Đánh giá hiệu quả các giải pháp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)" doc (Trang 71 - 75)

 Hiệu quả về kinh tế xã hội

Tin học hoá quản lý hành chính Nhà Nước nhằm nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.Xây dựng hệ thống ITS phục vụ, quản lý điều hành VTHKCC phù hợp với mục tiêu áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ công việc hàng ngày.Mục tiêu của hệ thống cũng là định hướng phát triển của các cấp lãnh đạo trong công tác quản lý hành chính Nhà Nước” Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Hệ thống sẽ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý hoạt động vận tải của Trung Tâm và các doanh nghiệp, cơ sở quản lý trực tiếp... thông qua khả năng trao đổi, chia sẻ thông tin một cách thuận lợi, nhanh chóng và bảo mật.

Hệ thống cho phép nâng cao chất lượng phục vụ, từ đó nâng cao uy tín của dịch vụ VTHKCC đối với người dân.Ngoài ra, nguồn dữ liệu GIS là cơ sỏ để quy hoạch và phát triển mạng lưới xe buýt ( điều chỉnh tuyến, nhà chờ, điểm dừng hoặc phát triển tuyến mới) đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý và điều hành nhằm cải tiến phương tiện làm việc, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của cán bộ quản lý tại Trung tâm.Ngoài ra, việc áp dụng lắp đặt công nghệ thông tin vào điều hành, kiểm tra kiểm soát hành khách trên tuyến buýt tạo giải pháp phát triển mạng lưới xe buýt bền vững, tránh ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn giao thông.Góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong tương lai khi nhiều tuyến buýt vành đai được xây dựng, các tuyến buýt mới phục vụ Hà Nội mở rộng, tổ chức các làn riêng dành cho xe buýt, các tuyến buýt chạy nhanh, sử dụng xe

1 2 3 28 29 BX Mỹ Đình BX Gia Lâm 1 2 3 26 27 27 Kí hiệu điểm dừng

Bùi Thị Sinh- K46 lxxii

buýt hai tầng hay tiếp nối với một số phương thức VTHKCC khác như tàu điện ngầm, để tạo thành mạng lưới phương tiện vận tải chuyển công cộng đa dạng và hiện đại.

 Hiệu quả trong công tác quản lý

Hộp đen xử lý sẽ ghi lại tất cả các hoạt động của xe buýt trong ngày vào bộ nhớ và dữ liệu này sẽ được chuyển vào máy tính xử lý. Do đó, Trung tâm và các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn nhân lực, kinh phí trả trước, kinh phí tổ chức quản lý cho lực lượng giám sát chốt ở các đầu cuối tuyến.

Hệ thống có khả năng lưu trữ, quản lý khối lượng lớn dữ liệu chuyên đề về hoạt động vận tải hành khách nội thành Hà Nội, sẽ cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và trực tiếp để hỗ trợ trung tâm ra quyết định chính xác về quản lý và điều hành hoạt động vận tải buýt, từ đó nâng cao hiệu quả công tác.

Công nghệ tích hợp GIS-GPS cho phép giám sát xe buýt theo thời gian thực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của các tuyến buýt( tránh được tình trạng bỏ chuyến, bỏ trạm, phóng nhanh, vượt ẩu) Đối thoại trực tiếp giữa Trung tâm và lái xe, rất thuận tiện cho việc trao đổi trong các trường hợp cảnh báo sai phạm hoặc cung cấp thông tin về tình trạng giao thông ( tắc đường, tai nạn giao thông...) hoặc hướng dẫn thay đổi lộ trình. Với cách quản lý hiện đại thì việc giám sát sẽ nhẹ nhàng hơn và nâng cao trách nhiệm của nhân viên lái phụ xe.

 Hiệu quả tài chính

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra kiểm soát hành khách giữ một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tài chính đối với việc vận hành hệ thống giao thông đô thị Hà Nội nói riêng và tới hệ thống giao thông công công trong cả nước nói chung.

Hiện nay, Chính phủ mỗi năm phải bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ cho việc trợ giá cho hệ thống xe buýt trong nội thành đô thị, hệ thống kiểm soát ra đời sẽ chấm dứt tình trạng tiêu cực trong kiểm soát tài chính đối với những hệ thống giao thông công cộng đô thị vào thiết bị tự động lưu giữ nhật ký hành trình của toàn bộ xe buýt trong hệ thống.

 Kết luận và kiến nghị  Kết luận

Từ việc phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin hành khách trên tuyến là căn cứ để đề xuất giải pháp cải thiện hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34. Trong ngắn hạn thì các giải pháp cải thiện về nội dung thông tin sẽ được ưu tiên và chú trọng. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng của người dân, mục tiêu dài hạn của hệ thống VTHKCC Hà Nội nói chung cũng như trên tuyến nói riêng sẽ tiến tới cải thiện các

Bùi Thị Sinh- K46 lxxiii

phương thức truyền tin với công nghệ hiện đại, không chỉ góp phần thu hút lượng hành khách hiện tại mà còn thu hút được lượng hành khách tiềm năng.

