webside

0  Trong phương tiện Bản đồ lộ trình tuyến với tất cả trạm dừng + Bản đồ bỏ túi và lộ trình in sẵn 0

Thời gian hoạt động của tuyến 0

Giãn cách chạy xe 0

Tên các điểm dừng 0

Giá vé 0

Nội quy đi xe buýt cho hành khách +

Trên cơ sở hạ tầng VTHKCC và nơi công cộng

Thông tin về mạng lưới tuyến +

Vé và phương thức thanh toán +

Số hiệu tuyến +

Số hiệu điểm dừng và tên điểm dừng -

Thời gian biểu chạy xe +

Thời gian dự kiến phương tiện tiếp theo đến điểm dừng

- Ghi chú: + Tốt O – Trung bình - Kém

Kết quả khảo sát sơ bộ về nội dung cho thấy ngoài việc không cung cấp thông tin về số hiệu điểm dừng và tên điểm dừng, còn lại những thông tin khác đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên, khảo sát kỹ thuật cho thấy hệ thống thông tin hành khách trên tuyến 34 nói riêng và trên toàn mạng lưới VTHKCC nói chung còn nhiều bất cập:

[1]. Về nội dung thông tin

 Thông tin về thời gian biểu chạy xe: Hành khách trên tuyến 34 chỉ có thể biết về thời gian biểu chạy xe thông qua việc truy cập internet và tại các nhà chờ; trong khi không phải tất cả các hành khách này đều có thể tiếp cận với dịch vụ Internet và biết được địa chỉ của trang web này. Tại các nhà chờ, thông tin về thời gian biểu chạy xe được cung cấp một cách cố định

Bùi Thị Sinh- K46 liii

và chiếm vị trí khiêm tốn ở mặt sau của tấm bảng trong khi đây là những thông tin hết sức cần thiết và về mặt lý thuyết là phải hiển thị mang tính lặp lại tại những vị trí dễ đọc nhất. Chỉ có đối tượng hành khách là học sinh, sinh viên, công viên chức thì mới có thể tiếp cận với các thông tin trên Internet mà thôi. Vì vậy cần cập nhập thường xuyên thông tin về tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày cũng như thời gian dự kiến đến của phương tiện tiếp theo.

Hình 2.13 Ví dụ thông tin hiển thị lặp đi lặp lại

Ngoài ra, hành khách trên tuyến 34 nói riêng và toàn bộ mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt nói chung không thể tiếp cận được thông tin dự báo về thời gian dự kiến của phương tiện tiếp theo khi đang chờ tại các điểm dừng, nhà chờ. Điều này khiến cho họ thấy bất lợi và không thoải mái về tâm lý.Do đó họ chỉ biết chờ và chờ làm tăng thời gian chờ đợi của hành khách.

 Thông tin về lộ trình tuyến: Lộ trình tuyến 34 đã tóm tắt được đầy đủ điểm đầu – điểm cuối (Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Gia Lâm) và một số tuyến phố chính mà tuyến đi qua nhưng không thể hiện tên các trạm dừng khiến cho hành khách gặp nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch chuyến đi.

Hiện nay thông tin về lộ trình tuyến được trình bày bằng sơ đồ giản lược trên phương tiện, hành khách rất khó khăn cho việc lập kế hoạch chuyến đi của họ. Cần phải có hệ thống bảng điện tử tại điểm dừng đỗ cũng như trên phương tiện để cung cấp đầy đủ thông tin về điểm dừng đỗ cũng như mối quan hệ của các điểm dừng đỗ này với các điểm thu hút của tuyến.

