các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu
HĐND huyện Bố Trạch Cấp huyện Cấp xã
Tổng số đại biểu HĐND 39 755 Tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm 20 203 Số người giữ chức vụ do HĐND bầu không
đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm 04 25 Số người có thời gian đảm nhiệm chức vụ
liên tục chưa đủ 9 tháng 01 08
Kết quả lấy phiếu
Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh
giá tín nhiệm cao 17 176 Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh
giá tín nhiệm 0 18
Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh
giá tín nhiệm thấp 01 0
(Nguồn: Báo cáo số:02/BC-HĐND ngày 15/01/2019 của Thường trực HĐND huyện Bố Trạch)
Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm được HĐND huyện đánh giá: “Mỗi
đại biểu HĐND huyện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, tập trung trí tuệ, tích cực nghiên cứu báo cáo, có chính kiến rõ ràng, đánh giá khách quan, công tâm, thẳng thắn và thể hiện rõ mức độ tín nhiệm của mình đối với từng chức danh trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ. Đây là cơ sở để người được lấy phiếu tiếp tục phát huy kết quả đạt được, nghiêm túc rút kinh
56
nghiệm, khắc phục hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên mỗi cương vị công tác được phân công”.
Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng, cách thức bỏ phiếu tín nhiệm theo các hình thức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” như hiện nay chưa thể hiện được một cách khách quan tinh thần của hình thức giám sát này. Về hình thức thì cách thức này là hồn tồn chính xác và đảm bảo khách quan, nhưng với việc đưa ra ba mức tín nhiệm là chưa hợp lý, bởi vì dù có bỏ phiếu theo mức độ tín nhiệm nào thì các chức danh do HĐND bầu vẫn nhận được sự tín nhiệm, chỉ khác nhau ở chỗ tín nhiệm cao hay thấp mà thơi.
2.2.2.4. Giám sát thông qua việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Tiếp xúc cử tri là hoạt động thường xuyên của đại biểu HĐND. Thông qua hoạt động này, các đại biểu sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, có thêm thơng tin để phục vụ cho các hoạt động của mình.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND huyện đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN huyện tổ chức được 19 đợt tiếp xúc cử tri tại 173 điểm tiếp xúc cho đại biểu HĐND huyện, tiếp nhận hơn 1.230 ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đa số các ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được các ngành chức năng trao đổi, giải trình tại hội nghị. Cịn lại 195 ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri đã được tổng hợp để đề nghị UBND và các ngành chức năng xem xét, giải quyết. Các cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND huyện thường kết hợp với tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh để tăng cường hoạt động đối thoại tại diễn đàn hội nghị.
Thông thường, hoạt động tiếp xúc cử tri theo quy định được diễn ra trước và sau mỗi kỳ họp thường niên của HĐND. Để thực hiện tốt công tác tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện để chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho công tác tiếp xúc cử tri được chu đáo. Đặc biệt, Thường trực HĐND yêu
57
cầu các đại biểu phải tham gia tích cực, đầy đủ các buổi tiếp xúc; Yêu cầu UBND huyện phải bố trí các đồng chí lãnh đạo huyện và thủ trưởng các ngành chuyên môn của huyện tham gia các điểm tiếp xúc cử tri để giải trình các ý kiến, kiến nghị của cử tri, tăng cường hoạt động đối thoại tại diễn đàn tiếp xúc cử tri. Vì vậy, trong thời gian qua hoạt động tiếp xúc cử tri nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri. Khơng khí tại các buổi tiếp xúc cũng thực sự sôi nổi, thẳng thắn và mang tính đối thoại nhiều hơn. Tại các buổi tiếp xúc, đại diện lãnh đạo UBND và các ngành trực tiếp trao đổi, giải trình các ý kiến của cử tri tại hội nghị. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến chưa thể trả lời ngay tại buổi tiếp xúc nên đại biểu HĐND tiếp thu và đề nghị UBND và các ngành giải quyết để trả lời cho cử tri theo quy định.
Việc giải quyết và trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri của các ngành chức năng được HĐND huyện rất quan tâm và giám sát chặt chẽ. Đối với các ý kiến của cử tri trước kỳ họp, Thường trực HĐND tổng hợp để báo cáo tại kỳ họp, đồng thời yêu cầu UBND và các ngành chức năng phải trả lời trực tiếp tại kỳ họp để đại biểu theo dõi, giám sát và thực hiện hoạt động chất vấn đối với những ngành, đơn vị chưa giải quyết triệt để vấn đề hoặc trả lời chưa đạt yêu cầu. Đây là một trong những nội dung quan trọng để HĐND tiếp tục giám sát, đảm bảo giải quyết thấu đáo, triệt để đối với việc thực hiện “lời hứa” của các ngành đối với cử tri và nhân dân.