 Kiến nghị

Để thu hút hành khách ngày càng thân thiện với dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, góp phần nâng cao chất lượng VTHKCC cần phải có sự phối hợp của nhà nước và các cấp, các ngành có liên quan, cần phải có các chính sách hợp lý:

- Nhà nước phải có chính sách ưu tiên phát triển VTHKCC bằng xe buýt.

- Nhà nước phải chú trọng đầu tư trang thiết bị lắp đặt trên hệ thống các điểm dừng đỗ, điểm đầu cuối cũng như trên phương tiện.

- Có các biện pháp kiềm chế sự gia tăng của phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy trong các đô thị như: hạn chế phạm vi sử dụng xe máy (thu hẹp phạm vi hoạt động: vùng, tuyến cấm, thời gian hoạt động …). Một số tuyến đường nghiên cứu không cho xe máy hoạt động trong thời gian cao điểm.

Phát triển vận tải hành khách công cộng là nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo tỉ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2010 là 30% và đến năm 2020 là 50% số lượng hành khách trong thành phố .

KẾT LUẬN

Ngày nay, thông tin phục vụ hành khách được xem như là một trong các nhóm thông tin xã hội hết sức quan trọng và phức tạp. Nó bao gồm các thông tin về cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin về quá trình giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ. Thông tin ngày nay không chỉ phục vụ cho một phương thức vận tải mà phục vụ cho tất cả các phương thức vận tải khác nhau. Không chỉ một nhóm đối tượng sử dụng mà từ trẻ em tới người già, từ người bình thường đến người khuyết tật đều có thể sử dụng. Thông tin phục vụ hành khách trong VTHKCC bằng xe buýt không chỉ thể hiện ở bản đồ, cuốn sách chỉ dẫn mà còn qua các máy

Bùi Thị Sinh- K46 lxxiv

hướng dẫn, các thiết bị di động và qua mạng Internet...Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của xã hội loài người, thông tin hành khách sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn để đáp ứng tới đa nhu cầu thông tin của hành khách.

Đối với Hà Nội, những bước phát triển mạnh mẽ của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đang làm cho nó trở thành một loại hình phương tiện ngày càng thân thiện hơn với người dân. Trong thời gian qua hệ thống thông tin phục vụ hành khách ở Hà Nội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin của hành khách. Tuy nhiên để có thể đáp ứng một cách đầy đủ thông tin cho hành khách thì cần phải có các biện pháp cải thiện hơn nữa góp phần thúc đẩy VTHKCC bằng xe buýt và là nền tảng để phát triển các loại hình VTHKCC hiện đại trong tương lai.

1. Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt và hệ thống thông tin phục vụ VTHKCC bằng xe buýt

Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về VTHKCC, khái niệm về VTHKCC bằng xe buýt, khái niệm thông tin, khái niệm hệ thống thông tin.

2. Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin trên tuyến buýt số 34 ( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)

Phân tích đánh giá hiện trạng thông tin toàn mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội và hiện trạng hệ thống thông tin trên tuyến buýt 34 từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống thông tin hành khách cho chương 3

3. Nghiên cứu các giải pháp cải thiện thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)

Tuy nhiên đề tài còn nhiều hạn chế:

- Các phân tích đánh giá còn mang tính chất chung chung chưa phân tích được sâu các khía cạnh của đề tài.

- Các giải pháp đưa ra chỉ mang tính chất chung chưa đưa ra được giải pháp cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các tài liệu nghiên cứu về Hà Nội do TEDI - Bộ GTVT công bố

2. Trung tâm quản lý & Điều hành GTĐT, Phương án thí điểm: “ Áp dụng Công Nghệ thông tin vào Quản Lý Điều hành xe buýt & kiểm tra kiểm soát hành khách trên tuyến buýt số 51 Trần Khánh Dư- KĐT Trung Yên”

3. TS Khuất Việt Hùng (2006), Traffic management in Motorcycle Dependent Cities, Darmsadt, Germany. Bài giảng Quy hoạch giao thông đô thị (2007).

Bùi Thị Sinh- K46 lxxv

5. Passenger information services- A Guidebook for Transit Systems- TCRP 6. Vukan R. Vuchic ( 2006), Urban Transit: operation, planning, and economics 7. Trần Văn Phú, Phân tích hệ thống thông tin, NXB Khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: " Phân tích hiện trạng và đánh giá hệ thống thông tin hành khách trên tuyến buýt 34( BX Mỹ Đình- BX Gia Lâm)" doc (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)