VPBANK
Từ những hạn chế của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.3.1. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Đây là một nội dung giữ vị trí quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng nói chung cũng như việc phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay trả góp mua ô tô nói riêng.
Khi rủi ro tín dụng nảy sinh làm đồng vốn kinh doanh của ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng. Vì vậy mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.
Công tác thẩm định sẽ khó khăn hơn với các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thành đạt vì trình độ của họ cũng tương đương với cán bộ thẩm định nên cần kiểm tra chặt chẽ hơn. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trả góp mua ô tô phải làm những công việc cần thiết sau:
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy uỷ quyền…phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn.
Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liên quan đối với món vay. Bởi vì, tài sản thế chấp chỉ là biện pháp
cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó đòi, còn nguồn trả nợ vay chính là tiền có được từ hiệu quả phương án kinh doanh. Sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi.
Ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các khâu: Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay.
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn hay không.
Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi kịp thời.
3.3.2. Chấn chỉnh rủi ro đối với hoạt động cho vay mua ô tô
Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra ở hoạt động giải ngân của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm, theo em ngân hàng nên giải ngân một cách chặt chẽ trên cơ sở các điều kiện:
Đơn vị bán xe phải bàn giao toàn bộ giấy tờ xe cho cán bộ tín dụng với sự có mặt của người mua xe để cán bộ tín dụng có thể trực tiếp với người mua xe đi làm thủ tục đăng ký xe.
Trường hợp bán xe mà không bàn giao giấy tờ xe cho cán bộ tín dụng mà bàn giao cho nhân viên bán xe của mình cầm hồ sơ để cùng với người mua xe đi làm thủ tục đăng ký, sau đó giao giấy hẹn cho ngân hàng thì đơn vị bán xe phải có giấy uỷ quyền cho các nhân viên bán xe được giao dịch với ngân hàng và ngân hàng chỉ thực hiện giao nhận giấy hẹn đăng ký xe với các nhân viên bán xe được uỷ quyền nói trên.
Khi lập biên bản định giá xe (kể cả ô tô mới) cán bộ tín dụng nhất thiết phải kiểm tra hiện trạng tài sản và đối chiếu với hồ sơ giấy tờ đảm bảo khớp đúng.
Khi kiểm tra chứng minh thư nhân dân, nếu thấy hết hạn sử dụng thì yêu cầu khách hàng làm lại hoặc xuất trình giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp ảnh và người cầm giấy không giống nhau, cán bộ tín dụng nên yêu cầu khách hàng xuất trình những giấy tờ có dán ảnh khác để xác minh thêm.
3.3.3. Hoàn thiện quy trình cho vay trả góp mua ô tô để thủ tục cho vay được nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng được nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, không chỉ đối với các ngân hàng trong nước mà có thêm cả sự góp mặt của các ngân hàng nước ngoài có uy tín và tên tuổi trên thị trường, đòi hỏi VPBank Hoàn Kiếm phải có những biện pháp cần thiết để thu hút ngày càng nhiều khách hàng vay trả góp mua ô tô. Vì một ngân hàng có thủ tục cho vay trả góp phức tạp, rườm rà sẽ làm mất rất nhiều thời gian của khách hàng, gây cảm giác khó chịu. Do vậy, hoàn thiện quy trình cho vay trả góp mua ô tô sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng đến VPBank Hoàn Kiếm vay vốn nhiều hơn do thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng và thời gian giải ngân ngắn hơn.
3.3.4. Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh phát triển thị trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả.
Do vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách cần phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia. Do đó, VPBank Hoàn Kiếm phải tôn trọng quan điểm này nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.
Đối với khách hàng nói chung và nhất là khách hàng mua ô tô trả góp nói riêng, cơ chế tín dụng của ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích của ngân hàng.
Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng: phạm vi, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hiệu quả và an toàn.
