Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu 4043466 (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NH NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ

4.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG NGUỒN VỐN VÀ VỐN HUY ĐỘNG

4.1.2. Tình hình huy động vốn

Vốn là yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cơng nghiệp hố đất nước. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vốn được xem là thành phần đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển của ngân hàng. Ngồi nguồn vốn do ngân hàng cấp trên cấp thì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, để có được nguồn vốn cho việc mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế, ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm bậc thang, tiền gởi tiết kiệm bậc thang có tặng khuyến mãi, tiền gởi tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi trên địa bàn, ở đây chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

ĐVT: tỷ đồng

KHOẢN MỤC 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%)

Tổng vốn huy động 950 100 790 100 918 100 -160 -16,84 128 16,20

- Vốn huy động thị trường liên NH 21 2,21 44 5,57 48 5,23 23 109,52 4 9,09

- Vốn huy động từ khách hàng 929 97,79 746 94,43 870 94,77 -183 -19,70 124 16,62

a) Tiền gửi không kỳ hạn 591 62,21 370 46,83 441 48,04 -221 -37,39 71 19,19

+ Tiền gửi thanh toán 573 60,32 356 45,06 416 45,32 -217 -37,87 60 16,85

+ Tiền gửi tiết kiệm 18 1,90 14 1,77 25 2,72 -4 -22,22 11 78,57

b) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 298 31,37 322 40,76 373 40,63 24 8,05 51 15,84

+ < 12 tháng 167 17,58 213 26,96 249 27,12 46 27,55 36 16,90

+ > 12 tháng 131 13,79 109 13,80 124 13,51 -22 -16,79 15 13,76

c) Tiền gửi khác 40 4,21 54 6,84 56 6,10 14 35,00 2 3,70

+ Kỳ phiếu, trái phiếu 37 3,90 44 5,57 45 4,90 7 18,92 1 2,27

+ Tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán

3 0,32 10 1,27 11 1,20 7 233.33 1 10,00

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Cần Thơ có sự tăng giảm khơng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tổng vốn huy động giảm đi so với năm 2005 là 160 tỷ với tỷ lệ giảm là 16,84%; nhưng đến năm 2007 tổng vốn huy động đạt đến 918 tỷ tăng 16,2% tương đương tăng 128 tỷ so với năm 2006.

Tổng nguồn vốn huy động năm 2006 giảm so với năm 2005 là do khoản mục tiền gửi không kỳ hạn của vốn huy động từ khách hàng giảm và chủ yếu là tiền gửi thanh toán giảm mạnh (giảm 217 tỷ tương ứng giảm 37,87%). Bên cạnh đó, trong năm 2006, ngồi khoản mục tiền gửi thanh tốn giảm mạnh thì khoản mục tiền gửi tiết kiệm (khơng kỳ hạn, có kỳ hạn) cũng giảm theo, cụ thể là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giảm 4 tỷ tương ứng giảm 22,22%; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 22 tỷ tương ứng giảm 16,79%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sức ép cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại khác và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã áp dụng các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào. Để giải quyết tình trạng này Ngân hàng cần phải tập trung vào phát triển tiền gửi thanh toán. Qua số liệu thực tế, ta thấy việc huy động tiền gửi thanh toán của Ngân hàng là chưa tương xứng với năng lực và tiềm năng của thị trường bởi vì tiềm năng cho khoản tiền gửi thanh toán mà Ngân hàng có thể khai thác được là rất lớn như thẻ ATM, tài khoản của các doanh nghiệp, các dịch vụ Ngân hàng… Để bù đắp lại cho các khoản giảm trên, VCB Cần Thơ đã tập trung được nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (khoản mục này tăng 23 tỷ so với năm 2005 với tỷ lệ 109,52%) và khoản mục tiền gửi khác dưới hình thức kỳ phiếu, trái phiếu (tăng 7 tỷ với tỷ lệ 18,92%) hay tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán (tăng 7 tỷ tương ứng 233,33%).

