Tổng hợp thống kê

Một phần của tài liệu TAP BAI GIANG KHXH (Trang 25)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC

1.3. Các giai đoạn nghiên cứu thống kê

1.3.2. Tổng hợp thống kê

1.3.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của tổng hợp thống kê

Sau khi tiến hành điều tra thống kê, ta sẽ thu được số liệu về hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, những tài liệu này mới chỉ phản ánh được những đặc trưng riêng rẽ về từng đơn vị tổng thể, có tính rời rạc. Do vậy, ta chưa thể sử dụng các tài liệu này vào phân tích để nêu rõ bản chất, quy luật phát triển của toàn bộ hiện tượng. Muốn làm được điều này, ta phải tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hóa các tài liệu đã thu được trong điều tra để làm cho các tài liệu rieng rẽ về từng đơn vị tổng thể trở thành những con số phản ánh đặc trưng chung của toàn bộ hiện tượng, trên cơ sở đó, giúp ta có nhận định chung về tồn bộ hiện tượng nghiên cứu. Đây chính là giai đoạn tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê và được gọi là tổng hợp thống kê.

Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hóa một cách khoa học và các tài liệu ban đầu thu được trong điều tra thống kê, nhằm làm cho các đặc trưng riêng biệt về từng đơn vị của hiện tượng nghiên cứu bước đầu chuyển thành những đặc trưng chung của tồn bộ hiện tượng.

Ví dụ như sau khi tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ta đã thu được một khối lượng lớn các tài liệu ban đầu phản ánh các đặc trưng riêng biệt của từng nhân khẩu, như: giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, nơi cư trú, dân tộc, nghề nghiệp,... nếu các tài liệu này không được tổng hợp lại, ta sẽ không thể rút ra kết luận về những đặc trưng chung của tình trạng dân số cả nước ta. Chỉ dựa trên cơ sở tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa các số liệu riêng biệt của từng nhân khẩu đa thu được trong giai đoạn điều tra, ta mới có

26

thể biết được những đặc điểm chung về tình hình dân số nước ta có tại thời điểm điều tra, như: Tổng số dân của cả nước là 85.846.997 người, trong đó nam có 42.413.143 người, chiếm tỷ trọng 49,41% và nữ có 43.433.854 người chiếm tỷ trong 50,59%, số dân thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,63%; số dân nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,37%; số trẻ em dưới 15 tuổi có 20.993.259 người, chiếm tỷ trọng 24,45%; số người từ 60 tuổi trở lên có 7.452.747 người, chiếm 8,68%.

Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là làm cho những đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung cuả toàn bộ tổng thể, làm cho các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra bước đầu chuyển thành các biểu hiện chung về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. Trong ví dụ trên, nhờ có tổng hợp thống kê mà các đặc trưng riêng của từng nhân khẩu các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra về giới tính, nơi cư trú, độ tuổi,... đã chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ dân số nước ta về tổng số dân, số nam, nữ, số dân thành thị, nông thôn, số dân ở các nhóm tuổi,...

Tổng hợp thống kê là giai đoạn thứ hai của quá trình nghiên cứu thống kê. Việc tổ chức tổng hợp đúng đắn và khoa học có ý nghĩa lớn đối với kết quả của tồn bộ q trình nghiên cứu thống kê. Nhờ có các số liệu thống kê đã được tổng hợp một cách khoa học, ta mới có thể rút ra kết luận chính xác về bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu.

Trong ví dụ trên, nếu chỉ căn cứ vào những số liệu thống kê riêng rẽ của từng nhân khẩu đã điều tra được, ta không rút ra được kết luận gì về đặc trưng cơ bản của dâm số nước ta. Ngược lại, với một vài con số thống kê đã được tổng hợp, ta có thể thấy sự mất cân bằng giữa nam và nữ của dân số nước ta năm 2009 là không lớn, nếu so sánh với số liệu của các cuộc sống tổng điều tra năm 1989 và 1999, ta có thể thấy sự mất cân bằng giới tính của dân số Việt Nam đang được thu hẹp dần. Cũng theo các số liệu này, ta thấy dân số Việt Nam đã từ cơ cấu dân số trẻ năm 1999 chuyển sang tiệm cận với cơ cấu dân số

27

già. Điều đó cũng cho thấy, trong tương lai gần, chúng ta phải đối diện với quá trình già hóa dân số diễn ra khá nhanh cùng với xu hướng giảm sinh mạnh mẽ của những năm gần đây. Vì vậy, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất xã hội để đáp ứng với nhu cầu tăng lên nhanh chóng của người già ở nước ta là một nhiệm vụ khá nặng nề và cấp bách.

1.3.2.2. Phương pháp tổng hợp thống kê

Yêu cầu quan trọng nhất của tổng hợp là phải nêu lên được cơ cấu theo các mặt của tổng thể nghiên cứu từ việc hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra. Để đáp ứng yêu cầu này, người ta sử dụng phương pháp phân

tổ thống kê.

Phân tổ thống kê là phương pháp phân chia các đơn vị của tổng thể vào các tổ (và tiểu tổ) khác nhau theo từng tiêu thức nghiên cứu. Trị số được tính tốn ở mỡi tổ cho ta một cơ cấu về lượng cụ thể của tổng thể. Việc phân chia các đơn vị tổng thể vào các tổ không đơn giản mà phải tuân theo những căn cứ lý luận nhất định. Để thực hiện ba nhiệm vụ của phân tổ thống kê gồm: 1. Thực hiện phân chia các loại hình kinh tế xã hội, 2. Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu, 3. Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức; người ta sử dụng ba loại phân tổ thống kê sau:

- Phân tổ phân loại: là phân chia các loại hình kinh tế xã hội, nhằm nêu lên đặc trưng của từng loại hình và mối liên hệ giữa chúng với nhau. Từ việc nghiên cứu riêng biệt mỡi loại hình đó, đi sâu nghiên cứu các đặc trưng của tồn bộ hiện tượng phức tạp, giải thích một cách sâu sắc bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Phân tổ kết cấu: là phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ, các nhóm có tính chất khác nhau, tính tỷ trọng của mỡi bộ phận cấu thành trong tổng thể, trên cơ sở đó đánh giá kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nghiên cứu.

- Phân tổ liên hệ: là việc phân chia hiện thượng nghiên cứu theo nhiều tiêu thức có liên hệ với nhau, trên cơ sở đó đánh giá mối liên hệ giữa các tiêu thức trong điều kiện lịch sử cụ thể.

28

Ngoài ra, nếu căn cứ vào số lượng tiêu thức được sử dụng để phân tổ, người ta chia phân tổ thống kê thành hai loại:

- Phân tổ theo một tiêu thức: là tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở một tiêu thức thống kê (còn được gọi là Phân tổ giản đơn)

- Phân tổ theo nhiều tiêu thức: là tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở nhiều tiêu thức thống kê (từ hai tiêu thức trở lên). Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm của hiện tượng và các tiêu thức phân tổ mà phân tổ theo nhiều tiêu thức được chia thành hai loại: phân tổ kết hợp và phân tổ nhiều chiều. Phân tổ kết hợp là tiến hành phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức, trong đó các tiêu thức được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với mục đích nghiên cứu và đặc điểm của hiện tượng. Phân tổ nhiều chiều là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng có vai trò như nhau trong việc đánh giá hiện tượng.

Việc phân tổ thống kê được sử dụng ngay từ trong giai đoạn điều tra thống kê để xác định danh mục các biểu hiện của những tiêu thức thuộc nội dung điều tra. Tuy nhiên, không phải tất cả các biểu hiện của tiêu thức điều tra

đều được đưa vào nội dung tổng hợp mà phải chọn lọc để nội dung tổng hợp vừa đủ đáp ứng mục đích nghiên cứu. Như vậy, nội dung tổng hợp là danh mục các biểu hiện của tiêu thức điều tra đã được chọn lọc và với mỗi biểu hiện chúng lại được phân chia thành những nhóm khác nhau để đáp ứng yêu cầu phản ánh các cơ cấu khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. Nội dung tổng hợp cũng là danh mục của một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp.

Sau khi tổng hợp được các dữ liệu thống kê theo nội dung tổng hợp, muốn phát huy tác dụng của nó với giai đoạn phân tích thống kê, cần thiết phải trình bày dữ liệu thống kê theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng sau này. Thông thường người ta trình bày các kết quả tổng hợp bằng các bảng thống kê và đồ thị thống kê.

29

1.3.2.3. Bảng thống kê và đồ thị thống kê

a. Bảng thống kê

- Khái niệm: Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lí và rõ ràng nhằm biểu hiện các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

- Cấu thành bảng thống kê:

+ Về hình thức: Bảng thống kê gồm tiêu đề về các hàng ngang, cột dọc, các tiêu đề, tiêu mục và các con số.

+ Về nội dung: Bảng gồm hai phần, phần chủ đề và phần giải thích.

Phần chủ đề nói lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê, tổng thể này được phân thành những đơn vị nào, bộ phận nào.

Phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng.

Cấu thành của bảng thống kê có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:

Tên bảng thống kê (tiêu đề chung) Phần giải thích

Phần chủ đề

Các chỉ tiêu giải thích (Tên cột)

Tổng số 1 2 3 ... n Tên chủ đề 1 (Tên hàng 1) Tên chủ đề 2 (Tên hàng 2) … Tổng số

Ví dụ: Có bảng thống kê về số hộ và số dân trên địa bàn huyện X năm N như sau: STT Tên đơn vị Số hộ (hộ) Số dân (người) Trong đó Ghi chú Nam Nữ 1 Thị trấn Gia Ray 3.527 13.030 6.264 6.766

30

2 …

Tổng số

- Các loại bảng thống kê:

+ Bảng giản đơn: là loại bảng thống kê, trong đó phần chủ đề có thể liệt kê các đơn vị tổng thể, tên gọi các địa phương hoặc các thời gian khác nhau của quá trình nghiên cứu.

+ Bảng phân tổ: là loại bảng thống kê, trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đó. Bảng phân tổ là kết quả của việc phân tổ thống kê.

+ Bảng kết hợp: là loại bảng thống kê, trong đó đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân tổ theo hai, ba… tiêu thức kết hợp nhau.

- Cách ghi số liệu vào bảng thống kê:

Các ô trong bảng thống kê đều có ghi số liệu hoặc bằng các ký hiệu quy ước thay thế:

+ Dấu (-): Hiện tượng khơng có số liệu

+ Dấu (…): Số liệu cịn thiếu, sau này có thể bổ sung

+ Dấu (x): Hiện tượng không liên quan đến chỉ tiêu đó, nếu viết số liệu vào ơ đó sẽ vơ nghĩa.

b. Đồ thị thống kê

- Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học được dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê.

- Ý nghĩa của đồ thị thống kê, đồ thị thống kê có thể biểu hiện: + Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian

+ Kết cấu và sự biến động kết cấu của hiện tượng + Trình độ phổ biến của hiện tượng

+ Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng + Mối liên hệ giữa các hiện tượng

31

Ngoài ra đồ thị thống kê còn được coi là một phương tiện tuyên truyền rất mạnh mẽ, một công cụ dùng để biểu dương các thành tích sản xuất và hoạt động văn hóa xã hội.

1.3.3. Phân tích và dự đoán thống kê

Phân tích và dự đốn thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Đây là một vấn đề lớn, bao gồm nhiều nội dung và có nhiều phương pháp khác nhau. Trong phạm vi chương này, chúng ta chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận chung nhất của phân tích thống kê để làm căn cứ, điều kiện cho các nội dung, phương pháp cụ thể được trình bày ở các chương sau.

1.3.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích và dự đốn thớng kê

Phân tích và dự đốn thống kê là nêu lên một cách tổng hợp, qua các biểu hiện về lượng, bản chất, tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện cụ thể về thời gian và không gian, đồng thời nêu lên các mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Nói một cách cụ thể, phân tích và dự đốn thống kê là việc vận dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, liên kết, tính tốn… các con số đã thu được trong điều tra và tổng hợp thống kê nhằm xác định các mức độ, nêu lên sự biến động, tính quy luật, biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các hiện tượng, dự đoán tình hình phát triển trong tương lai của hiện tượng. Khác với các loại phân tích khác, phân tích và dự đốn thống kê phải lấy các con số thống kê làm tư liệu, lấy các biểu hiện về lượng làm căn cứ, lấy các phương pháp thống kê làm cơng cụ.

Kết quả của phân tích thống kê phụ thuộc chặt chẽ vào kết quả của điều tra và tổng hợp thống kê. Chỉ có dựa trên cơ sở số liệu điều tra phong phú, chính xác, kết quả tổng hợp thật sự khoa học thì phân tích thống kê mới có khả năng rút ra được những kết luận đúng đắn. Vì vậy, muốn phân tích thống kê có chất lượng, trước hết cần phải làm tốt giai đoạn điều tra và tổng hợp thống kê. Nếu khơng, dù có tốn nhiều cơng sức, phương pháp phân tích, dự đốn có hiện

32

tại và khoa học mấy, kết quả phân tích cũng bị hạn chế, thậm chí có thể làm sai lệch bản chất của hiện tượng.

Là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, phân tích thống kê có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định thành cơng của tồn bộ q trình.

Trước hết, phân tích thống kê là biểu hiển tập trung kết quả của tồn bộ q trình nghiên cứu thống kê. Tài liệu điều tra và tổng hợp chỉ có trải qua một

sự phân tích sâu sắc, tồn diện và khoa học mới có thể nêu lên được biểu hiện về lượng bản chất, tính quy luật của hiện tượng. Khi đó, mục đích cuối cùng của thống kê mới đạt được và thống kê mới thật sự trở thành “một trong những công cụ sắc bén nhất để nhận thức xã hội”, như V.I. Lênin đã nói. Vì vậy, có thể nói, phân tích thống kê là cơng việc khơng thể thiếu được trong tồn bộ q trình nghiên cứu thống kê.

Phân tích thống kê giúp nêu rõ bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Nếu khơng có phân tích thống kê thì các tài liệu mà điều tra

và tổng hợp thu được cũng chỉ là những con số đơn điệu, rời rạc. Chỉ có trên cơ sở so sánh, đối chiếu, liên kết chúng lại với nhau, gắn kết với các điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan ta mới có thể thấy rõ ý nghĩa kinh tế - xã hội mà các con số đó phản ánh, trên cơ sở đó đánh giá được thực trạng, bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng. Chẳng hạn như sau khi tổng hợp số liệu điều tra về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội, ta mới thu được các con số cụ thể về số lao động, năng lực về vốn, tài sản,

Một phần của tài liệu TAP BAI GIANG KHXH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)