3.3.5. Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng gửi tiền
Trong điều kiện thiếu hụt vốn để cho vay như hiện nay, để có thể vừa giữ được khách hàng, vừa nâng cao doanh số cho vay trả góp mua ô tô thì ngân hàng nên chú trọng đến công tác huy động vốn. Đây là một trong những điều kiện quyết định cho việc giải ngân vốn vay. Vì vậy, nhiệm vụ của chi nhánh là thu hút được khối lượng khách hàng lớn thuộc mọi tầng lớp dân cư với thu nhập, tâm lý và sở thích khác nhau, nên việc ứng dụng các nguyên tắc của marketing trong quản lý quan hệ khách hàng có một ý nghĩa quan trọng. Đó là một chiến lược kinh doanh để liên kết, phối hợp những người có kỹ năng giao tiếp với quy trình tối ưu và công nghệ hiện đại, nhằm cân bằng được hai lợi ích: lợi nhuận thu được của ngân hàng và sự hài lòng tối đa của khách hàng. Với thực tế hoạt động bán lẻ của mình, để làm tốt công tác marketing, chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã chủ trương thực hiện các biện pháp:
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi…để đông đảo dân chúng biết về các dịch vụ ấy. Đặc biệt, đa dạng hoá các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn phía ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch.
Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo, tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của chi nhánh ngân hàng cho khách hàng
Công bố thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu hút càng nhiều khách hàng quan hệ với ngân hàng và hạn chế được rủi ro về thông tin.
3.3.6. Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả
Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Do vậy, chi nhánh chủ trương nâng cao sức cạnh tranh về hoạt động cho vay trả góp của mình bằng cách thiết lập một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả như sau:
Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản phẩm, lãi suất cho vay trả góp mua ô tô, các hoạt động quảng cáo,…với các đối thủ gần gũi (các ngân hàng khác cùng địa bàn).
Tạo lòng tin cao độ với khách hàng: bằng cách nâng cao số lượng, chất lượng của sản phẩm, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền vay,…
Tạo ra sự khác biệt của chi nhánh ngân hàng thông qua hình thức marketing với khách hàng, về sản phẩm của ngân hàng (cho vay trả góp với cả ô tô mới và ô tô đã qua sử dụng), lãi suất…
Đối mới tác phong giao tiếp, đề cao văn hoá kinh doanh là yêu cầu cấp bách đối với cán bộ, nhân viên các ngân hàng thương mại hiện nay. Do đó, phong cách của cán bộ nhân viên tín dụng VPBank Hoàn Kiếm là thân thiện, tận tình, chu đáo, cởi mở…, để tạo lòng tin cho khách hàng vay vốn.
Thực hiện đoàn kết nội bộ, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng.
3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Một trong những giải pháp quan trọng để mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cán bộ nhân viên có
trình độ nghiệp vụ cao thì hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ô tô nói riêng mới được mở rộng hiệu quả. Đối với VPBank Hoàn Kiếm, hầu hết nhân viên và cán bộ tín dụng còn rất trẻ với tuổi đời trung bình là khoảng 22 – 28 tuổi. Họ đều là những nhân viên là năng động, nhiệt tình, thông minh, sáng tạo và có khát vọng khẳng định mình. Tuy vậy họ lại thiếu kinh nghiệm làm việc. Thực tiễn cho thấy hoạt động cho vay trả góp mua ô tô lại hết sức đa dạng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Mặt khác trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã thực sự hoà mình vào dòng chảy của nền kinh tế thị trường thì vấn đề cần vốn mua ô tô để phục vụ quá trình công tác, đi lại và hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như mọi cá nhân có nhu cầu tiêu dùng. Để có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay trả góp nói riêng đòi hỏi cán bộ tín dụng của VPBank Hoàn Kiếm phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có khả năng phân tích khách hàng tốt. Vì vậy, ngân hàng VPBank Hoàn Kiếm cần phải:
Đào tạo và đào tạo lại trình độ của nhân viên tín dụng thường xuyên để không bị lạc hậu về kiến thức.
Ngoài nghiệp vụ chuyên môn ngân hàng, cần bổ sung kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.
Đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác.