- Thông tin về vé: Hiện nay, mới chỉ trên các nhà chờ và trang web hanoibus.com mới hiển thị thông tin về giá vé. Hiện nay mới chỉ có một hình thức thanh toán vé tháng là thông qua các điểm bán vé nhưng những hành khách muốn sử dụng vé tháng lại có rất ít thông tin về các điểm bán vé; các quy định và phương thức thanh toán; Chưa có chế độ cung cấp và thanh toán tự động và điều này khiến cho nhiều khách hàng tiềm năng không thấy thân thiện với dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Vì vậy trên phương tiện cũng như tại điểm dừng đỗ cần cung

Bùi Thị Sinh- K46 liv

cấp thêm thông tin về giá vé cũng như các địa điểm làm vé tháng, hình thức thanh toán giá vé cho hành khách.

 Thông tin về các điểm dừng đỗ: Các thông tin về điểm dừng đỗ trên tuyến còn khá sơ sài. Đó chỉ là sự trình bày về vị trí không gian của chúng mà chưa nêu ra được mối quan hệ của các điểm dừng này với các điểm thu hút trên tuyến.

 Ngoài ra, kết quả điều tra quan điểm hành khách trên tuyến đánh giá rằng thông tin trên tuyến chưa đáp ứng Thông tin phục vụ cho chuyến đi của hành khách có thể thực hiện bằng việc thông tin trên điểm dừng, trên phương tiện hoặc do phụ xe chỉ dẫn và thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Kết quả điều tra cho thấy có đến 65% ý kiến hành khách cho rằng trên tuyến còn thiếu một số thông tin cụ thể. Còn có những thông tin mà hành khách muốn biết mà chưa được cung cấp trên điểm dừng đỗ hay trên phương tiện như:

+ Thời gian đóng tuyến, mở tuyến.

+ Khi hành khách đi trên phương tiện chưa biết chính xác được rằng điểm mình muốn xuống có những tuyến nào nữa đi qua, hay là mình nên chuyển tuyến ở điểm dừng nào cho hợp lý do vậy trên phương tiện nên có thông tin này.

+ Hành khách đón xe ở các điểm dừng rất không thoải mái khi không biết phương tiện mình đang chờ bao giờ mới đến, họ chỉ biết chờ và có thể gây mất thời gian cho việc chờ đợi của họ.

+ Cần cung cấp những thông tin mà khi có sự cố hay tắc đường làm cho xe không hoạt động đúng được theo thời gian biểu chạy xe.

+ Hành khách không biết rằng điểm dừng mà mình sắp xuống có gần vị trí nơi mà họ cần đến không?

[2] Phương thức truyền tin

 Bản đồ mạng lưới tuyến VTHKCC trên giấy: Bản đồ toàn mạng lưới VTHKCC nói chung và bản đồ tuyến 34 nói riêng đã thể hiện được chi tiết tất cả các tuyến đường phố chính, số hiệu các tuyến, hướng di chuyển, và vị trí các điểm dừng và các điểm trung chuyển xe buýt. Tuy nhiên không thể hiện những thông tin cơ bản khác như giãn cách thời gian phương tiện chạy, thời gian hoạt động trong ngày, giá vé; điều này khiến cho hành khách lần đầu tiên sử dụng xe buýt sẽ rất khó khăn để hiểu sâu về dịch vụ

Bùi Thị Sinh- K46 lv

Hình 2.14 Bản đồ VTHKCC chỉ cung cấp về tuyến vận tải, không hiển thị thông tin cơ bản khác

 Qua Internet và điện thoại

Như đã phân tích ở trên, thông tin về mạng lưới tuyến buýt nói chung và thông tin về tuyến buýt 34 nói riêng được trình bày trên trang Web: Hanoi transerco.com.Các thông tin về thời gian biểu chạy xe, lộ trình tuyến và các điểm dừng đỗ cũng khá đầy đủ và chi tiết, do đó việc tiếp cận các thông tin này rất dễ dàng cho các đối tượng hành khách có khả năng truy cập mạng Internet.

Bùi Thị Sinh- K46 lvi

Ngoài ra thắc mắc về thông tin trên tuyến có thể được giải đáp qua số điện thoại đương

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)" doc (Trang 46 - 75)