Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu 4043466 (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NH NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ

4.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG NGUỒN VỐN VÀ VỐN HUY ĐỘNG

4.1.1. Tình hình nguồn vốn

Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng ln nắm giữ một vai trị vơ cùng quan trọng. Đặc biệt trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay thì nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như doanh nghiệp ngày càng cao. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng thế và nó phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn. Nó khơng những giữ vai trị quan trọng mà cịn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn. Để hoạt động của Ngân hàng được phát triển và ngày càng được mở rộng thì nguồn vốn của Ngân hàng phải được đảm bảo một cách an tồn. Nguồn vốn đó có thể do huy động, vốn hội sở, đi vay hoặc cũng có thể từ các tài sản nợ khác của Ngân hàng. Tùy theo cơ cấu nguồn vốn mà mỗi thành phần trong nguồn vốn chiếm một tỷ lệ khác nhau. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ qua ba năm 2005, 2006, 2007 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: TỔNG NGUỒN VỐN CỦA VCB CẦN THƠ QUA BA NĂM

ĐVT: tỷ đồng

KHOẢN MỤC 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%)

Vốn huy động 950 31,81 790 32,31 918 41,17 -160 -16,84 128 16,20

Vốn vay NHTW 1.823 61,05 1.486 60,78 1.171 52,51 -337 -18,47 -315 -21,20

Vốn chủ sở hữu 114 3,82 37 1,51 35 1,57 -77 -67,54 -2 -5,41

Vốn khác 91 3,32 132 5,40 106 4,75 41 45,05 -26 -19,70

Tổng nguồn vốn 2.978 100 2.445 100 2.230 100 -541 -18,12 -215 -8,79

Xem xét nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ chúng ta nhận thấy rằng vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng Trung Uơng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Trong đó, vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 50% còn vốn huy động chiếm từ 30 – 40% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên nguồn vốn vay này lại có chiều hướng giảm qua ba năm: từ 61,05% ở năm 2005 xuống còn 52,51% năm 2007. Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng dần qua các năm, dần thay thế vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương. Năm 2005 vốn huy động chiếm 31,81% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 tăng lên 32,31% và tăng cao nhất qua ba năm khi sang năm 2007 vốn huy động đạt mức 41,17% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này. Trong ba năm qua, Chi nhánh đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việc đa dạng hóa các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền có quà tặng, gửi tiền có dự bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền có

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 Vốn khác Vốn chủ sở hữu Vốn vay NHTW Vốn huy động

khá hơn, ý thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy và cũng nhờ qua quảng bá, quảng cáo, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền, cho họ thấy được sự an toàn, khả năng sinh lợi như thế nào. Đặc biệt, năm 2007 là năm Ngân hàng Vietcombank thực hiện cổ phần hóa và chính thức lên sàn chứng khoán nên đã thu hút được một lượng vốn đầu tư vào ngân hàng và góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì vậy mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn.

Hầu hết các Ngân hàng thương mại khơng riêng gì VCB Cần Thơ, nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ khơng thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng hoặc để đảm bảo cho khả năng chi trả và thanh toán của chi nhánh trong những điều kiện cấp thiết. Vì vậy, ngồi vốn huy động tại chỗ Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng Trung Ương. Mặc dù, nguồn vốn này được vay với lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động vốn của ngân hàng, nhưng đây là nguồn vốn chính nhằm giúp ngân hàng có đủ vốn để cung cấp tín dụng cho khách hàng khi vốn huy động tại chỗ còn hạn chế. Tuy nhiên, vì nguồn vốn này một mặt phải chịu lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận, mặt khác nó sẽ làm giảm tính chủ động của ngân hàng trong việc đầu tư và cho vay vốn cho nên Ngân hàng ln phấn đấu giảm nguồn vốn này. Chính vì thế, qua bảng số liệu ta thấy vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương có xu hướng giảm qua ba năm trong tổng nguồn vốn.

Qua ba năm từ năm 2005 đến năm 2007 vốn chủ sở hữu và vốn khác tăng giảm không đều. Vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm 67,54% trong khi vốn khác tăng 45,05% so với năm 2005, ờ năm 2007 thì vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm xuống 5,41% nhưng vốn khác lại giảm và giảm với tỷ lệ là 19,7% so với năm 2006. Đây là những yếu tố tài chính quan trọng trong việc đảm bảo đối với các khoản nợ khách hàng và được Ngân hàng dùng để trích lập các quỹ : quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng…

Nhìn chung, Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ vẫn đang trên đà hoạt động và phát triển tốt, khơng có sự biến động q mức về cơ cấu. Tuy nguồn vốn qua ba năm của Chi nhánh có giảm nhưng điều đó khơng có nghĩa là quy mơ hay

phạm vi hoạt động của Ngân hàng bị thu hẹp mà ở đây trong giai đoạn này mạng lưới hoạt động của VCB Cần Thơ đã được mở rộng thêm qua việc hoạt động song song của các Chi nhánh cấp II: Chi nhánh cấp II Sóc Trăng và Chi nhánh Cấp II Trà Nóc. Đây là minh chứng cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu 4043466 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w