1. Đánh giá
2.1. Giải pháp về công tác quản lý
2.1.1. Giải pháp về công tác tổ chức
Hiện tại cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Trường vẫn hoạt động theo hình thức tổ đội. Khiến cho công tác tổ chức và vận hành bộ máy chưa có hiệu quả chưa tương xứng với quy mô của cảng cá, bên cạnh đó cảng cá Vĩnh Trường với thực trạng như vậy việc tận dung cơ sở vật chất của cảng cá cũ, cũng cần tính đến việc sát nhập bộ máy quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả công việc và tầm bao quát chung cho toàn khu vực. Chính vì vậy việc chuyển đổi mô hình hoạt động và sát nhập của các tổ chức trong bộ máy là rất cần thiết hiện nay.
Xuất phát từ tình hình đó em nhận thấy rằng việc chuyển đổi mô hình quản lý là rất cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của cảng cá, và khu neo đậu tàu thuyền tại Hòn Rớ - Sông Tắc. Cụ thể giải pháp em đưa ra là xây dựng mô hình tổ chức như sau:
Sơ đồ 5-6 : Mô hình hoạt động cảu cảng cá Hòn Rớ trong tương lai
Lợi ích thu được từ giải pháp này sẽ tạo cho công tác quản lý được chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó phân rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ điều động tàu thuyền trong quá trình điều động tàu thuyền ra vào khu neo đậu. Có các phòng ban chuyên môn hơn nhằm đối phó với các tình huống sâu xảy ra trong khu neo đậu và đồng thời tăng cường khả năng phục vụ mang tính thương mại của cảng.
2.1.2. Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được cải thiện là liệu pháp nhằm giảm thiểu những phiền nhiễu trong quá trình tàu thuyền vào cảng, không chỉ có cảng cá mà tất cả
các cảng hàng hải nói chung, chính vì vậy việc hoàn thiện và thống nhất trong thủ tục hành chính là điều kiện cho tàu thuyền đến cảng được nhanh chóng và thuận lợi.
Xuất phát từ thực tế cho thấy khả năng lắm bắt thông tin tàu thuyền đến cảng cá còn nhiều bất cập, thủ tục còn hạn chế và chưa sát với thực tế. Sự hoạt động của các cơ quan chức năng có liên quan còn chưa thống nhất như: biên phòng, các cơ quan hàng hải trong tỉnh chưa có sự phối hợp đồng bộ, còn hoạt động riêng biệt, nhất là biên phòng. Tại cảng cá Hòn Rớ vẫn chưa có sự thống nhất này, chính vì vậy việc sát nhập biên phòng trở thành một phòng ban của cảng cá là điều cần thiết hiện nay. Vì rằng tàu thuyền sau khi tiến hành làm thủ tục khai báo, tại cảng cá còn phải đến trình diện với biên phòng nên rất tốn kém về mặt tiến bạc và thời gian của ngư dân, gây phiền hà trong công tác quản lý. Việc đưa biên phòng vào cảng cá sẽ có nhưng lợi ích như sau:
+ Giảm thiểu thời gian và tiền bạc cho ngư dân.
+ Tạo thủ tục thống nhất với quy trình làm việc khép kín, với khoản kinh phí bỏ ra đã được sự thống nhất của ban quản lý cảng và biên phòng, mà vẫn tạo cơ sở pháp lý và thuận lợi trong công tác quản lý tàu thuyền tròng khu vực neo đậu.
+ Có sự phối hợp kịp thời của biên phòng và ban quản lý khu neo đậu trong công việc đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra trong mùa mưa bão, và trong sản xuất. Tạo được sư an tâm cho chủ tàu trong quá trình neo đậu tại khu neo đậu
Quy trình làm việc như sau:
2.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật
2.2.1. Giải pháp về diện tích khu neo đậu
Hiện nay diện tích của khu neo đậu đạng bị hạn chế rất nhiều, do hiện tượng xa bồi của phù xa từ thượng nguồn đổ về, và sự trồng chéo trong công tác phân vùng nước neo đậu. Giữa cảng cá Hòn Rớ và cảng cá Vĩnh Trường. Chính vì vậy phải có sự thống nhất trong việc phân định vùng nước quản lý, để xây dựng một khu neo đậu chung cho tàu thuyền khi vào neo đậu tránh bão, sản xuất hoặc lấy các nhu yếu phẩm cần thiết cho tàu thuyền trước khi ra khơi.