Sau mỗi kỳ họp, HĐND tiếp xúc cử tri để báo cáo diễn biến, kết quả của kỳ họp cho cử tri được biết; báo cáo kết quả giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của các ngành chức năng. Cũng tại buổi tiếp xúc này, đại biểu HĐND tiếp tục lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri, chuyển tải đầy đủ các ý kiến đến với UBND và các ngành để giải quyết và trả lời cho cử tri theo quy định. Việc theo dõi, giám sát kết quả giải quyết và trả lời ý kiến của tri
58
được HĐND giao Thường trực HĐND giám sát và báo cáo với HĐND tại kỳ họp HĐND huyện tiếp theo.
2.2.2.5. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo chuyên đề
Thực hiện các quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Quy chế hoạt động của HĐND huyện Nhiệm kỳ 2016-2021, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND huyện đã thực hiện khá tốt chức năng giám sát của mình.
a. Đối với hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân
Từ đầu Nhiệm kỳ 2016 đến nay, Thường trực HĐND đã tiến hành được 10 cuộc giám sát chuyên đề tại 58 lượt cơ quan, đơn vị. Cùng với hoạt động giám sát chuyên đề, Thường trực HĐND còn tổ chức nhiều cuộc khảo sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND các cấp tại các xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị trên địa bàn.
Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND huyện thời gian qua được thực hiện ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện. Những lĩnh vực được giám sát đều có liên quan đến việc thực hiện các kết luận của chủ tọa các kỳ họp, các ý kiến, kiến nghị của cử tri và việc thực hiện các kết luận của cơ quan kiểm toán nhà nước. Các cơ quan, đơn vị thường xun được giám sát là các phịng chun mơn của UBND huyện như: Phịng Tài chính - Kế hoạch, Phịng Kinh tế - Hạ tầng, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Phịng Lao động Thương binh và xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo... Các nội dung thường xuyên được giám sát là: Việc trả nợ đọng xây dựng cơ bản và kiểm soát nợ phát sinh mới; Việc quyết tốn các cơng trình nợ đọng xây dựng cơ bản; Việc giải phóng mặt bằng đối với các cơng trình, dự án; Việc quản lý hạ tầng giao thơng và các cơng trình cơng cộng; Việc thực hiện cơng tác QLNN về khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; Việc giải quyết chế độ, chính sách
59
cho người có cơng; Việc triển khai thực hiện các ý kiến kết luận của Kiểm toán nhà nước; Chấn chỉnh các sai phạm trong quản lý tài chính và điều hành ngân sách; Việc QLNN về các hoạt động thương mại, quy hoạch xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ phát triển cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nơng thơn; Cơng tác thực hiện dự tốn ngân sách; Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng con ni, cung ứng giống có chất lương cho nhân dân; Chi trả thiệt hại do sự cố môi trường biển; Việc kiểm soát thu nộp tại các trường học...
Thông qua hoạt động giám sát, đoàn giám sát của Thường trực HĐND huyện đã chỉ ra những ưu điểm, kết quả đã đạt được. Đồng thời đánh giá khách quan về những tồn tại, hạn chế đối vời từng vấn đề được giám sát. Những hạn chế, tồn tại phổ biến thường xuyên được chỉ ra là: Việc trả nợ đọng xây dựng cơ bản và kiểm soát nợ phát sinh mới chưa được thực hiện tốt, vẫn phát sinh thêm nợ xây dựng cơ bản; Cịn vi phạm thời gian quyết tốn các cơng trình, dự án; Cơng tác giải phóng mặt bằng cịn nhiều vướng mắc; QLNN về hạ tầng giao thơng và các cơng trình cơng cộng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều khi còn vi phạm quy hoạch; Công tác QLNN về khai thác tài ngun khống sản có khi cịn bng lỏng dẫn đến vi phạm các quy định; Việc giải quyết chế độ, chính sách cho người có cơng có khi cịn thực hiện chưa tốt; Việc triển khai thực hiện các ý kiến kết luận của Kiểm tốn nhà nước cịn chậm; Vẫn cịn nhiều đơn vị vi phạm về quản lý tài chính, việc điều hành thực hiện ngân sách khác nhiều so với dự toán giao; Việc QLNN về các hoạt động thương mại, quy hoạch xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con nuôi chưa đạt kế hoạch đề ra; Việc cung ứng giống có chất lương cho nhân dân nhiều khi không đáp ứng được; Công tác chi trả thiệt hại do sự cố môi trường
60