Tạo cơ hội cho họ phát huy khả năng tiềm ẩn của mình và không ngừng đưa ra những sáng kiến mới mang tính hiệu quả cao. Đồng thời nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, đưa ra những mức lương hấp dẫn, thường xuyên tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến của nhân viên: mong
muốn, nguyện vọng,đề xuất của họ với ngân hàng và định hướng của họ trong tương lai bằng cách đưa ra các bảng hỏi kín, từ đó xem xét các chính sách với từng nhân viên cụ thể từ đó khuyến khích nhân viên làm việc và cống hiến hết mình cho ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng để thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn.
3.3.8. Tích cực triển khai thêm phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý bán đại lý bán
Hiện nay VPBank Hoàm Kiếm đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với các hãng bán xe lớn bằng các hợp đồng liên kết như Toyota, Ford Thăng Long, Isuzu, Mercedes Benz…. để các hãng này giới thiệu khách hàng đến ngân hàng vay tiền mua ô tô trả góp. Tuy đã có các hợp đồng liên kết nhưng mối quan hệ này mới chỉ là hai bên hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, chứ chưa triển khai hình thức cho vay gián tiếp. Thời gian tới VPBank Hoàn Kiếm và các hãng bán lẻ này nên ký hợp đồng mua bán nợ, ở đó ngân hàng sẽ đưa ra các điều kiện về khách hàng được bán chịu, số tiền được bán chịu tối đa, loại tài sản được bán chịu… Đồng thời phải đưa ra các văn bản quy định cụ thể phương thức tài trợ giữa hai bên ngân hàng và hãng bán lẻ (tài trợ truy đòi toàn bộ, truy đòi hạn chế, miễn truy đòi hay có mua lại) và có quy định ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ của mỗi bên. Như vậy sẽ khắc phục được nhược điểm của hình thức cho vay gián tiếp và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, sẽ tăng cường thêm mối quan hệ giữa VPBank Hoàn Kiếm và các đại lý xe và mở rộng cho vay trả góp mua ô tô.
3.3.9. Tăng cường hợp tác giữa ngân hàng với các công ty bảo hiểm
Trong phương thức cho vay trả góp mua ô tô, VPBank Hoàn Kiếm đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với người đi vay là “bên vay phải mua bảo hiểm vật chất cho tài sản mua bằng vốn vay trong suốt thời gian vay vốn và người thụ hưởng là ngân hàng. Điều này làm tăng tính an toàn cho món cho vay của
ngân hàng. Vì vậy, để tăng cường hoạt động cho vay trả góp mua ô tô, VPBank Hoàn Kiếm nên chú trọng đến việc hợp tác với các công ty bảo hiểm. Việc hợp tác này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Cụ thể, công ty bảo hiểm sẽ thu được phí bảo hiểm ô tô. Còn ngân hàng sẽ được công ty bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm một cách nhanh chóng khi chiếc ô tô được hình thành từ vốn vay bị hư hại. Mặt khác, ngân hàng có thể thu phí bảo hiểm của khách hàng giúp công ty bảo hiểm mà không phải trực tiếp đến tận địa chỉ của khách hàng.
3.4 KIẾN NGHỊ3.4.1. Đối với NHNN 3.4.1. Đối với NHNN
Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng sân chơi bình đẳng
Thực tế cho thấy, thời gian qua NHNN vẫn có những ưu ái đối với các NHTM quốc doanh, nhất là cho phép các ngân hàng thương mại quốc doanh được tiếp cận với nguồn vốn ngân sách. Còn các NHTMCP thì không, trong khi vốn tự có của các ngân hàng này vẫn còn rất nhỏ. Điều này gây khó khăn cho các khiến cho các NHTMCP cũng như VPBank Hoàn Kiếm phải hoạt động trong điều kiện cạnh tranh không cân sức trên thị trường nội địa. Đặc biệt khi các NHTM quốc doanh được cổ phần hoá thì cuộc cạnh tranh này sẽ càng trở nên khốc liệt hơn. Do vậy, NHNN cần đối xử công bằng hơn và có sự hỗ trợ hợp lý đối với NHTMCP để tạo ra một sân chơi cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các ngân hàng.
NHNN nên sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay trả góp mua ô tô
Cho vay trả góp mua ô tô là một hoạt động có triển vọng, hứa hẹn sự phát triển trong tương lai đối với hoạt động của mọi ngân hàng. Tuy vậy, hiện