CHƯƠNG 3 THỐNG KÊ SUY LUẬN
3.1. Những vấn đề cơ bản về mẫu
3.1.1. Mẫu ngẫu nhiên
88
Mẫu ngẫu nhiên là mẫu mà các đơn vị được chọn vào mẫu hoàn toàn khách quan, với xác suất bằng nhau tức là đều có cơ hội chọn vào mẫu như nhau, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chọn mẫu.
3.1.1.2. Cách chọn số đơn vị mẫu điều tra
Thông thường trong thống kê, căn cứ vào sự thay đổi của tổng thể trong quá trình chọn và xác suất lấy mẫu, người ta có các phương pháp chọn số đơn vị của mẫu như sau:
a. Chọn hoàn lại
Chọn hoàn lại là việc chọn các đơn vị của tổng thể đưa vào mẫu, sau đó đơn vị được chọn sẽ được đưa trở lại tổng thể có cơ hội được chọn lại
Đặc điểm của phương pháp này là quy mô của tổng thể khơng thay đổi trong q trình chọn và số đơn vị trong mẫu khơng hồn tồn là các đơn vị khác nhau. Chính vì quy mơ khơng thay đổi nên xác suất của mỗi đơn vị được chọn là như nhau (đều bằng 1/N, trong đó N là số đơn vị của tổng thể)
b. Chọn khơng hồn lại
Chọn khơng hồn lại là việc chọn các đơn vị của tổng thể đưa vào mẫu, sau đó đơn vị được chọn sẽ không được đưa trở lại tổng thể và khơng có cơ hội được chọn lại.
Chính vì vậy, đặc điểm của phương pháp chọn này là quy mô của tổng thể giảm dần trong quá trình chọn và xác suất được chọn của các đơn vị là hoàn toàn khác nhau, xác suất này tăng dần trong quá trình chọn.
Về mặt lý thuyết, chọn đơn vị mẫu điều tra có hồn lại giúp ta dễ dàng tính tốn được các ước lượng của mẫu và thường được sử dụng, nhưng trong thực tế thì phương pháp lấy mẫu khơng hoàn lại thường được áp dụng hơn. Một điều dễ thấy rằng phương pháp chọn mẫu có hồn lại và khơng hồn lại sẽ khơng có sự sai khác q nhiều nếu số lượng phần tử trong tổng thể là rất lớn và cỡ mẫu là rất nhỏ so với số lượng của tổng thể.
3.1.1.3. Một số phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên thường dùng trong thống kê
89
a. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phương pháp tổ chức chọn mẫu một cách hoàn tồn ngẫu nhiên khơng qua một sự sắp xếp nào và có thể dùng phương pháp chọn một lần hoặc chọn nhiều lần.
Ví dụ: Bốc thăm, quay số hoặc chọn theo bảng số ngẫu nhiên * Ưu điểm: Đơn giản, dễ tiến hành
* Nhược điểm: gặp khó khăn khi tổng thể có quy mơ lớn hoặc kết cấu phức tạp. Nếu gặp tổng thể khơng đồng đều thì tính chất đại biểu của mẫu khơng cao do các đơn vị được lựa chọn có thể phân bố khơng đều, tập trung vào một chỗ. * Điều kiện vận dụng: Chỉ thích hợp với những tổng thể tương đối đồng đều và không quá lớn.
b. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống là phương pháp tổ chức chọn mẫu trong đó mỡi đơn vị được chọn căn cứ vào từng khoảng cách nhất định từ danh sách đã được sắp xếp sẵn của tổng thể. Các đơn vị được chọn lần lượt, đơn vị sau cách đơn vị trước một khoảng xác định d = N/n.
Ví dụ: Từ tổng thể có 1000 cơng nhân, người ta chọn ra 100 cơng nhân để tiến hành điều tra, khi đó d = 1000/100 = 10. Theo đó, cứ 10 người theo danh sách sẽ chọn ra 1 người để điều tra. Người đầu tiên được chọn ra trong số 10 người đầu tiên của danh sách bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn giản . Giả sử trong số 10 người này, rút thăm được người số 5, thì những người được chọn tiếp theo sẽ là 15,25...
* Ưu điểm: thủ tục đơn giản, rút ngắn được thời gian cũng như chi phí, các đơn vị được chọn vào mẫu rải đều trong tồn bộ tổng thể nên tính chất đại biểu của mẫu cao.
* Nhược điểm: Có khả năng xảy ra sai số hệ thống (sai số luôn lệch về một phía so với số thực tế) do mẫu lấy ra phụ thuộc vào số đầu tiên được chọn ra từ nhóm đầu tiên. Do đó, khi tổng thể khơng đồng đều, đây chưa phải là cách cho chúng
90
ra mẫu tốt nhất. Mặt khác, khi tổng thể lớn thì việc sắp xếp các đơn vị theo một thứ tự nào đó để chọn mẫu cũng gặp nhiều khó khăn
* Điều kiện vận dụng: Trước khi tiến hành chọn mẫu phải sắp xếp các đơn vị trong tổng thể vào danh sách theo một thứ tự nào đó của tiêu thức nghiên cứu hoặc tiêu thức bất kỳ
c. Chọn mẫu mẫu ngẫu nhiên phân tổ
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ là việc tiến hành chọn các đơn vị mẫu khi tổng thể đã được phân chia thành các tổ theo tiêu thức liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu. Việc chọn các đơn vị từ các tổ được tiến hành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Số đơn vị của mỡi tổ được chọn vào mẫu có thể tỷ lệ với quy mô tổ (chọn theo tỷ lệ) hoặc không tỷ lệ với quy mô tổ (chọn không theo tỷ lệ)
* Ưu điểm: Chọn được mẫu có kết cấu gần giống với kết cấu của tổng thể (trong trường hợp chọn theo tỷ lệ) nên tính đại biểu cao, sai số chọn mẫu nhỏ.
* Nhược điểm: Phức tạp và khó thực hiện hơn, đòi hỏi phải có nhiều thơng tin về tổng thể
* Điều kiện vận dụng: Thường sử dụng khi tổng thể phức tạp, phân bố không đồng đều
d. Chọn mẫu ngẫu nhiên chùm
Chọn mẫu ngẫu nhiên chùm là phương pháp tiến hành chọn mẫu theo đó các đơn vị của tổng thể được chia thành các chùm (khối) với số lượng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. Từ các chùm đó, người ta chọn ngẫu nhiên một số chùm để điều tra. Các đơn vị mẫu lúc này không phải là từng đơn vị lẻ tẻ mà là từng chùm đơn vị.
Ví dụ: Kiểm tra chất lượng sản phẩm đã đóng thùng của nhà máy cơ khí chính xác
* Ưu điểm: Tổ chức gọn nhẹ, giảm được chi phí
* Nhược điểm: Do số đơn vị được chọn chỉ tập trung vào một số chùm nên có thể dẫn đến sai số lớn nếu giữa các khối có sự khác biệt nhau nhiều
91
* Điều kiện vận dụng: Chỉ nên áp dụng trong trường hợp giữa các đơn vị trong một chùm có sự khác nhau đáng kể song giữa các chùm lại giống nhau về bản chất
e. Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng là phương pháp tổ chức chọn mẫu phải thông qua ít nhất hai cấp chọn trung gian. Đầu tiên xác định các đơn vị mẫu cấp I, sau đó các đơn vị mẫu cấp I lại được phân chia thành các đơn vị mẫu cấp II và cứ như thế cho đến cấp cuối cùng.
Về bản chất, phương pháp này là sự biến thể của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên chùm. Vì khi điều tra chọn mẫu ở hai cấp thì ở cấp I tổng thể được chia thành các chùm, sau đó chọn ngẫu nhiên một số chùm nhất định. Ở cấp II, thay vì điều tra toàn bộ đơn vị của các chùm được chọn, người ta chỉ chọn điều tra một số đơn vị của các chùm được chọn
* Điều kiện áp dụng: Sử dụng trong trường hợp các đơn vị của tổng thể phân tán quá rộng và thiếu thông tin về tổng thể
3.1.2. Mẫu phi ngẫu nhiên
Là mẫu các đơn vị được chọn vào mẫu điều tra dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của người nghiên cứu về tổng thể nghiên cứu, hoặc căn cứ vào những quy định nhất định khi lấy mẫu (mang tính chất chủ quan của nhà nghiên cứu).
Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên là chọn có dụng ý trước, nghĩa là dựa trên sự hiểu biết về hiện tượng nghiên cứu, tiến hành bàn bạc, phân tích để lựa chọn những đơn vị điển hình có khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu để điều tra. Kết quả điều tra thường được dùng để suy rộng cho toàn bộ tổng thể hoặc để đánh giá một cách tổng quát. Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế phức tạp, phân tán, không ổn định đòi hỏi phải quan sát, phân tích tỷ mỷ trước khi thu thập tài liệu. Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên khơng hồn tồn dựa trên cơ sở toán học như chọn mẫu ngẫu nhiên mà chủ yếu đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa phân tích lý luận
92
và thực tế. Sự nhận xét chủ quan của người tổ chức có ảnh hưởng đến chất lượng điều tra.
Trong điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, muốn cho chất lượng điều tra tốt, cần chú ý những vấn đề sau:
- Phân tổ chính xác đối tượng điều tra, bởi vì phân tổ tổng thể giúp chúng ta chọn các đơn vị mẫu có khả năng đại điện cho tổng thể
- Chọn đơn vị điều tra: Vì số đơn vị mẫu chọn ra dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc qua bàn bạc phân tích tập thể, nên thông thường nên chọn những đơn vị nào có mức độ phổ biến nhất trong từng nhóm, hay bộ phận, hoặc gần với số trung bình của bộ phận đó.
- Sai số chọn mẫu: Sai số chọn mẫu trong điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên không thể dựa vào cơng thức tốn học để tính tốn mà phải thơng qua nhận xét, so sánh để ước lượng. Khi suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, người ta sử dụng trực tiếp chứ ít khi suy rộng cho phạm vi toàn bộ tổng thể. - Tập huấn cho cán bộ tham gia điều tra: Trong điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, ý kiến chủ quan của con người rất quan trọng. Do đó, người cán bộ điều tra muốn làm tốt công tác điều tra khơng những có nghiệp vụ tốt mà còn cần phải trung thực, có khả năng vận động quần chúng. Cán bộ điều tra cần được tập huấn quán triệt ý nghĩa, mục đích, nội dung, phương pháp và kỹ năng để điều tra.
Điều tra chọn mẫu ngầu nhiên và chọn mẫu phi ngẫu nhiên đều là các phương pháp điều tra chọn mẫu có hiệu quả. Mỡi phương pháp có những mặt ưu, nhược điểm nhất định và thích hợp với từng hiện tượng nghiên cứu. Hai phương pháp này thường hỗ trợ nhau nên trong thực tế, người ta thường kết hợp khéo léo cả hai phương pháp này