2.1. Khái quát chung về các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Bố Trạch là một huyện trong 08 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Bình, với diện tích tự nhiên 2.115,5 km2, có 30 đơn vị hành chính (28 xã và 02 thị trấn). Dân số trung bình năm 2019 của huyện là 185.458 người, trong đó 90,4% sống ở khu vực nơng thơn và 9,5% ở khu vực đô thị. Mật độ dân số năm 2019 là 87,7 người/km2. Đây là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Quảng Bình và vùng Bắc Trung Bộ. Sự phân bố dân cư giữa các xã của huyện Bố Trạch không đồng đều theo lãnh thổ, ở vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó lại tập trung đơng đúc ở vùng đồng bằng duyên hải, dọc các tuyến đường giao thơng quan trọng.
Hình 2.1:Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình
44 2.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội
a. Về kinh tế:
Sản xuất nông - lâm - thủy sản: Cơ cấu nội bộ của ngành đang chuyển
dịch tích cực theo hướng nơng, lâm nghiệp giảm dần, thủy sản tăng dần; Sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 49 ngàn tấn; Chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tập trung; Sản xuất lâm nghiệp đạt kết quả tốt, giai đoạn 2016 - 2019 toàn huyện trồng được 4.140 ha rừng tập trung, độ che phủ rừng ổn định 71,5%.
Sản lượng đánh bắt và ni trồng thủy sản bình qn hàng năm đạt trên 23 ngàn tấn. Diện tích ni trồng thuỷ sản thực hiện năm 2019 đạt 1.830 ha.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến cuối năm 2019, tồn huyện có 14/28 xã được cơng nhận đạt chuẩn về nơng thơn mới. Bình qn tồn huyện đạt 15,8 tiêu chí/xã.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn:
Giá trị sản xuất tăng nhanh hàng năm. Các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ được chú trọng phát triển, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đã chú trọng đầu tư để khai thác và mở rộng quy mô sản xuất trên một số lĩnh vực, thu hút được nhiều lao động trên địa bàn.
Đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng: Nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản tăng từ 1.300 tỷ đồng năm 2016 lên 3.780 tỷ đồng năm 2019. Đến nay 100% xã, thị trấn có điện; 100% xã, thị trấn có đường ơ tơ về tận trung tâm xã.
Các ngành dịch vụ: Dịch vụ thương mại tiếp tục giữ được tốc độ phát
triển với nhiều loại hình dịch vụ được đầu tư trên địa bàn. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 46,9% năm 2016 lên 49,2% vào năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng bình quân 12%; số lượng khách du lịch trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 819 ngàn lượt.
45
Phát triển các thành phần kinh tế: Đến năm 2019, tồn huyện có 399
cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc loại hình doanh nghiệp; 22.252 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; 379 trang trại. Các cơ sở sản xuất này đã giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động mỗi năm.
b. Về văn hóa - xã hội
Giáo dục và đào tạo: Huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học và trung học cơ sở. Đến cuối năm 2019, tồn huyện có 71/114 trường đạt chuẩn quốc gia.
Y tế - dân số - gia đình và trẻ em: Nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân
dân có nhiều tiến bộ, các chương trình quốc gia về y tế được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến nay có 28/30 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Cơng tác dân số - gia đình và trẻ em được quan tâm chỉ đạo. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2019 còn 10,2%.
Hoạt động văn hóa - thơng tin - thể dục thể thao: Phong trào “Toàn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân hưởng ứng sâu rộng. Đến cuối năm 2019, có 83,4% hộ gia đình được cơng nhận danh hiệu gia đình văn hóa; 67,5% làng, thơn, bản, tiểu khu đạt danh hiệu văn hóa; 85% xã, thị trấn có trạm truyền thanh; 100% xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình, phủ sóng điện thoại di động.
Cơng tác chính sách xã hội: Các chương trình giảm nghèo, giải quyết
việc làm, thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm chỉ đạo, đưa lại hiệu quả thiết thực, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,74% năm 2016 còn 4% vào cuối năm 2019. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 3.800 lao động. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm giai đoạn 2016 - 2019 đạt 37,3 triệu đồng.
Các điều kiện về kinh tế, xã hội trong những năm gần đây được chuyển dịch đúng hướng, đạt được những kết quả khả quan, tích cực. Tuy nhiên vẫn cịn những yếu tố ảnh hưởng, kìm chế sự phát triển của địa phương. Đó là
46
điều kiện tự nhiên khá phức tạp; các vùng miền có sự phân chia về các điều kiện kinh tế, xã hội khác biệt rõ nét nên trong hoạt động QLNN phải có sự linh hoạt, sáng tạo để phát huy thế mạnh của từng địa phương. Và về tổng thể, tốc độ phát triển về kinh tế của huyện Bố Trạch cịn chậm, hiện nay vẫn chưa thốt khỏi là một huyện nghèo. Điều này đòi hỏi cơng tác QLNN cần có những điều chỉnh để nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo trong thời gian tới.