Sang năm 2007, nguồn vốn huy động của VCB Cần Thơ đã tăng trở lại. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích cực, việc sản xuất của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn được cải thiện và hoạt động có hiệu quả, thu nhập của người dân ngày càng tăng…. trong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào ngân hàng, vừa hưởng được lãi vừa tránh được các rủi ro cho nguồn tiền của họ do đó tổng nguồn vốn huy động của VCB Cần Thơ đã tăng lên đáng kể. Cụ thể là khoản mục tiền gửi không kỳ hạn tăng 71 tỷ tương ứng tăng 19,19%; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 51 tỷ tương ứng tăng 15,84% và khoản

mục tiền gửi khác cũng tăng với tỷ lệ 3,7% so với năm 2006. Sở dĩ nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự biến động trên là do trong thời gian qua Chi nhánh thường xuyên quảng bá cho công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo VCB Cần Thơ. Đổi mới phong cách phục vụ, lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh và chính xác các chứng từ cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

Có thể nói, cơng tác huy động vốn của Vietcombank Cần Thơ trong những năm qua nhìn chung là khá tốt, góp phần đáng kể cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt là đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trong việc mở rộng phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của địa phương. Ngoài ra, Ngân hàng nên chú trọng đến các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ứng dụng nhiều công nghệ ngân hàng hiện đại để thu hút ngày càng nhiều khách hàng, để tương xứng với năng lực của Ngân hàng và nâng cao thu nhập.

4.1.2.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Bảng 4: VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn VCB Cần Thơ) .

Qua bảng ta nhận xét, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của VCB Cần Thơ qua ba năm có xu hướng tăng. Tỷ lệ này ở năm 2006 là 32,31% chỉ tăng lên một lượng rất nhỏ so với năm 2005; ở năm 2007 thì tỷ lệ này tăng lên khá cao, vốn huy động chiếm 41,17% trên tổng nguồn vốn. Đây là bước tăng trưởng khá nhanh của Ngân hàng. Tuy chưa đạt đến 50% nhưng với tốc độ tăng như thế sẽ hứa hẹn một một tương lai sáng sủa trong công tác huy động vốn. Phát huy những gì đang có, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động, tăng cường quảng bá tiếp thị sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, giữ vững khách

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

1. Vốn huy động Tỷ đồng 950 790 918

2. Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 2.978 2.445 2.230

hàng cũ, lôi kéo khách hàng mới từ nền kinh tế để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.

4.1.2.1. Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn huy động

Bảng 5: VỐN HUY ĐỘNG CÓ KỲ HẠN TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY

ĐỘNG

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn VCB Cần Thơ)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của ngân hàng. Vì đối với vốn huy động có kỳ hạn, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và sẽ giúp ngân hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn.

Qua bảng ta thấy, vốn huy động có kỳ hạn tăng khá mạnh. Năm 2005 chiếm 31,37% tổng vốn huy động, năm 2006 tăng cao nhất là 40,76%, đến năm 2007 chỉ tiêu này chỉ giảm nhẹ cịn 40,63%. Đây là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng vì với lượng vốn này càng tăng thì Ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tư vào các dự án hay cho vay nhiều hơn, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh huy động tiền gửi có kỳ hạn thì Ngân hàng cũng nên chú trọng hơn nữa đến các loại tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ lệ tiền gửi này vì hiện tại và tương lai loại tiền này đang rất có tiềm năng. Vì những lợi ích từ việc thanh tốn qua thẻ đem lại, số lượng người sử dụng thẻ đang ngày càng nâng cao, các doanh nghiệp cũng xem Ngân hàng là trung gian để thanh toán lương qua tài khoản cho nhân viên và thanh toán nhu cầu mua bán hàng hoá, dịch vụ. Đây là những nhu cầu đã bắt đầu phát triển và phổ biến ở khu vực và cả nước, Ngân hàng cần tranh thủ để chớp lấy nhưng cơ hội tốt này bằng những chương trình khuyến mãi và dịch vụ tốt nhất.

Một phần của tài liệu 4043466 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w