CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật
3.2.3. Giải pháp về nhân sự
Về tổ chức và nguồn nhân lực: Các thiết chế trực tiếp tham gia vào việc bảo đảm tính thốngnhất củahệthống pháp luật bao gồm nhiềucơ quan như: cơ quan soạnthảo,cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, cơ quan cho ý kiến,cơ quan xem xét thông qua hoặc ký ban hành vănbản.Để các thiết chế này hoạtđộng có hiệu quả, cần thiết phải đầu tư nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động; thực tiễn cho thấy nguồn kinh phí cho hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát, kiểm tra, rà sốt VBQPPL chưađược bố trí tương xứngvới tính chất và tầm quan trọng của công việc mà các cơ quan đảm nhiệm. Do đó cần có cơ chế tiền lương,chế độ, chính sách, đàotạo,bồidưỡngvề chun mơn nghiệpvụđể có thể thu hút những chuyên gia giỏi và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan này. Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL; cần bổ sung hợp lý số lượng cán bộ, công chức làm
công tác này; tăng cường tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, năng lực phân tích, xây dựng chính sách pháp luật và kỹ năng soạn thảo, thẩm định, kiểm tra VBQPPL cho những người làm công tác xây dựng pháp luật, bao gồm cả cán bộ, công chức pháp chế các Bộ, ngành. Cần nângcao chất lượng tham vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cần thẩm định. Nội dung của VBQPPL về KH&CN rất rộng và liên quan đến nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó, các cán bộ làm việc tại các đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định khó có thể bao quát hết tất cả các vấn đề. Vì vậy, việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về nội dung cần thẩm định rất quan trọng, cần được quan tâm triển khai sâu rộng trong thời gian tới.
Đồng thời, có biện pháp phát huy hơn nữa sự tham gia của nhân dân, huy động trí tuệ của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, sự phản biện từ các tổ chức xã hội, từ các phương tiện thông tin đại chúng vào quá trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra VBQPPL; cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ KH&CN và giữa Bộ KH&CN với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, thẩm định, kiểm tra VBQPPL.
Thường xun kiện tồn đội ngũ làm cơng tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo về số lượng, có chất lượng về chun mơn, nghiệp vụ. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ về ban hành văn bản, kỹ năng xây dựng, phân tích chính sách, trong đó chú trọng đánh giá tác động của chính sách trên địa bàn để có hướng điều chỉnh kịp thời, đưa các quy định của luật gắn với thực tiễn cuộc sống.
Xây dựng thêm trung tâm nghiên cứu về lập pháp với đội ngũ nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu chuyên sâu, từ đó nâng cấp trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học đáng tin cậy của Quốc hội, Nhà nước và đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam về công tác lập pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác lập pháp tại Bộ KH&CN.
Nghiên cứu sâu hơn về “kỹ năng lập pháp” và đưa vào chương trình đào tạo của các trường dạy luật nhằm trang bị những vấn đề cơ bản lý luận và ký năng
soạn thảo VBQPPL cho các nhà làm luật sau này. Ngồi ra, cần phải có một định hướng lâu dài, một chiến lược dài hạn để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức chuyên sâu công tác xây dựng pháp luật trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề.