Bảo lãnh theo món

Một phần của tài liệu Đề tài: Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam pot (Trang 39 - 42)

Quy trình bảo lãnh theo món được thể hiện qua 5 bước:

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ

- Đầu tiên các cán bộ ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. Hồ

sơ này bao gồm các loại: + Giấyđề nghị bảo lãnh

+ Hồ sơ pháp lý về khách hàng

+ Hồ sơ về tình hình SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp

Đi kèm với những loại giấy tờ yêu cầu chung cho các loại bảo lãnh thì đối

với từng loại bảo lãnh riêng còn có những yêu cầu khác đặc trưng cho từng

loại hình bảo lãnh.

- Tiếp theo cán bộ ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các tài liệu

trong hồ sơ của khách hàng về số lượng và tính pháp lý. Nếu thiếu thì yêu cầu

khách hàng bổ sung thêm, còn hoàn chỉnh rồi thì trình lãnh đạo xem xét quyết định.

Bước 2: Quyếtđịnh bảo lãnh

Hồ sơ hoàn chỉnh sẽ được chuyển tới phòng chuyên môn theo quy định

(phòng thẩmđịnh, phòng thanh toán quốc tế - đối với trường hợp bảo lãnh đối ứng) để thực hiện thẩmđịnh hố sơ. Nội dung thẩmđịnh hố sơ gồm:

- Tính đầyđủ, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ

- Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh - Tiền ký quỹ

- Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng

- Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (Đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn).

- Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và thẩmđịnh các tài sản, các biện pháp đảm

Trong quá trình thực hiện thẩm định nếu có vướng mắc gì thì cán bộ thực

hiện bảo lãnh trực tiếp báo cáo với trưởng phòng và lãnh đạo để kịp thời xử

lý. Cán bộ lãnh đạo thực hiện việc lập tờ trình cho cấp trên kiểm tra kiểm soát lại. Sau khi hồ sơ được thẩm định xong thì ra quyết định bảo lãnh. Nếu được

duyệt thì thực hiện tiếp theo các bước.

Bước 3: Phát hành bảo lãnh

Đối với những hồ sơ được duyệt thì cán bộ ngân hàng có thẩm quyền thực

hiện ký kết hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư bảo lãnh. Trường hợp kỹ quỹ 100% thì không phải ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng. Thời hạn xem xét phát hàng bảo lãnh không quá 30 ngày kể từ ngày SGD nhận được hồ sơđầyđủ, hợp lệ.

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh

- Thứ nhất, sau khi phát hành bảo lãnh cán bộ thực hiện bảo lãnh phải

thực hiện theo dõi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với bảo lãnh dự thầu, bảo

lãnh thực hiện hợp đồng và các cam kết bảo lãnh khác. Còn đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán và bảo lãnh vay vốn thì thực hiện theo dõi giải ngân và thực hiện nhận nợ

- Sau đó thực hiện việc hạch toán số dư bảo lãnh. Tiếp tục thực hiện việc

kiểm tra theo dõi khách hàng, thực hiện việc thu phí bảo lãnh, kiểm tra tài sản đảm bảo cho bảo lãnh. Đồng thời đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.

- Trong một số trường hợp thì có thể thực hiện gia hạn bảo lãnh nếu yêu cầu gia hạn của khách hàng được sự đồng ý của bên hưởng bảo lãnh và của

ngân hàng.

- Trong trường hợp ngân hàng đã đôn đốc mà khách hàng vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ thì buộc ngân hàng phải thực

hiện trả nợ thay cho khách hàng, việc trả nợ thay này được xử lý theo các hướng khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

Ngân hàng thực hiện việc tất toán bảo lãnh khi kết thúc các nghĩa vụ bảo

lãnh đối với khách hàng, sau đó thực hiện giải toả tài sảnđảm bảo cho khách hàng (nếu bảo lãnh yêu cầu có TSĐB). Thực hiện việc đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm từ vệc thực hiện bảo lãnh và tiến hành việc lưu giữ những hồ sơ

cần thiết.

Một phần của tài liệu Đề tài: Nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vịêt Nam pot (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)