Quy trình thiết kế bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu THUY HANG K21 - HOAN CHỈNH NHẤT NHẤT (Trang 33 - 35)

1.4.4 .Tư duy

2.2. Quy trình thiết kế bản đồ tư duy

2.2.1. Kỹ thuật thiết kế bản đồ tư duy

Quy tắc chung của việc tạo bản đồ tư duy mindmap chính là mường tượng, tổng hợp, liên kết và chọn lọc thông tin.

+ Đầu tiên, cần xác định ý bao hàm khái quát chung của bản đồ tư duy đề cập đến vấn đề gì? Đối tượng chính là ai, và hãy dành trung tâm của tờ giấy để ghi keywordsnày. Có thể biểu diễn keywords dưới dạng hình ảnh hoặc chữ viết, ký hiệu… để biểu thị nó.

+ Thứ hai, thu nhỏ bức tranh và đi sâu hơn vào đối tượng chính. Lưu ý là có rất nhiều cách để biểu thị một thơng tin, một lời khuyên là nên dùng xen kẽ các màu sắc khác nhau, các hình vẽ ngộ nghĩnh hoặc chèn them những ngôn ngữ khác… sao cho tiện với thói quen trí nhớ của mình.

+ Thứ ba, hãy chú ý sử dụng những mũi tên, những ký hiệu nối các ý với nhau. Việc dùng những ký hiệu hình ảnh để nối các ký tự chữ sẽ giúp bộ não nhớ dễ dàng hơn. Thay vì những mũi tên thẳng, có thể chọn vẽ chúng theo đường cong, theo hình dạng khác nhau để tránh tạo sự buồn tẻ cho sơ đồ tư duy mindmap.

+ Cuối cùng, có thể sử dụng cơng cụ vẽ mindmap trên mạng hoặc tiếp cận sơ đồ tư duy mindmap từ những bài giảng để thiết kế cho mình một sơ đồ tư duy mindmap tốt nhất. Mindmap là một cơng cụ tuyệt vời có thể giúp chúng ta ghi nhớ khi học một mơn ngồi ngữ mới từ các tiếng quen thuộc như tiếng Anh, Pháp, hay Đức….Từ một chủ đề trọng tâm, có thể triển khai ra các ý với từng nhánh chia nhỏ khác nhau. Đặc biệt, sơ đồ tư duy mindmap nay đã có ứng dụng thiết kế sẳn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian vẽ bản đồ bằng tay.

2.2.2. Quy trình thiết kế bản đồ tư duy

Theo Tony Buzan có 7 bước như sau:

+ Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một

bên. Điều đó thể hiện sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khống hơn, tự nhiên hơn.

+ Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Hình ảnh hay bức tranh đó có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.

+ Bước 3: Ln sử dụng MÀU SẮC. Vì màu sắc cũng có tác dụng kích

thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho SĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.

+ Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các

nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Vì như ta đã biết, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng nên nếu ta nối các nhánh lại với nhau, ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều.

+ Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lơi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.

+ Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHĨA TRONG MỖI DỊNG. Bởi các từ

khóa mang lại cho BĐTD của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.

+ Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xun suốt. Bởi vì giống như hình ảnh

trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong BĐTD của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích.

Từ 7 bước trên, chúng ta có thể rút gọn lại các thao tác chính sau:

+ Một là: Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề

+ Hai là: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính

viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

+ Ba là: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo và hồn thiện BĐTD.

2.2.3. Ví dụ minh họa

- Mục tiêu: Hệ thống được các kiến thức đã học trong chương trình tốn 5

+ Bước 1: Xác định từ khóa “ Tốn 5”.

+ Bước 2: Xác định các nhánh chính là các chủ để tốn học lớp 5: số học,

hình học, đại lượng, giải tốn. Sử dụng các hình ảnh minh họa cho nhanh chính.

+ Bước 3: Dựa vào các nhánh chính, xác định các đơn vị kiến thức liên

quan đến nhánh chính để vẽ nhánh phụ.

Một phần của tài liệu THUY HANG K21 - HOAN CHỈNH NHẤT NHẤT (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w