Qua quá trình thực hiện đồ án tại khu vực neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc em nhận thấy được sự hoạt động không hiệu quả của cảng cá Vĩnh Trường, chính vì vậy việc sát nhập cảng cá Vĩnh Trường vào cảng cá Hòn Rớ là xu thế chung, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như phân định khu vực neo đậu.
Để có phương án cụ thể cho việc sát nhập cần có sự thống nhất trong hai ban quản lý, vì mục tiêu chung xây dựng khu neo đậu an toàn và hoạt động có hiệu quả.
Sự sát nhập này sẽ mang lại nhưng thuận lợi như sau:
+ Diện tích vùng nước quản lý được mở rộng, tăng diện tích neo đậu cho tàu thuyền vào cảng cụ thể.
- Chiều rộng tăng từ 300m như hiện nay lên 460m. Chiều dài tăng lên 500 600m.
- Diện tích tăng từ 230.000m2 276.000m2. Giới hạn từ toạ độ: (12012’056N; 109011’669E), (12011’869N; 109011’841E)
đến toạ độ :
(12012’047N; 109012’083E),(12012’117N; 109012’074E)
Nhưng bên cạnh đó sẽ có những khó khăn về mặt quản lý. Đòi hỏi phải có đủ nhân lực, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong ban quản lý khu neo đậu. Nhằm mục đích vừa mở rộng nhưng không thụ động trong quản lý.
2.2.2. Giải pháp về phân loại khu neo đậu
Trong quá trình thực hiện đồ án tại khu neo đậu cảng cá Hòn Rớ - Sông Tắc em nhận thấy được việc neo đậu của tàu thuyền trong khu neo đậu là chưa tốt, còn chưa đi vào thống nhất và cụ thể trên toàn bộ khu neo đậu. Việc neo đậu còn tự phát chưa có sự quản lý cũng như điệu động cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền vào neo đậu, ban quản lý cũng như chưa lắm bắt hết được số lượng tàu thuyền vào khu neo đậu theo cỡ loại, công suất và thực hiện việc bố trí neo đậu hầu như là không có. Cũng như chưa có biện pháp bố trí neo đậu an toàn cho tàu thuyền, trong mùa mưa bão. Qua thống kê bằng phiếu điều tra cho thấy 100% tàu thuyền không có sự điều động của ban quản lý trong sản xuất, và trong quá trình neo tránh bão trong khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc.
Chính vì vậy em mạnh dạn đưa ra những phương án phân bố khu neo đậu cho tàu thuyền như sau:
2.2.2.1. Khu neo đậu số 1
Khu neo đậu này thuộc khu vực từ cầu Bình Tân đến trường tiểu học Phước Thịnh. Khu vực này đảm nhận tàu thuyền nhỏ có công suất từ 45 cv trở xuống.
Qua khảo sát tại đoạn luồng này thì:
+ Về độ sâu đo được lúc thuỷ chiều thấp nhất là từ 0.5 2.2m. + Chất đáy chủ yếu là bùn cát.
+ Diện tích của khu vực này là 400.000m2, có chiều dài khoảng 2km, chiều rộng 200m
+ Chướng ngại vật: có 4 bè nuôi tôm, 6 vó cá, 2 bãi bồi bên bờ Đông Nam của luồng, hiện tại đang được tiến hành nạo vét, và độ sâu sau khi nạo vét toàn bộ khu vực này là 1.5 3.5m
+ Cách bố trí tàu thuyền neo đậu như sau:
- Bố trí cho tàu thuyền neo đậu từ 5 10 tàu với nhau. Tai hai bên bờ luồng tránh khu vực luồng chạy tàu từ 5 10m.
- Hướng neo đậu an toàn cho tàu thuyền là hướng vuông góc với bờ kè, vì dòng chảy từ cầu Bình Tân ra Cửa Bé có tốc độ không lớn cho nên tàu thuyền hầu như không chịu ảnh hưởng của dòng chảy nhiều. Có thể buộc dây vào các trụ nối bờ, tạo thêm độ chắc chắn cho tàu thuyền khi neo.
Khi bố trí neo đậu cần chú ý đến khoảng cách an toàn cho tàu thuyền neo đậu, chiều dài lĩn neo cần thả khoảng 10 15m, khoảng cách giữa các nhóm tàu neo đậu từ 10 15m, tránh hiện tượng dối neo giữa các tàu với nhau, và để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền vào neo đậu tránh va đập giưa các nhóm tàu. Bên cạnh đó cần nâng cao công tác phòng cháy, chữa chãy trong khi neo đậu.
- Sơ đồ bố trí như sau:
Hình 4 -18 : Sơ neo đậu tại đoạn luồng cầu Bình Tân- Phước Thịnh
Tàu thuyền được bố trí như trên sau khi có sự bố trí của ban quản lý khu neo đậu. Đồng thời ban quản lý cử cán bộ chuyên chách, lắm bắt tình hình của khu vực neo đậu báo cáo kịp thời cho ban quản lý biết khi tình huống xấu sảy ra. Và đảm bảo yêu cầu am hiểu về luồng lạch khu vực neo số 1 này.
2.2.2.2. Khu neo đâu số 2
Đây là khu vực thuộc vùng nước quản lý của cảng cá Hòn Rớ. Khu vực này có đã được nạo vét và có độ sâu đảm bảo cho tàu thuyền có công suất lớn từ 90cv trở nên như các tàu thuyền câu cá ngừ đại dương của biển đông, hoàng hải..., có công suất 500cv, chiều dài 28m có thể neo đậu an toàn.
Đặc điểm của khu neo đậu số 2:
+ Chiều rộng của khu neo đâu 300m x 600m, diện tích là 180.000m2 + Chất đáy chủ yếu là bùn cát.
+ Độ sâu của khu vực neo là 3.5 4m. + Không có chướng ngại vật.
+ Cách bố trí neo đậu như sau:
+ Hướng dòng chảy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam.
Hình 4 – 19: Sơ đồ bố trí neo đậu cầu cảng Hòn Rớ
Tàu thuyền neo đậu bên phía cầu cảng cá Hòn Rớ phải đậu cách cầu cảng 5m 10m, để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tránh va đập với cầu cảng. Đối với
các nhóm tàu thuyền neo đậu như trên phải cách nhau một khoảng an toàn như sau:
a = 5 b = 10 c = 10
Khi tàu thuyền neo đậu trong khu vực này, tuyệt đối tuân thủ những quy định của ban quản lý của cảng cá Hòn Rớ, và hương di chuyển của luồng sau bão và có thể có những trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Tàu thuyền rời khu neo đậu, sau khi thực hiện công tác chuẩn bị, dưới sự điều động của bên điều độ tàu thuyền, thì tất cả tàu thuyền phải di chuyển sang bên phía luồng cảng Vĩnh Trường để ra cưa bé.
+ Trường hợp 2: nếu tàu thuyền vào cập cầu để lấy các nhu yếu phẩm cần thiết khác, thì tiến hành đến vùng nước quay tàu đã được quy định, tiến hánh cập cầu. Vùng nước quay tàu có diện tích là (80x 80) m. Có toạ độ là(12012’324N; 109011’669E).
2.2.2.3. Khu neo đậu số 3
Khu vực neo đậu số 3 thuộc vùng nước quản lý của cảng cá Vĩnh Trường cũ, khu vực này có độ sâu từ 2.5 3.5m. Ở đây có thể cho tàu thuyền có công suất 45 90cv neo đậu, hoặc trong trường hợp tàu thuyền vào khu neo đậu số 2 quá nhiều có thể điều động sang bên phía Vĩnh Trường nhằm đảm bảo an toàn, cho tàu thuyền neo đậu và thuận tiện cho việc di chuyển sau bão.
Đặc điểm của khu neo số 3 : + Chất đáy là bùn cát
+ Không có chướng ngại vật
+ Độ sâu sau khi nạo vét là 2.5 3.5m + Diện tích khu neo đậu 14.300m2
+ Hướng dòng chảy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Cách bố trí neo đậu tại khu vực neo số 3 như sau:
+ Cách điều động tàu thuyền vào khu neo đậu số 3 như sau. Tàu thuyền vào khu neo đậu không được đậu trên luồng, trừ trường hợp đặc biệt.tiến hành neo đậu khoảng từ 5 10 tàu với nhau, và khoảng cách như sau:
(a = 5m, b = 20m, c = 2m). Hướng mũi tàu theo hướng Đông Nam
Hình 4- 20 : Sơ đồ bố trí neo đậu khu neo đậu số 3
+ Cách điều động tàu thuyền vào khu neo đậu số 3 như sau. Tàu thuyền vào
khu neo đậu không được đậu trên luồng, trừ trường hợp đặc biệt.tiến hành neo đậu khoảng từ 5 10 tàu với nhau, và khoảng cách như sau:
(a = 5m, b = 20m, c = 2m). Hướng mũi tàu theo hướng Đông Nam
Đây là giải pháp nhằm đưa tuyến luồng Hòn Rớ - Sông Tắc vào hoạt hộng có hiệu quả nhất, ngay cả trong mùa mưa bão. Thực tế cho thấy luồng lạch chiếm phần không nhỏ đối với khu neo đậu đảm bảo sao cho tàu thuyền vào khu neo đậu được an toàn, và khi bão tan có thể di chuyển nhanh chóng giải phòng khu neo đâu. Chính vì vậy mà em đưa giải pháp nhằm biến luồng hiện tại của Sông Tắc thành luồng 1 chiều khi đi vào cảng cá hòn rờ và luồng hai chiều khi tàu thuyền dời từ khu neo đậu số 1 ra ngư trường.
