1.2.1 .Khái niệm về bản đồ tư duy
1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5
1.4.1. Cảm giác và tri giác
HS lớp 5, dù đã ở giai đọan cuối của tiểu học nhưng vẫn mang đặc thù tâm lí của HS tiểu học. HS nhận thức trên cảm giác và tri giác. Tuy nhiên, nhận thức cảm giác và tri giác của các em không bền vững.
- Về cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong q trình hồn thiện. Để nhận biết các biểu tượng toán học, trẻ dựa trên hoạt động của các giác quan. Ví dụ: để nhận biết các biểu tượng hình học, HS có thể dùng mắt nhìn, tay sờ (khảo sát) để biết khn dạng của từng hình,… Sự hoạt động tích cực của các giác quan giúp làm bộc lộ một cách trực tiếp những thuộc tính bên ngồi, tạo ra hình ảnh đa dạng về các biểu tượng tốn học. Tuy nhiên, những thuộc tính hay đặc điểm trên không phải là các dấu hiệu bản chất và hồn tồn có thể thay đổi. Vì thế, nhận thức về các tri thức tốn học nếu chỉ dựa vào cảm giác thì khơng được ổn định và bền vững.
- Về tri giác: Tri giác của HS tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính khơng ổn định. Do nhiệm vụ học tập dần dần nhường chỗ cho tri giác chính xác, tinh tế nên đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định.
1.4.2. Chú ý.
Lớp 5 là giai đoạn cuối cấp Tiểu học do đó ở giai đoạn này, chú ý có chủ đích được phát triển trong quá trình học tập của HS. Thời gian tập trung và duy trì sự chú ý của trẻ kéo dài lâu hơn. Không những vậy ở giai đoạn này trẻ còn biết phân phối chú ý với những hoạt động khác nhau. Đối với người GV, để HS tập trung chú ý vào bài học, cụ thể là các hoạt động dạy học thì họ cần tạo ra các hoạt động mới mẻ, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Ví dụ: Thao tác trực tiếp trên các đồ dùng để trải nghiệm, khám phá ra tri thức mới thay vì được GV giới thiệu và bị ép buộc phải thừa nhận, ghi nhớ hay áp dụng để giải bài tập.
1.4.3. Ghi nhớ.
Dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, khả năng ghi nhớ của HS cuối cấp Tiểu học phát triển hơn, chuyển dần từ ghi nhớ máy móc sang ghi nhớ logic. Ở giai đoạn này, việc ghi nhớ một vấn đề nào đó của HS sẽ dựa trên các vấn đề khác có liên quan; dựa trên một số thao tác tư duy như so sánh, đối chiếu hay phân tích, tổng hợp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ logic còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em. Đây là đặc điểm quan trọng để sau này HS thiết kế BĐTD và sử dụng BĐTD trong quá trình học tập.