biển một số địa phương thực hiện chưa đúng dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài; Việc kiểm soát thu nộp tại các trường học nhiều khi cịn bng lỏng, dẫn đến khiếu nại, tố cáo trong phụ huynh học sinh... Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại hạn chế đó được xác định là do một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, cịn hiện tượng bng lỏng QLNN ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương và một số ngành chuyên môn; việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền chưa đạt hiệu quả thiết thực; năng lực, kinh nghiệm của một số cán bộ, công chức trong giải quyết cơng vụ cịn hạn chế, có phần chưa đáp ứng, nhất là ở địa phương cơ sở... Từ những vấn đề về tồn tại, hạn chế được chỉ ra và trên cơ sở xác định nguyên nhân của những vấn đề đó, đồn giám sát của Thường trực HĐND huyện đã đề xuất các biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, đơn vị, giúp cho các đơn vị chịu sự giám sát thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Vì vậy hiệu quả hoạt động giám sát của Thường trực HĐND thời gian quan được HĐND, cử tri và nhân dân đánh giá cao. Các đơn vị được giám sát đã nghiêm túc, cầu thị trong tiếp thu ý kiến góp ý và kết luận của các đồn giám sát nên đã thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực tế nhiệm kỳ qua cho thấy, mặc dù số cuộc giám sát của Thường trực HĐND không giảm nhưng số lượt đơn vị được giám sát giảm đáng kể so với nhiệm kỳ trước. Tính chất, mức độ của những tồn tại, hạn chế và những vi phạm ít nguy hại hơn và khơng cịn mang tính phổ biến như trước đây.
Trong hoạt động khảo sát, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND đã tiến hành được 08 đợt khảo sát tại 47 cơ quan, đơn vị, địa phương. Nội dung hoạt động khảo sát của Thường trực HĐND chủ yếu là trực tiếp đi thực tế để có sự xem xét, đánh giá cụ thể việc thực hiện các kết luận của chủ tọa kỳ họp, kết quả triển khai thực hiện việc giải quyết các ý kiến cử tri và các vấn đề liên quan đến quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND các
61
cấp. Hoạt động khảo sát là căn cứ vững chắc để Thường trực HĐND tiến hành giám sát, đánh giá việc thực hiện của UBND và các ngành chức năng, đồng thời tạo được sự chủ động trong hoạt động điều hành chung tại kỳ họp.
b. Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân Một là, hoạt động giám sát của Ban Kinh tế - Xã hội
Theo quy định của Luật Tổ chức Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Ban Kinh tế - Xã hội của HĐND huyện chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thơng tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài ngun và mơi trường, chính sách tơn giáo ở địa phương.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Kinh tế - Xã hội đã thực hiện 08 cuộc giám sát chuyên đề tại 52 lượt cơ quan, đơn vị địa phương. Các chuyên đề giám sát bao gồm các nội dung: Giám sát việc thực hiện công tác quản lý thu, chi ngân sách; Giám sát việc thực hiện cơng tác xã hội hố nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng; Giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135; Giám sát cơng tác quản lý thu, chi các nguồn tài chính tại các đơn vị trường học; Giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Giám sát về kết quả thực hiện nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; Giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Kết quả của các cuộc giám sát đều được Ban Kinh tế - Xã hội báo cáo tại kỳ họp của HĐND huyện.
Đối với hoạt động khảo sát, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Kinh tế - Xã hội tổ chức 03 cuộc khảo sát tại 15 lượt đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, hoạt
62
động khảo sát chỉ mang tính chất nhằm nắm bắt thêm tình hình phục vụ cơng tác giám sát và thẩm tra của Ban.
Về hoạt động thẩm tra, tại các kỳ họp thường lệ, Ban đã thẩm tra 62 loại văn bản trình tại các kỳ họp, gồm 27 báo cáo, 17 tờ trình và 18 dự thảo nghị quyết của UBND huyện trình tại kỳ họp. Các loại văn bản trình kỳ họp chủ yếu là các báo cáo về tình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng và cả năm; báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư cơng trung hạn và hàng năm; các tờ trình đề nghị thơng qua dự thảo nghị quyết, các dự thảo nghị quyết và một số văn bản khác theo sự phân công của Thường trực HĐND huyện. Ngoài ra, tại các kỳ họp bất thường, Thường trực HĐND huyện cũng phân công cho Ban thẩm tra về các báo cáo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ do Ban phụ trách.
Hoạt động giám sát, khảo sát và thẩm tra của Ban Kinh tế - Xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp HĐND, Thường trực HĐND và đại biểu HĐND có thêm nhiều thơng tin trong việc xem xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Hai là, hoạt động giám sát của Ban Pháp chế
Theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015: