Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin phục vụ hành khách trong VTHKCC

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)" doc (Trang 40 - 46)

các phương tiện được sử dụng để truyền tin cho hành khách bao gồm: Biển báo, bản đồ, sách hướng dẫn xe buýt, Internet, Radio, điện thoại và qua thông tin trên báo chí ti vi.

Thông tin tại nhà chờ xe buýt được trình bày trên bảng điện tử, bản đồ VTHKCC

Truy cập thông tin về các tuyến buýt, lộ trình tuyến, thời gian biểu chạy xe, các thông tin điều chỉnh lộ trình tuyến thông qua hai trang Web:

- Hanoi transerco.com.vn của Tổng công ty - Trang web: “ Xebuythanoi.com”

Ngoài ra thông qua điện thoại đường dây nóng của tổng công ty cũng như các Xí nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải buýt hành khách cũng có thể biết thông tin về các tuyến buýt đang hoạt động của các xí nghiệp, công ty.

2.1.3 Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin phục vụ hành khách trong VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thông tin về dịch vụ vận tải hành khách công cộng cần phải thực sự phát triển. Nó phải trở thành một cầu nối hữu hiệu giữa hành khách với dịch vụ vận tải và nhà cung cấp dịch vụ vận tải. Thực tế trong thời gian qua, hệ thống thông tin phục vụ hành khách ở Hà Nội đã đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin về xe buýt của hành khách. Thông qua các thông tin được cung cấp tại các điểm dừng đỗ, trong nhà chờ, hành khách có thể lựa chọn được tuyến xe buýt phù hợp với lộ trình đi lại của mình. Thông qua bản đồ mạng lưới tuyến xe buýt, hành khách có thể tìm được một hành trình đi theo ý muốn của mình.

a, Nội dung thông tin

 Thông tin mạng lưới đường xá: Các thông tin này chủ yếu bao gồm sơ đồ mạng lưới đường, mối liên hệ giữa các tuyến đường.Việc sử dụng này đôi khi gặp khó khăn cho hành khách khi phải xác định một con phố do thiếu một cơ chế tìm đường hợp lý. Ngoài ra, hành khách cũng khó có thể hình dung ra cách thức tới tuyến phố đó.

 Thông tin về mạng lưới tuyến xe buýt: các thông tin này về các tuyến buýt, lộ trình các tuyến xe buýt. Các thông tin này khá đấy đủ và chi tiết. Hành khách có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp nhận các thông tin này. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các tuyến xe buýt và mạng lưới

Bùi Thị Sinh- K46 xli

đường chưa thể hiện rõ nét, hành khách khó xác định các bước đi tiếp theo khi phải chuyển từ xe buýt sang các phương tiện khác hoặc ngược lại.

 Thông tin về các điểm dừng đỗ: Các thông tin này còn khá sơ sài. Đó chỉ là sự trình bày về vị trí không gian của chúng mà chưa nêu ra được mối quan hệ của các điểm này với các công trình ở xung quanh đó.

 Thông tin về giá vé: Tập trung chủ yếu là thông tin về các điểm bán vé, giá vé tháng, thông tin về các loại vé giảm giá. Điều này có thể giải thích là do giá vé trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội chưa có sự phân chia nhiều loại hình, vé theo đặc điểm chuyến đi nên thông tin chỉ cần ở mức như thế. Tuy nhiên, khi xuất hiện nhiều loại vé khác nhau thì có thể hệ thống thông tin giá vé đơn giản hơn như này sẽ không đáp ứng được nhu cầu thông tin về giá vé của hành khách.

 Thông tin phục vụ hành khách ở Hà Nội được thể hiện ở cả dạng bản đồ( cả dạng giấy in và số hoá), dạng hình vẽ và dạng chỉ dẫn.Nhưng nhìn chung bản đồ xe buýt chưa được xây dựng nhằm cụ thể đối tượng sử dụng.Ngoài ra thông tin ở dạng hình vẽ và dạng chỉ dẫn cũng chưa được tối ưu về mặt logic và có đủ thông tin chi tiết cho hành khách..Bên cạnh đó, thông tin cung cấp cho hành khách chưa thiết kế hướng tới nhu cầu của hành khách.Do đó, việc thiết kế hệ thống thông tin phục vụ hành khách phải có tính chính xác cao và đáp ứng được đòi hỏi do hành khách đưa ra.

 Sự thu hút lượng hành khách hiện tại và lượng hành khách tiềm năng sử dụng VTHKCC đóng một vai trò quan trọng trong giao thông đô thị, một hệ thống VTHKCC phải cung cấp đầy đủ, chính xác và thông tin thể hiện trên các phương tiện và tại các pano, nhà chờ hoặc tại các điểm đầu cuối.Vào những thập kỷ gần đây, điều kiện thay đổi của VTHKCC trong hệ thống giao thông đô thị được đánh dấu với sự tăng nhu cầu lớn về số lượng và chất lượng thông tin phục vụ hành khách. Chức năng của hệ thống thông tin hành khách được mở rộng từ những thông tin đặc trưng với những dịch vụ riêng lẻ cho đến hệ thống giao thông thông minh được kết nối với sự tiếp thị của các dịch vụ VTHKCC

Từ khi hành khách tin tưởng và sử dụng hệ thống VTHKCC, họ cố gắng phân tích thông tin vẫn tồn tại.Với sự thay đổi từ “sử dụng VTHKCC bắt buộc: sang “ khách hàng lựa chọn” với lượng hành khách đang được thu hút hiện nay, bởi vì họ có nhiều sự lựa chọn khác nhau cho chuyến đi, hệ thống thông tin cần phải trở nên tỉ mỉ, phức tạp và dễ sử dụng.

Ở nhiều thành phố trên thế giới cũng không chỉ ở Hà Nội thông tin dần dần giảm giá trị tới mức tối thiểu cấn cho việc sử dụng thông thường của hành khách.Vì thế, ở nhiều thành phố nhà chờ xe buýt không có thông tin, phương tiện VTHKCC vận hành trên đường có mỗi nhiệm vụ chiếu sáng phía trước, lối vào nhà ga tàu điện ngầm rất là khó cho việc nhìn thấy đường đi, thậm chí đường đi VTHKCC bằng đường ray không được thể hiện trên bản đồ thành phố.Tình hình đó không chỉ gây tổn hại đến hệ thống VTHKCC, nhưng làm giảm đáng kể sự hấp dẫn của thành phố.Do đó việc cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ hành khách nhằm

Bùi Thị Sinh- K46 xlii

thu hút không chỉ những khách hàng hiện tại mà còn thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Thông tin phục vụ hành khách ở Hà Nội được thể hiện ở cả dạng bản đồ ( ở cả dạng giấy in và dạng số hoá), dạng hình vẽ và chỉ dẫn.

Nhưng nhìn chung bản đồ xe buýt chưa được xây dựng nhằm cụ thể đối tượng sử dụng. ví dụ: học sinh, sinh viên sẽ cần một bản đồ xe buýt có vị trí cụ thể các trường học, thư viện, nhà sách, các điểm vui chơi giải trí hơn là các thông tin về vị trí khách sạn, đại sứ quán, chùa... Hoặc đối với người dân không sống ở thành phố họ sẽ quan tâm tới một bản đồ có hướng dẫn tên phố rõ ràng, tên tuyến xe buýt cụ thể và các điểm chuyển tuyến( điểm trung chuyển) và các phương thức chuyển tuyến.

Ngoài ra, thông tin ở dạng hình vẽ và dạng chỉ dẫn cũng chưa tối ưu vế mặt logic và có đủ thông tin cung cấp cho hành khách chưa được thiết kế để hướng tới các nhu cầu của hành khách. Ví dụ khi không có bản đồ hành khách thường xuyên phải tự mình hình dung về tuyến mình đang đi.

Bên cạnh đó, Thông tin cung cấp cho hành khách chưa được thiết kế để hướng tới các nhu cầu của hành khách. Hành khách luôn mong muốn có được một nguồn thông tin đáng tin cậy và đúng yêu cầu của mình. Đặc biệt thông tin về thời gian về tuyến xe buýt mà mình mong muốn. Tại các nhà chờ, điểm dừng thông tin còn chưa đầy đủ, chủ yếu là các thông tin quảng cáo.Thông tin trên biển báo chưa đầy đủ, hành khách luôn không biết chính xác bao giờ xe buýt sẽ tới, họ chỉ biết chờ đợi, hoặc không biết chính xác bao giờ tuyến buýt tiếp theo sẽ đến. Do đó sẽ gây mất thời gian trong việc chờ xe của hành khách.

Hành khách phải chờ đợi vì thiếu thông tin

b, Các phương tiện dùng để truyền thông tin

* Phương tiện cung cấp thông tin cho hành khách sử dụng công nghệ tin học

- Cung cấp thông tin qua máy tính cá nhân: Hiện nay chỉ có duy nhất phần mềm BUS INFORMATION SYSTEM 2.0 ( đây là phần mềm được phát triển cùng với sự giúp đỡ của Dự án Công Trình Giao Thông Đô Thị Hà Nội) trên máy tính cá nhân. Hành khách có thể truy cập để biết một số thông tin về mạng lưới đường, mạng lưới tuyến xe buýt, mạng lưới điểm

Bùi Thị Sinh- K46 xliii

dừng đỗ. Tuy nhiên chức năng của phần mềm này chủ yếu là cung cấp những thông tin chung còn cụ thể nó không giúp gì nhiều cho hành khách. Vì vậy nó chỉ sử dụng để tham khảo còn không có tính thực tiễn trong đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Qua Internet: thông qua trang Web: WWW.hanoitranserco.com.vn của tổng công ty Vận Tải Hà Nội, hành khách có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin về tuyến buýt, lộ trình tuyến buýt, các điểm dừng đỗ, thông tin để tìm đường và xác định hành trình chuyến đi bằng xe buýt. Tuy nhiên, tốc độ truy cập khá chậm, khó sử dụng đối với những người chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, giao diện đồ hoạ của trang Web chưa thật thu hút.

+ Nội dung của trang đầu tiên: Trang Web của Hanoi Transerco chỉ tập trung cho nội dung quảng cáo về công ty chứ chưa đưa ra thông tin trực tiếp cho hành khách.

Hình 2.4 Nội dung trang đầu tiên của trang Web Hanoi Transerco

+ Thông tin về lộ trình các tuyến buýt: Thông tin này khá đầy đủ và chi tiết về toàn bộ các tuyến đường mà xe buýt chạy qua cũng như từng điểm dừng đỗ trên đường. Bên cạnh đó, các tuyến cũng được giải thích và kí hiệu là tuyến xuyên tâm hay tuyến cánh cung...Song việc bố trí trình bày thông tin rất giàn trải chưa sắp xếp theo phương pháp hợp lý các danh sách các

Bùi Thị Sinh- K46 xliv

tuyến buýt. Do đó những người dân không biết nhiều về mạng lưới xe buýt sẽ có thể xác định được các tuyến buýt đi qua khu vực mình cần đi.

Hình 2.5 Thông tin về lộ trình các tuyến buýt ở Hà Nội

+ Thông tin về giá vé: Các thông tin về giá vé được trình bày khá cụ thể với mức giá tương ứng của từng loại vé lẻ, vé tháng. Cũng như nơi mua vé, thủ tục làm vé tháng. Hiện nay hệ thống xe buýt ở Hà Nội không phân chia nhiều loại hình giá vé ở các mức khác nhau. Vì vậy thông tin cho hành khách như vậy là đạt yêu cầu. Tuy nhiên khi giá vé có sự phức tạp và đa dạng thì phương pháp thông tin như vậy sẽ không hiệu quả. Hành khách sẽ khó khăn trong việc xác định chính xác số tiền bỏ ra cho việc đi lại. Chưa có dịch vụ mua vé tháng qua dịch vụ mạng cho hành khách.

+ Thông tin về điều chỉnh luồng tuyến cho dịch vụ buýt: Được cập nhật một cách đơn giản qua các thông báo dạng văn bản. Đây là vấn đề gây tâm lý khó chịu đối với những hành khách lần đầu tiên sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng. Họ sẽ không thể xác định được sự điều chỉnh đó sẽ làm cho tuyến buýt nào sẽ đi qua vị trí cần đến của họ.

Bùi Thị Sinh- K46 xlv

*, Phương tiện cung cấp thông tin sử dụng phương tiện truyền thống

- Bản đồ: đây là loại hình thông tin phổ biến nhất hiện nay và cũng được nhiều người dân Hà Nội sử dụng nhiều nhất hiện nay.Ưu điểm của phương tiện này là thông tin đem lại trực quan, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu mạng lưới đường, mạng lưới xư buýt vị trí điểm dừng đỗ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó là khó xác định nhanh chóng chính xác vị trí và khó xác định hành trình một cách tối ưu nhất và hợp lý nhất. Và nó chỉ cung cấp duy nhất thông tin về mặt địa lý.

- Thông tin xe buýt qua báo chí: Báo chí là kênh thông tin tuyên truyền có tác động nhanh chóng và rộng lớn. Qua báo chí, các thông tin về dịch vụ tuyến buýt sẽ được cung cấp trực tiếp tới người dân. Song chi phí cho phương tiện này khá đắt. Hiện tại mới chỉ có thông tin về các thay đổi trong dịch vụ là sử dụng phương tiện này.

Hình 2.7 Thông tin về các thay đổi trong dịch vụ buýt trên báo Thanh Niên

*, Phương tiện cung cấp thông tin tại điểm dừng đỗ

- Thông tin trên biển báo: đây là phương tiện cung cấp trực tíêp thông tin cho hành khách. Ở Hà Nội hiện nay, đối với hành khách trong quá trình đi lại, thông tin trên biển báo là

Bùi Thị Sinh- K46 xlvi

phương tiện có thể cung cấp cho hành khách vị trí điểm dừng đỗ, các tuyến xe buýt đi qua. Như vậy so với nhu cầu thông tin của hành khách, nội dung thông tin mà phương tiện này đem lại là quá ít và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.Ngoài ra, xét về mặt thiết kế bố trí, nó vẫn chưa thực sự hợp lý.

- Thông tin tại nhà chờ: đối với hành khách nhà chờ là một vị trí để chờ xe buýt cũng như thu nhận các thông tin có thể có. Do đó, thông tin trong nhà chờ sẽ giúp hành khách giảm được sự căng thẳng khi phải chờ cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho hành khách. Ở Hà Nội, nhà chờ chủ yếu mới cung cấp thông tin qua hình thức bản đồ. Còn đây tập trung chủ yếu cho mục đích quảng cáo. Đây là nguyên nhân góp phần làm giảm chất lượng thông tin phục vụ hành khách. Nhà chờ trong tương lai cần phải cung cấp cho hành khách nhiều hơn nữa và đa dạng hơn nữa ,các thông tin cần thiết khác nhau về xe buýt nói riêng và thông tin về giao thông nói chung với việc ứng dụng công nghệ tin học.

Hầu hết các nhà chờ hiện nay chỉ mới có: số hiệu tuyến, lộ trình rút ngắn của các tuyến chạy qua, và điểm đầu cuối. Do vậy cần phải thêm thông tin về tên điểm dừng, phân biệt các tuyến buýt thường, buýt nhanh và buýt kế cận bằng màu khác nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)" doc (Trang 40 - 46)