Cùng với những điều chỉnh theo hướng tích cực của cơng tác QLNN, hoạt động giám sát của HĐND đối với công tác QLNN của UBND càng cần phải được chú trọng hơn. Giám sát phải dựa trên quan điểm là góp phần cùng với UBND đưa các hoạt động QLNN được thực hiện đúng phương hướng, mục tiêu đã đề ra, từ đó thúc đẩy sự phát triển tồn diện về kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương đối với tỉnh và cả nước.
2.2. Thực trạng giám sát quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình từ 2016 đến nay huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình từ 2016 đến nay
2.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình từ 2016 đến nay
2.2.1.1. Về số lượng và cơ cấu đại biểu
Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND năm 2015, HĐND huyện Bố Trạch được bầu 41 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, tổ chức đồn thể, dân tộc, tơn giáo... phân bổ trên địa bàn huyện. Theo đó, kết quả bầu cử đại biểu HĐND huyện Bố Trạch nhiệm kỳ 2016 - 2021 như sau:
Tổng số đại biểu HĐND huyện trúng cử là 40/41 đại biểu. Trong đó: - Đại biểu dưới 35 tuổi: 01 người, chiếm 2,5%.
47 - Đại biểu nữ: 08 người, chiếm 20%. - Đại biểu tôn giáo: 01 người, chiếm 2,5%. - Đại biểu dân tộc: 01 người, chiếm 2,5%. - Đại biểu tái cử: 13 người, chiếm 32,5%. - Đại biểu ngoài Đảng: 02 người, chiếm 5%.
- Đại biểu chuyên trách công tác Đảng: 10 người, chiếm 25%. - Đại biểu khối chính quyền: 16 người, chiếm 40%.
- Đại biểu khối Mặt trận và các tổ chức thành viên: 06 người, chiếm 15%. - Đại biểu thuộc ngành nghề khác: 08 người, chiếm 20%.
+ Về trình độ chun mơn:
- Có 07 người có trình độ trên đại học, chiếm 17,5%. - Có 23 người có trình độ đại học, chiếm 57,5%. - Có 03 người có trình độ trung cấp, chiếm 7,5%. + Về trình độ chính trị:
- Có 08 người có trình độ trung cấp, chiếm 20%.
- Có 22 người có trình độ cao cấp, cử nhân, chiếm 55%.
(Nguồn: Báo cáo số 43/BC-UBBC ngày 27/6/2016 về Công tác bầu cử đại biểu HĐND huyện Khóa XVIII, Nhiệm kỳ 2016-2021).
2.2.1.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của HĐND huyện Bố Trạch Khóa XVIII, Nhiệm kỳ 2016-2021 bao gồm:
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch HĐND, hai Phó
Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trưởng các Ban HĐND huyện. Trong đó: Chủ tịch HĐND là Bí thư Huyện ủy, hoạt động kiêm nhiệm; hai Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách, trong đó: 01 Phó Chủ tịch Thường trực là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy; 01 Phó Chủ tịch là Huyện ủy viên; hai Ủy
48
viên của Thường trực HĐND là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và Trưởng các Ban của Đảng hoạt động kiêm nhiệm.
- Các Ban của HĐND huyện gồm Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội. Ban của HĐND huyện gồm có Trưởng ban, 01 Phó Trưởng ban chuyên trách và các Ủy viên. Cụ thể:
+ Ban Kinh tế - Xã hội có 05 thành viên, gồm: Trưởng ban do đồng chí
Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, hoạt động kiêm nhiệm; 01 Phó Trưởng ban chuyên trách và 03 Ủy viên.
+ Ban Pháp chế có 05 thành viên, gồm: Trưởng ban do đồng chí Ủy
viên Ban Thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, hoạt động kiêm nhiệm; 01 Phó Trưởng ban chuyên trách và 03 Ủy viên.
+ Tổng số 40 đại biểu HĐND toàn huyện được phân chia thành 10 Tổ đại biểu phân bố theo từng địa bàn bầu cử.
+ Thư ký kỳ họp có 02 thành viên là các Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND huyện. Ngồi ra, HĐND và UBND cịn có Văn phịng - là cơ quan giúp việc cho HĐND và UBND (Nguồn: Báo cáo số 42/BC-TTHĐND ngày
30/6/2016 về Cơ cấu, tổ chức bộ máy HĐND huyện Khóa XVIII, Nhiệm kỳ 2016-2021).
2.2.2. Thực tiễn giám sát quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện Bố Trạch từ 2016 đến nay huyện Bố Trạch từ 2016 đến nay
2.2.2.1. Xem xét các báo cáo của các cơ quan nhà nước tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân
Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu, là diễn đàn dân chủ để các đại biểu thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Theo quy định, mỗi năm HĐND cấp huyện tiến hành hai kỳ họp thường niên là kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm. Ngồi ra, tùy theo tình hình thực tiễn,
49
HĐND có thể tiến hành các kỳ họp bất thường hoặc kỳ họp chuyên đề để quyết định những vấn đề cần thiết phát sinh giữa hai kỳ họp.