Cụ thể thể hiện như sau:
Tàu thuyền khi vào khu neo đậu số 2, nếu muốn di chuyển ra ngư trường phải tiến hành di chuyển sang luồng bên phía cảng cá Vĩnh Trường. Còn tàu thuyền di chuyển vào khu neo đậu số 1, 2 phải tiến hành di chuyển theo luồng ngã Vĩnh Trường, ngiêm cấm di chuyển sang luồng Hòn Rớ, tránh tình trạng luồng bị kẹt tàu thuyền không thể qua lại được. Một lưu ý là khi điều động vào luồng ngiêm cấp neo đậu trên luồng với bất cứ hình thức nào. Để tạo tuyến luồng thông thoáng cho tàu thuyền di chuyển vào cũng như ra khỏi khu neo đậu.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em có những kết luận như sau:
Khu vực neo đậu, cơ sở vật chất hạ tầng, dịch vụ hậu cần ngề cá, ngề câu cá ngừ đại dương của tỉnh Khánh Hòa có những bước phát triển đáng kể. Cụ thể tỉnh Khánh Hòa có những đầu tư thích đáng cho khu vực neo đậu cấp vùng tại hai cảng cá Hòn Rớ và cảng cá Cam Ranh, cho tàu thuyền vào neo đậu trú bão, và bên cạnh đó cơ sở vật chất hạ tầng, dịch vụ hậu cần ngề cá ngày càng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của nghề cá nói chung và ngề câu cá ngừ nói riêng. Nghề câu cá ngừ của tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua là nghề phát triển mạnh nhất và đem hiệu quả kinh tế rất lớn đối với người dân, chính vì vậy việc nâng cao sản lượng khai thác phải đi liên với việc cung cấp các dịch vụ hậu cần tốt nhất cho tàu thuyền, và đầu ra cho sản phẩm ngay tại cảng.
Tuy nhiên về mặt thiết kế và đầu tư dự án khu neo đậu tránh trú bão, và các dịch vụ hậu cần kem theo là rất tốt. Nhưng khi đi vào công tác thực hiện còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các ban ngành nhằm hoàn thiện khu neo đậu cho tàu thuyền cũng như cung cấp các dịc vụ nhằm phát triển hơn nữa nghề cá nói chung và nghề câu cá ngừ nói riêng.
Bên cạnh khu neo đậu dành cho tàu cá hiện nay của tỉnh Khánh Hòa thì nguy tiểm ẩn đối với tàu thuyền câu cá ngừ đại dương trong quá trình neo đậu tại Khánh Hòa là:
Khu vực neo đậu, luồng lạch chưa đảm bảo, còn nhiều chướng ngại vật tự nhiên và nhân tạo trong luồng, mật độ tàu thuyền vào neo đậu quá đông khiến cho công tác neo đậu và biện pháp phòng tránh gặp nhiều khó khăn, việc chưa quy định rõ khu vực vùng nước neo đậu sau khi tiến hành não vét sẽ gây kho khăn cho việc phân vùng neo đậu đối với tàu thuyền nghề cá nói chung và ngề câu cá ngừ nói riêng. Công tác điều động tàu thuyền của cảng cá chưa được thắt chặt, vẫn để tình trạng tàu thuyền tự ý neo đậu.
Như vậy để nâng đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu thi khu neo đậu, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá được lựa chọn theo tiêu chí đã được trình bày chương 2- IV. Phạm vi toàn luồng Sông Tắc.
Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra có độ tin cậy khoảng 80%,
Trên đây là những giải pháp nhằm hạn chế những nguy cơ tiểm ẩn do tai nạn, cũng như giúp ban quản lý có những nhìn nhận khách quan. Nhằm nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần ngề cá tại khu vực neo đậu Sông