Quy trình tổ chức cho học sinh thiết kế bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu THUY HANG K21 - HOAN CHỈNH NHẤT NHẤT (Trang 35 - 39)

1.4.4 .Tư duy

2.3. Quy trình tổ chức cho học sinh thiết kế bản đồ tư duy

2.3.1. Quy trình

2.3.1.1. Hoạt động 1: Cho học sinh làm quen và tập đọc hiểu sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số sơ đồ.

các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba…mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn…Các nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong…..

- Muốn hình thành một bản đồ tư duy đạt hiệu quả giáo viên cần tiến hành các yêu cầu sau:

+ Bước 1. Giới thiệu cho học sinh các yêu cầu chung về cách “ghi chép”

có hiệu quả trên sơ đồ tư duy gồm các nội dung sau: 1) Dùng từ khóa và ý chính

2) Viết cụm từ, không viết thành câu 3) Dùng các từ viết tắt.

4) Có tiêu đề. 5) Đánh số các ý

6) Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,…

7) Ghi chép nguồn gốc thơng tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8) Sử dụng màu sắc để ghi.

+ Bước 2. Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu

cho học sinh một số sơ đồ tư duy cùng với sự dẫn dắt của giáo viên để các em làm quen.

+ Bước 3. Tập “đọc hiểu” số sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào số sơ

đồ tư duy bất kỳ học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức

+ Bước 4. Cho học sinh thực hành vẽ số sơ đồ tư duy trên giấy (Vẽ số sơ

đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân).

2.3.1.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Chọn từ trung tâm (từ khóa) hay một hình ảnh, hình vẽ hợp với tên

chủ đề. (tên chủ đề có thể là tên bài học, tên mảng kiến thức….)

Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1: Các nhánh cấp 1 chính là các nội dung chính của chủ đề.

Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2,3…và hoàn thiện sơ đồ tư duy: Các nhánh cấp 2,3 chính là các ý trong nội dung của nhánh con trước đó.

Lựa chọn thời điểm sử dụng sơ đồ tư duy : Sơ đồ tư duy được vận

dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức một chủ đề, một bài, một chương giúp học sinh ghi nhớ, ôn tập, liên kết các mạch kiến thức đã học.

- Vận dụng khi kiểm tra bài cũ.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh. Các sơ đồ tư duy thường được sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thơng tin với từ khóa trung tâm hoặc gọi học sinh lên bảng vẽ (báo cáo) sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trước hoặc có thể vẽ trực tiếp nội dung kiến thức đã học… Tùy theo từng lớp, từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể đưa ra yêu cầu khác nhau. Sử dụng SĐTD khi kiểm tra bài cũ thì học sinh cũng hào hứng, tích cực xung phong trả lời, khơng khí lớp học vui vẻ, tiếp thu bài tốt. Sau khi hoàn thành, các em đọc lại kiến thức trên sơ đồ tư duy đó.

Ví dụ : Bài Luyện tập chung – Sgk Toán 5, trang 100 ( Luyện tập tính chu

vi, diện tích hình trịn)

Giáo viên u cầu học sinh điền thơng tin cịn thiếu vào sơ đồ.

- Lập sơ đồ tư duy trong việc dạy kiến thức mới.

Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khố đó và hồn thiện sơ đồ tư duy. Qua sơ đồ tư duy đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.

Diện tích Chu vi

S= r x r x 3,14 C= r x2 x 3,14

+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội dung trong sách giáo

khoa, đưa ra tình huống có vấn đề trước khi cho học sinh đọc.

+ Bước 2: Giáo viên và học sinh tìm hiểu, phân tích đặt tên các chủ đề.

(hoặc giáo viên chọn trước tên chủ đề cần nghiên cứu cho học sinh thiết lập sơ đồ tư duy với các từ khóa đó).

+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy theo các nội

dung chính.

+ Bước 4: Học sinh vẽ, khai triển các nhánh của sơ đồ tư duy theo ý của

học sinh. (có thể tất cả các nhóm cùng chung nội dung hoặc mỗi nhóm có nội

dung khác nhau tùy theo mục tiêu, nội dung bài và đối tượng học sinh). + Bước 5: Học sinh báo cáo, trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình . + Bước 6: Nhận xét, đánh giá, bổ sung thêm cho bạn.

+ Bước 7: Giáo viên chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ, có thể đưa ra sơ

đồ tư duy đã chuẩn bị, gọi học sinh đọc lại.

* Lưu ý: Tuy nhiên giáo viên cũng có thể thiết kế sẵn sơ đồ tư duy theo

mục tiêu bài học nhưng cịn thiếu nhánh, thiếu nội dung. Sau đó, giáo viên giao việc cho học sinh dưới dạng phiếu học tập để học sinh vẽ hoặc viết tiếp. Từ đó, các em rút ra kiến thức toán cần ghi nhớ của bài học.

- Lập sơ đồ tư duy trong việc dạy củng cố, ôn tập kiến thức.

Đối với nội dung bài ơn tập cả mảng kiến thức, hình thức tổ chức thảo

luận nhóm theo các bước tương tự như đã nêu ở trên nhưng thời gian dành cho việc đó nhiều hơn. Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.

2.3.2. Ví dụ minh họạ.

Ví dụ : Bài “ Diện tích xung quanh và diện tích tồn phần của hình hộp chữ

Hoạt động 1: GV cho HS tập đọc và làm quen với một số BĐTD . Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thiết kế BĐTD.

+ Bước 1: Giáo viên chia nhóm 4, phát cho mỗi nhóm 1 hình hộp chữ nhật

bằng giấy cùng kích thước, nêu vấn đề : Làm thế nào chúng ta tính được diện tích xung quanh và diện tích tồn phần của hình hộp chữ nhật mà các em đang có.

+ Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm dựa vào kiến thức trong sgk và tìm

cách tính tốn. Sau khi các nhóm tính tốn xong, giáo viên u cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa “ Hình hộp chữ nhật”.

+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy với các nội dung

chính là : Diện tích xung quanh và diện tích tồn phần.

+ Bước 4: Học sinh vẽ, khai triển các nhánh của sơ đồ tư duy theo ý của

nhóm.

+ Bước 5: Học sinh báo cáo, trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình . + Bước 6: Nhận xét, đánh giá, bổ sung thêm cho bạn.

+ Bước 7: Giáo viên chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ, có thể đưa ra sơ

đồ tư duy đã chuẩn bị, gọi học sinh đọc lại.

Một phần của tài liệu THUY HANG K21 - HOAN CHỈNH NHẤT NHẤT (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w