Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Đề tài: Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam pot (Trang 54 - 79)

SGD I đã ngày càng phát triển các loại bảo lãnh nhằm tạo ra sự phong phú

đa dạng trong gói sản phẩm của mình, SGD I có thể cung cấp cho khách hàng các loại bảo lãnh sau:

- Bảo lãnh vay vốn (trong nước và nước ngoài) - Bảo lãnh thanh toán

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh thực hiện hợpđồng

- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm

- Bảo lãnh tiềnứng trước

- Các loại bảo lãnh khác

Để được SGD I bảo lãnh thì khách hàng cũng phải đáp ứng những điêu kiện nhất định của SGD I, nhữngđiều kiện này đảm bảo cho việc bảo lãnh ít rủi ro hợn

* Thời gian đáp ứng dịch vụ bảo lãnh hoàn hảo theo yêu cầu của

khách hàng

SGD I đã thực sự cung ứng dịch vụ trong thời gian nhanh nhất: - Bảo lãnh theo hạn mức: Xử lý trong ngày kể từ khi nhậnđủ hồ sơ

- Bảo lãnh theo món: Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ

* Thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên SGD I

Cán bộ nhân viên của SGD I được đánh giá là có thái độ tương đối tốt, văn minh, lịch sự vì thế mà hạn chếđược sự phàn nàn từ phía khách hàng. Và nếu

có sự phàn nàn từ phía khách hàng thì đều được SGD I rút kinh nghiệm,thực hiện việc kiểmđiểm cán bộ và thông báo cho khách hàng biết.

* SGD I thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh theo yêu cầu đòi tiền của

bên nhận bảo lãnh.

Phía SGD I luôn đảm bảo nguồn vốn để thực hiện nghĩa vụ trả thay cho khách hàng được hưởng bảo lãnh trong trường hợp xảy ra sự cố.

* SGD thực hiện bảo lãnh cho một khách hàng nằm trong giới hạn

quy định của NHNN

Thực hiện theo quyết định 26/2006/QĐ- NHNN thì SGD cũng đảm bảo

cho tổng dư bảo lãnh cho một khách hàng không vượt quá 15 % vốn tự có của

ngân hàng và thực hiện hạch toán giảm dư nợ bảo lãnh đối với những khoản

bảo lãnh lớn, nếu món bảo lãnh quá lớn thì có thể làm đầu mối cho các ngân hàng khác để thực hiện đồng bảo lãnh.

2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại SGD I

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong thời gian qua, hoạt động bảo lãnh của SGD I ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam đã đạtđược những kết quả cao về cả số lượng và chất

lượng bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu dịch vụ. Đây là một hoạt động có chi phí thấp mà mang lại lợi nhuận lớn và SGD I đã tận dụng uy tín của mình để khai thác một cách có hiệu quả nhất

dịch vụ này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số bảo lãnh ngày càng cao, chứng tỏ quy mô bảo lãnh cũng ngày càng được mở rộng hơn. Việc mở rộng quy mô bảo lãnh mà tỷ lệ dư nợ bảo

lãnh quá hạn không tăng lên chứng tỏ chất lượng bảo lãnh của SGD I được đảm bảo và ngày càng được khẳngđịnh, điều này cũng góp phần nâng cao uy tín và tăng tính cạnh tranh của SGD I của BIDV trên thị trường. Và nó lại tác

động trở lại trong việc thu hút thêm các khách hàng cho SGD I. Hơn thế nữa đối với những khách hàng có quan hệ lâu dài và có uy tín đối với SGD I thì còn được giảm tỷ lệ ký quỹ hay TSĐB và còn được ưu đãi về mức phí bảo

lãnh, điều này đã tao điều kiện cho khách hàng có đủ điều kiện tham gia đầu

tư, thực hiện SXKD kịp thời.

Cho đến nay thì SGD I không có những khoản dư nợ bảo lãnh quá hạn, và con số bảo lãnh phải thực hiện trả thay cho khách hàng là không đáng kể.

Biểu hiện này chứng tỏ rằng các khoản bảo lãnh của ngân hàng đều thoả mãn nhu cầu của các bên và có chất lượng tốt.

Qua các năm thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và đúc rút kinh nghiệm trình

độ chuyên môn của các cán bộ thực hiện bảo lãnh được nâng lên một cách

đáng kể. Sự sáng tạo và nhiệt tình với công việc của các cán bộ trẻ ở SGD I tạo cho khách hàng một cảm giác thoải mái và tin tưởngđối với SGD I.

2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại SGD I và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Quá trình thực hiện bảo lãnh của SGD I đã thu được những kết quả khả

quan nhưng bên cạnhđó cũng có một số những hạn chế mà SGD I cần lưu ý. - Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế chưa hợp lý, tỷ trọng DNNQD còn thấp, điều này không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế khi mà các DNNN đang thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang các công ty cổ phần. Hơn thế nữa tỷ trọng các DNNQD đang ngày càng có xu hướng tăng lên, nếu duy trì cơ cấu không cân đối như thế thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều khách hàng lớn có tiềm

năng.

- Hiện nay SGD I đã có những bước thực hiện việc đa dạng hoá sản

phẩm dịch vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, sự quan tâm hoàn thiện một số loại hình bảo lãnh chưa đúng mức nên chưa thu hút được khách hàng tham gia các dịch

vụ bảo lãnh mới có tiềm năng phát triển trong tương lai. SGD I chỉ chú trọng

và phát triển những loại hình bảo lãnh truyền thống mà chưa phát huy được

hiệu quả thu hút khách hàng đến với những dịch vụ mới. Hơn thế nữa, đối

tượng khách hàng chưa thực sựđa dạng nên có sự hạn chế nhu cầu về các loại

bảo lãnh khác nhau của ngân hàng vì thế mà tốcđộ tăng trưởng cũng như mức độ phát triển của các loại bảo lãnh ở SGD I có sự chênh lệch khá lớn.

- So với các đơn vị và ngân hàng khác thì SGD I có quy trình bảo lãnh tốt hơn nhưng nó vẫn còn phức tạp, thủ tục thực hiện bảo lãnh chưa thực sự đơn giản, điều này gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng khi đến xin được

bảo lãnh. Quy trình này không được đổi mới kịp thời nên thường lạc hậu so với nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

- Công tác thẩm định chưa thực sự được quản lý chặt chẽ, đây có thể là một mầm bệnh gây nên hậu quả to lớn cho các ngân hàng khi thực hiện bảo

lãnh. Vì công tác thẩm định không được chú trọng thì sẽ có thể thực hiện bảo

lãnh cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn và có thể bị khách hàng lừa đảo gây thiệt hại cho ngân hàng. Không chỉ khi cho vay mới thực hiện công tác thẩm định mà cả khi thực hiện bảo lãnh thì công tác thẩm định cũng phải được thực hiện một cách chu đáo và có hiệu quả.

- Mức phí bảo lãnh của SGD I còn khá cao so với các ngân hàng khác đã hạn chế một phần nào đó khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường kinh doanh của SGD I

2.4.2.2. Nguyên nhân:

- DNQD là những doanh nghiệp truyền thống của BIDV, đó là doanh nghiệp của Nhà nước nên độ an toàn cao hơn các doanh nghiệp khác khi SGD I thực hiện bảo lãnh cho các khách hàng doanh nghiệp khác vì vậy mà SGD I vẫn chú trọng vào đối tượng DNQD hơn là DNNQD, đây là một sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo ra sự bất công bằng trong cạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tranh của các doanh nghiệp.

- Quy trình bảo lãnh của SGD I đã không được chú trọngđểđổi mới, nó dường nhưđã có sự lạc hậu so với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, điều

này đã làm hạn chế khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường về hoạt động bảo lãnh của SGD I.

- Bên cạnh những thuận lợi về sự năng động nhiệt tình với công việc thì với một đội ngũ cán bộ trẻ SGD I còn đối mặt với khó khăn về kinh nghiệm

thực hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo lãnh. Đối với hoạt động bảo lãnh là hoạt động dựa trên uy tín của ngân hàng và để có một chất

lượng bảo lãnh tốt thì khâu thẩm định doanh nghiệp là khâu quan trọng để ra quyết định bảo lãnh. Khâu này đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm làm việc, phải hiểu biết nhiều về các ngành nghề kinh doanh của các khách hàng, phải

nắm rõ những điểm mạnh yếu và dựđoán được những cơ hội cũng như thách thức mà khách hàng có thể có trong tương lai nhằm dự đoán khả năng thanh toán cho ngân hàng. Cán bộ thẩm định phải tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm

thông tin, đưa ra những đánh giá và quyết định chính xác. Yếu tố này vừa là

ưu điểm vừa là nhượcđiểm của SGD I.

Để đạtđược một chất lượng bảo lãnh cao thì cần có sự nỗ lực tích cực của

các bên tham gia và các yếu tố tác động, trong đó môi trường pháp lý là một

yếu tố quan trọng. Tuy nhiên hiện nay môi trường pháp lý ở Việt Nam chưa thật sự chặt chẽ và đạt được hiệu quả tác động cao, vì thế mà việcđiều chỉnh

và quản lý các hoạt động bảo lãnh chưa có hiệu lực tích cực lớn. Môi trường

pháp lý chưa tốt tạo ra những kẽ hổng lớn là cơ hội cho những hành vi lừađảo

có thểđưa đến một kết cục không tốt cho những người thực hiện. Ảnh hưởng

của môi trường pháp lý chưa tốt sẽ tác động làm giảm chất lượng bảo lãnh không chỉ của SGD I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà còn ảnh

Chương 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI S GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển của SGD I *Định hướng chung *Định hướng chung

Trong những năm tới SGD I tiếp tục phát triển theo hướng “phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững”. Rút kinh nghiệm hoạt động từ những năm trước, phát huy những điểm mạnh và từng bước cải thiện nhữngđiểm yếu SGD I đã nhìn nhận và đưa ra những định hướng chung cho toàn SGD I trong những

năm tiếp theo và gầnđây là năm 2008

- Về công tác huy động vốn: SGD I tiếp tục tăng cường huy động các nguồn vốn từ nhiềuđối tượngđể tăng cường lượng vốn hoạtđộng cho SGD I, nâng tỷ trọng vốn huy động trong dân cư, đặc biệt là khi mà tình hình lạm

phát của nước ta đang diễn biến phức tạp và NHNN đã ra những quy định định hướng cho họatđộng của các TCTD. SGD I sẽ phải tiếp tục bám sát diễn

biến của lãi suất và thay đổi lãi suất cho phù hợp với diễn biến trên thị trường,

triển khai có hiệu quả các sản phẩm huy động vốn dân cư, đẩy mạnh huy

động vốn ngân hàng nhằm tăng tính cạnh tranh cho SGD I. Đồng thời phát huy vai trò đầu mối huy động tiền gửi từ các tổ chức, định chế tài chính và các tổng công ty lớn của nền kinh tế. Tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán của

các tổ chức thông qua đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp nhằm góp phần giảm

giá vốn chung cho ngân hàng.

- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng gắn với mục tiêu kiểm soát chất lượng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo hướng tích cực, phát triển và mở rộng hoạt động cho các doanh nghiệp

vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng bán lẻ. Đồng thời mở rộng tín dụngđối với các doanh nghiệp noài quốc doanh hoạtđộng trong những ngành mũi nhọn, ngành có tiềm năng phát triển ở Việt Nam trong tương lai để góp phần thúc đẩy sự

phát triển của nền kinh tế. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, quán triệt và tổ

chức tốt quá trình đánh giá xếp loại khách hàng, quá trình phân loại nợ, nghiên cứu và đưa vào những biện pháp xử lý các khoản nợ xấu, thu nợ và lãi một cách đầyđủ chính xác.

- Về công tác cán bộ: chú trọngđào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ, tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trong SGD I nhằm đảm bảo chất lượngđội ngũ cán bộ của SGD I

- Về cơ sở vật chất: tiếp tục nghiên cứu, đầu tư và đưa vào sử dụng những công nghệ ngân hàng hiện đại để đảm bảo tính chính xác và nhanh nhạy trong quá trình hoạt động, phục vụ cho công tác tìm kiếm khách hàng, thẩmđịnh tài chính và công tác quản lý.

- Tập trung mở rộng và củng cố chất lượng hoạt động hơn nữa. Năm 2008 SGD I cũngđã đặt ra một số chỉ tiêu kinh doanh chính đó là:

+ Giới hạn tín dụng cuối kỳở mức 7.500 tỷđồng;

+ Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm và thấp hơn mức 3,1% tổng dư nợ

+ Thu nợ ngoại bảngđạt mức 15 tỷđồng

+ Thu dịch vụ ròng tăng lên 105 tỷđồng (tức là tăng 25,41 tỷđồng so với

năm 2007),

+ Đưa mức chênh lệch thu – chi (chưa trích DPRR, chưa kể thu nợ HTNB) lên mức 430 tỷ đồng và mức doanh thu khai thác phí bảo hiểm lên 11,7 tỷ đồng.

Hoạt động bảo lãnh là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn và ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng thông thường do vậy mà khi nền kinh tế càng phát triển thì càng phải mở rộng hoạt động này vừa đảm bảo nhu cầu của khách hàng vừa

tăng thêm nguồn thu cho ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng phát triển hoạt động bảo lãnh, SGD luôn chú trọng và có nhữngđịnh hướng tốt cho hoạtđộng

- Tiếp tục tăng cường nghiên cứu và mở rộng các loại hình bảo lãnh phù hợp với yêu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường bảo lãnh cho nhiều đối tượng đặc biệt là tăng tỷ trọng bảo lãnh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lên mức hợp lý hơn.

- Tăng tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trong tổng doanh thu từ hoạt động

dịch vụ, xây dựng cơ cấu tín dụng một cách hợp lý theo hướng phát triển

chung của ngân hàng.

- Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh hơn nữa thông qua việcđơn giản hoá thủ tục, cung ứng dịch vụ một cách kịp thời. Thiết lập mối

quan hệ lâu dài, thân thiết, tin cậy với khách hàng. Đồng thời xây dựng chiến

lược marketing nhằm thu hút những khách hàng mới.

- Luôn luôn cập nhật thông tin trên thị trường và nhữngđịnh hướng cho hoạt động bảo lãnh của NHNN để kịp thời xây dựng chính sách riêng cho SGD I, kịp thời thay đổi mức phí bảo lãnh một cách phù hợp nhất.

- Đưa những công nghệ ngân hàng hiện đại và phù hợp vào hoạt động để

nâng cao chất lượng bảo lãnh, đảm bảo hoạtđộng bảo lãnh diễn ra chắc chắn, an toàn và hiệu quả.

- Đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt và không ngừng bồi

dưỡng cán bộ. Xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa có chuyên môn nghiệp vụ

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại SGD ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam.

Mở rộng và nâng cao chất lượng bảo lãnh là cần thiết đối với mỗi ngân hàng nói chung và của SGD Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện theo nhữngđịnh hướng đã đề ra không phải là một vấn đề đơn giản mà cần có những biện pháp phù hợp và đúng đắn với tình hình của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SGD hiện nay.

3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh ở SGD phù hợp với từng giai đoạn phát triển từng giai đoạn phát triển

Mỗi một hoạt động muốn phát triển đúng hướng thì cần phải có một kế

hoạch nhất định, kế hoạch này phải được xây dựng dựa trên tình hình thực tế

Một phần của tài liệu Đề tài: Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam pot (Trang 54 - 79)