Những báo cáo phải trình tại kỳ họp để HĐND huyện xem xét gồm: Báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các báo cáo của UBND, báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện. Trong các báo cáo đó thì HĐND huyện đặc biệt quan tâm và tập trung xem xét các báo cáo của UBND, vì đây là cơ quan thực hiện cơng tác QLNN toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội của huyện.
Hoạt động xem xét các báo cáo trình HĐND tại kỳ họp được xem là phương thức giám sát tổng thể nhất của HĐND. Đây là diễn đàn các đại biểu HĐND xem xét, thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các đơn vị. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thời gian triển khai thực hiện, tập thể HĐND sẽ quyết định các giải pháp phù hợp để tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.
Từ đầu nhiệm kỳ 2016 đến nay, HĐND huyện đã tổ chức được 15 kỳ họp (trong đó có 10 kỳ họp thường lệ và 05 kỳ họp bất thường). Các kỳ họp HĐND huyện được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Tại các kỳ họp thường lệ, HĐND huyện đã xem xét các báo cáo của UBND về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chính quyền; tình hình thực hiện cơng tác thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản… xem xét, đánh giá việc giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; giám sát báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban
50
HĐND; giám sát kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện và một số các báo cáo khác.
Theo quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, trước các kỳ họp 45 ngày, Thường trực HĐND huyện đã chủ trì, phối hợp với UBND, các Ban của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và một số ngành liên quan của huyện tổ chức Hội nghị liên tịch để thống nhất chương trình, nội dung kỳ họp. Các văn bản trình tại kỳ họp được phân cơng chuẩn bị nghiêm túc. Số lượng các báo cáo trình tại các kỳ họp được HĐND huyện xem xét từng năm cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Số lượng các báo cáo trình tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện Bố Trạch
TT Cơ quan, đơn vị trình báo cáo Số lượng báo cáo/Năm
2016 2017 2018 2019 2020
1 Thường trực HĐND huyện 4 6 7 7 3
2 Các Ban HĐND huyện 5 8 9 10 4
3 Ủy ban nhân dân huyện 7 13 14 15 7
4 Ủy ban MTTQVN huyện 3 2 2 2 1
5 Viện Kiểm sát nhân dân huyện 2 2 2 2 1
6 Tòa án nhân dân huyện 2 2 2 2 1
7 Chi cục Thi hành án dân sự huyện 2 2 2 2 1
8 Các loại văn bản khác 5 8 7 9 4
Cộng 30 43 45 49 22
(Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Bố Trạch)
Việc trình báo cáo tại kỳ họp cũng có những cải tiến tích cực. Tùy từng kỳ họp, HĐND xem xét để giảm bớt một số báo cáo khơng cần thiết phải trình bày tại kỳ họp. Đối với các báo cáo bắt buộc phải trình, HĐND yêu cầu các cơ quan chuẩn bị nghiêm túc, chất lượng để gửi trước cho đại biểu nghiên cứu, khi trình bày chỉ cần báo cáo tóm tắt những vấn đề chính, quan trọng và chủ yếu. Vì vậy thời gian trình báo cáo tại các kỳ họp đã được giảm đáng kể, dành được nhiều thời gian hơn cho hoạt động thảo luận, chất vấn tại kỳ họp.
51
Việc giám sát thơng qua các báo cáo trình tại kỳ họp đã được HĐND huyện quan tâm đúng mức, tập trung vào những lĩnh vực thuộc thẩm quyền, có trọng tâm, trọng điểm. Trên cơ sở các báo cáo trình tại kỳ họp, các đại biểu đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận sơi nổi về nội dung các báo cáo, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề mà đại biểu quan tâm, đặc biệt là những vấn đề còn tồn tại, hạn chế có tính chất lặp đi lặp lại từ các kỳ họp trước, yêu cầu cơ quan trình phải báo cáo làm rõ các nguyên nhân chậm khắc phục, từ đó xác định đúng các giải pháp để giải quyết vấn đề một cách triệt để.
2.2.2.2. Giám sát thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân và của cử tri
Chất vấn và trả lời chất vấn được xem là phương thức giám sát trực tiếp tại kỳ họp. Đây là diễn đàn dân chủ, thẳng thắn và thiết thực, vì vậy được nhiều đại biểu cũng như đơng đảo cử tri quan tâm. Các đại biểu HĐND huyện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham gia thảo luận sôi nổi, nêu ra nhiều vấn đề bức thiết của địa phương. Nội dung chất vấn khá phong phú, liên quan đến hoạt động QLNN về đất đai, khống sản, mơi sinh mơi trường; việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; đầu tư xây dựng cơ bản; chính sách trong lĩnh vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản...
Để buổi chất vấn có chất lượng, đạt hiệu quả cao, (Chủ tọa) người tổ chức điều hành chất vấn, người chất vấn và người trả lời chất vấn thường