Quy trình cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm docx (Trang 34 - 43)

Quy trình cho vay trả góp mua ô tô thực hiện theo thẩm định và cho vay giống như các khoản vay thông thường khác tại VPBank. Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn

Gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp; Trao đổi với khách hàng, nắm thông tin cơ bản của khách hàng. Trong thời gian ngắn nhất lấy đựợc nhiều thông tin của khách hàng nhất về : lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh; tư cách pháp lý, tổ chức, hoạt động; tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua (thuận lợi, khó khăn); nội dung phương án kinh doanh; trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, quan hệ gia đình….;nhu cầu cần vay (tiền, thời hạn, lãi suất….); dự kiến phương án bảo đảm tín dụng…

Sau đó, thông báo cho khách hàng thông tin về lãi suất, điều kiện vay, sản phẩm tín dụng,m thông tin khác.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ về số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp. Sau đó đối chiếu với bản gốc. Hồ sơ hợp lệ là phải đảm bảo như sau:

+ Cơ quan nào phát hành bản chính thì cơ quan đó có quyền phát hành bản sao

+ Bản sao phải do phòng công chứng nhà nước công chứng

+ Phòng tư pháp của ủy ban nhân dân cấp quận có thể công chứng 1 số giấy tờ

+ Để tránh rủi ro nhân viên tín dụng nên có 1 bước so sánh bản sao với bản chính

Tiếp nhận hồ sơ, lập 2 giấy biên nhận: 1 bản cho khách hàng, 1 bản nhân viên tín dụng giữ. Tiếp đó, bàn giao hồ sơ định giá tài sản bảo đảm cho phòng thẩm định tài sản để thẩm định (khi KH cung cấp đủ hồ sơ)

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Hỏi CIC ngay sau khi nhận hồ sơ; Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng cá nhân; Thẩm đinh tư cách pháp nhân và người đại diện hợp pháp của pháp nhân có đủ năng lực hành vi và tư cách

pháp nhân, lịch sử hình thành phát triển, cũng như uy tín của doanh nghiệp…. Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính; bảng Kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, sổ thu chi tiền mặt, sổ phụ tài khoản….)

Sau đó, đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng; Đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng.

Thẩm định về dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư; khả năng tài chính của khách hàng phục vụ phương án, dự án đầu tư.

Thẩm định về tài sản đảm bảo: Lập giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ TSĐB, có chữ ký trưởng phòng; đánh giá tình pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản; đánh giá quyền sở hữu, hiện trạng, giá trị và tính chuyển nhượng của TSBĐ (tranh chấp, đảm bảo cho nghĩa vụ khác, trong diện quy hoạch, giải tỏa, thời hạn sử dụng…..); nhận các giấy tờ bổ sung liên quan đến TSBĐ thì chuyển cho nhân viên TĐTS.

Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng

Lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ, có chữ ký trưởng phòng

Lập báo cáo thẩm định tài sản, có chữ ký trưởng phòng

Nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên TĐTS, tạp hợp bộ hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng (2-5 ngày từ khi nhận TSBĐ)

BTD/HĐTD duyệt hồ sơ thì báo cáo ngay trưởng phòng nội dung chỉ đạo, sửa đổi, thông báo cho khách hàng

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

Ngay khi nhận nghị quyết, lập giấy đề nghị hoàn thiện hồ sơ TSĐB; bản sao nghị quyết; 4 bản chính biên bản định giá TSĐB; bản sao giấy chứng nhận sở hữu tài sản, các giấy tờ bổ sung khác theo yêu cầu của nhân viên

TĐTS.

Đối với cá nhân: 1 bản sao CMND,hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản, đăng ký kết hôn nếu vợ chồng khác hộ khẩu

Đối với doanh nghiệp: biên bản họp, quyết định bổ nhiệm giám đốc nếu khác đăng ký kinh doanh

Tiếp đó làm Hợp đồng đảm bảo tiền vay; liên hệ khách hàng để đến ngân hàng hoặc cơ quan công chứng ký hồ sơ TSBĐ

Nhập kho TSBĐ, trưởng phòng ký

Trình lãnh đạo phòng, ban (tổng) giám đốc ký duyệt hồ sơ tín dụng Đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi giải ngân

Khách hàng mượn TSBĐ có thời hạn theo nguyên tắc nhập mới xuất cũ

Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng

Hoàn tất chứng từ để giải ngân; Chuyển 1 bản chính hợp đồng tín dụng: khế ước vay, ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt, các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch để thực hiện giải ngân. Nhập hồ sơ tín dụng vào chương trình tin học T24.

Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay

Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình SXKD; kiểm tra tình trạng TSĐB

Thông báo, đôn đốc trả nợ; Gia hạn nợ gốc/lãi; Chuyển nợ quá hạn Giải chấp từng phần TSBĐ khi:

- Khách hàng đã trả một phần, xin giải chấp phần TSĐB tương ứng

- Khách hàng đề nghị giải chấp một phần tài sản để bán thu tiền nộp trả nợ sau

Thay đổi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng yêu cầu

Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng, lưu trữ hồ sơ

phong, chứng kiến bóc niêm phong; ký vào phần “xuất kho toàn bộ” tại phiếu xuất nhập kho và ký vào sổ kho; lưu bản gốc phiếu xuất nhập kho và hồ sơ tín dụng

Sau đó lập giấy đề nghị giải tỏa TSĐB; tờ thanh lý đã được duyệt; bản sao hợp đồng bảo đảm tiền vay; đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển cho phòng TĐTS làm thủ tục giải chấp

Đóng lại từng tập hồ sơ tín dụng.

2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay trả góp tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2005 – 2007

Có thể nói năm 2006 và năm 2007 là những năm bùng nổ của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô. Không chỉ mua bán trả góp với loại xe mới, để đón đầu thị trường, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều triển khai dịch vụ cho vay mua cả ô tô mới lẫn cũ. Nhận thấy nhu cầu vay tiền mua ô tô bắt đầu sôi động, NH TMCP Phương Đông đã tách sản phẩm này ra khỏi chương trình cho vay tiêu dùng. Ngân hàng này đã phối hợp với gần 30 đại lý của hãng xe tại Việt Nam nhằm phát triển dịch vụ cho vay mua ô tô chiếm 20 - 30% trên tổng dư nợ cho vay. Theo đó, NH TMCP ACB cũng cho biết dư nợ cho vay mua ôtô đã tăng hơn 10% so với thời gian đầu năm. Các phòng giao dịch của từng chi nhánh tiếp nhận 1 - 2 hồ sơ cho vay mua ôtô mỗi ngày. Ngân hàng TMCP Đông Á cũng cho biết trung bình mỗi tháng cũng giải quyết khoảng 20 bộ hồ sơ xin vay mua ôtô… Điều này cho thấy hoạt động cho vay trả góp đã được các ngân hàng tách riêng ra khỏi cho vay tiêu dùng một cách hoàn chỉnh và đang là hoạt động đem lại thu nhập triển vọng cho các ngân hàng. Đặc biệt, năm 2007, sức mua của thị trường ô tô Việt Nam rất lớn, do rất nhiều người có tiền mua và quyết định mua ô tô (do thắng chứng khoán, thắng từ buôn nhà đất, do vay tiền dễ dãi từ ngân hàng…Vì thế, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của các ngân hàng tăng lên khá mạnh. Các ngân hàng đua nhau cạnh

tranh, thu hút khách hàng bằng các thủ tục cho vay đơn giản, nới lỏng các điều kiện và thời hạn cho vay như: trước đây hầu hết các ngân hàng cho vay trả góp mua ô tô đều đưa ra thời hạn 36 tháng và nếu là xe mới thì được sử dụng chính chiếc xe đó để cầm cố với giá trị vay vốn khoảng 60% giá mua xe. Nhưng hiện tại khi nhu cầu khách hàng cao và cũng để thu hút khách hàng, không ít ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện cũng như thời hạn cho vay tới 48 tháng nếu thế chấp bằng bất động sản có thể cho vay đến 90% giá trị chiếc xe...

Cùng với sự phát triển chung về hoạt động cho vay trả góp, không chỉ toàn VPBank nói chung mà tại chính chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm nói riêng, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể về các chỉ tiêu như:

Doanh số cho vay trả góp mua ô tô

Đối với hoạt động cho vay mua ô tô, VPBank Hoàn Kiếm áp dụng hai phương thức cho vay chủ yếu là phương thức cho vay trả góp và phương thức cho vay theo món. Phương thức cho vay trả góp (trả dần nợ gốc làm nhiều kỳ và trả lãi hàng tháng): áp dụng trong trường hợp thời gian vay trên 12 tháng hoặc thời gian vay không quá 12 tháng nhưng đảm bảo bằng tài sản là chiêc ô tô được hình thành từ vốn vay. Còn phương thức cho vay theo món (trả nợ gốc cuối kỳ, trả lãi hàng tháng) áp dụng trong trường hợp thời gian vay dưới 12 tháng và khách hàng sử dụng tài sản khác để đảm bảo tiền vay. Trong đó, cho vay trả góp mua ô tô chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với phương thức cho vay theo món tại VPBank Hoàn Kiếm. Cụ thể là số liệu trong bảng dưới đây:

BẢNG 2.6: DOANH SỐ CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK HOÀN KIẾM (2005-2007). Đơn vị tính: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng doanh số cho vay 125.793 100% 146.475 100% 171.369 100%

Doanh số cho vay

mua ô tô 60.381 48% 73.534 50.20% 89.652 52.32% Cho vay trả góp

mua ô tô 57.276 45.53% 70.291 47.99% 85.994 50.18% Cho vay mua ô tô

theo món 3.105 2.47% 3.243 2.21% 3.658 2.13%

Nguồn : Báo cáo doanh số cho vay tiêu dùng của VPBank Hoàn Kiếm

Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh số cho vay mua ô tô liên tục tăng qua các năm từ 60.381 triệu đồng năm 2005 lên 73.534 triệu đồng năm 2006 rồi lên 89.652 triệu đồng vào năm 2007. So với năm 2005, doanh số cho vay mua ô tô năm 2007 tăng 48.90%. Doanh số cho vay trả góp mua ô tô luôn chiếm tỷ lệ cao trên tổng doanh số cho vay tại chi nhánh. Cụ thể là chiếm 45.53% trong năm 2005, 47.99% năm 2006 và đã tăng lên là 50.18% vào năm 2007. Trong khi đó, doanh số cho vay mua ô tô theo món lại tăng không đáng kể và chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trên tổng doanh số cho vay từ tỷ trọng 2.47% năm 2005 đã giảm xuống 2.13% năm 2007. Điều này cho thấy, cho vay trả góp mua ô tô ngày càng trở thành một phương thức phổ biến và chiếm ưu thế lớn trong hoạt động cho vay mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm, thu hút lượng khách hàng ngày càng tăng.

Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ô

Để đánh giá mức độ tăng trưởng của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm ta có thể căn cứ vào một trong những chỉ tiêu quan trọng của hoạt động tín dụng là dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô. Từ 2005 - 2007, dư nợ cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Hoàn Kiếm đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

BẢNG 2.7: DƯ NỢ VÀ TỶ TRỌNG DƯ NỢ CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM.

(Đơn vị: Triệu đồng) 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 91.385 100% 102.685 100% 116.787 100%

Dư nợ cho vay

mua ô tô 47.258 51.71% 61.341 59.74% 78.349 67.09% Cho vay trả góp 42.164 48.85% 58.497 56.97% 75.328 64.50% Cho vay theo món 2.617 2.86% 2.844 2.77% 3.021 2.59%

Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng còn dư nợ năm 2006 và 2007.

Từ bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Hoàn Kiếm tăng liên tục trong giai đoạn 2005 - 2007 phản ánh sự mở rộng cho vay trả góp mua ô tô. Cụ thể là:

Nếu như năm 2005, dư nợ cho vay trả góp mua ô tô chỉ là 42.164 triệu đồng thì con số này đã tăng lên là 58.497 triệu năm 2006 và lên đến 75.328 triệu đồng năm 2007.

Hoàn Kiếm cũng ngày càng tăng. Cụ thể là từ 48.85% trên tổng dư nợ năm 2005 lên tới 56.97% năm 2006 và 64.50% năm 2007. Sở dĩ có điều này là do chính sách của ngân hàng trong năm 2007 là hạn chế cho vay bất động sản. Do đó dư nợ cho vay trả góp mua ô tô tăng lên và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng

Lợi nhuận cho vay trả góp mua ô tô

BẢNG 2.8: LỢI NHUẬN CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM (Đơn vị: Triệu đồng ) 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng lợi nhuận cho vay 3.489 100% 4.105 100% 5.476 100%

Lợi nhuận cho vay ô tô 2.677 76.73% 3.531 86.02% 5.169 94.39% Lợi nhuận cho vay trả

góp mua ô tô 1.623 46.52% 2.157 52.55% 3.387 61.85% Lợi nhuận cho vay ô tô

theo món 1.054 30.21% 1.374 33.47% 1.782 32.54% Có thể nói, cho vay mua ô tô là một hoạt động đem lại lợi nhuận hấp dẫn đối với VPBank Hoàn Kiếm với mức lợi nhuận tăng liên tục từ năm 2005 - 2007. Từ tỷ trọng 76.73% trên tổng lợi nhuận cho vay năm 2005 tăng lên 86.02 % năm 2006 và đến 94.39 % năm 2007. Trong đó, lợi nhuận cho vay trả góp mua ô tô cũng tăng đáng kể. Năm 2005 là 1.623 triệu đồng tăng lên 2.157 triệu năm 2006 và tiếp tục tăng lên 3.387 triệu đồng vào năm 2007. Điều này cho thấy cho vay trả góp mua ô tô đang là hoạt động hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai của VPBank Hoàn Kiếm.

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô

BẢNG 2.9: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN/ TỔNG DƯ NỢ CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ

( Đơn vị: Triệu đồng )

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô 42.164 58.497 75.328

Nợ quá hạn trả góp mua ô tô 514 637 727

Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay trả

góp mua ô tô 1.22% 1.09% 1.03%

Nguồn: Báo cáo tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trả góp mua ô tô/tổng dư nợ cho vay trả góp mua ô tô của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm giảm dần qua các năm từ 1.22% năm 2005 xuống 1.09% năm 2006, và xuống 1.03% năm 2007. Điều này cho thấy ngân hàng luôn duy trì một chất lượng tín dụng tốt đối với hoạt động cho vay trả góp mua ô tô. So với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ này đã giảm 0.04% chứng tỏ hoạt động cho vay trả góp

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm docx (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)