Phân tích nguy cơ tiềm ẩn

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ nghề tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại khu vực hòn rớ, sông tắc thành phố nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 69 - 93)

2.1. Luồng lạch và chướng ngại vật trong luồng neo đậu

Luồng vào khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc, hiện tại còn nhiều hạn chế, mặc dù đang được nạo vét nhằm mở rộng luồng và độ sâu của luồng. Cho nên độ sâu của luồng chưa ổn định, chưa tiến hành lắp đặt hệ thống phao luồng, các biển báo các chướng ngại vật nguy hiểm trên luồng.

Qua bảng điều tra cũng cho thấy được có tới 28/28 chiếm 100%, tàu câu cá ngừ được hỏi cho rằng luồng lạch vào Sông Tắc quá nhiều bãi bồi, mặc dù được tu bổ những vẫn chưa an toàn, và quá trình neo đậu tại đây luôn phải cảnh giới nếu không tàu thuyền rất dễ bị mặc cạn. Điều này cho thấy được những hạn chế của luồng Sông Tắc trong việc di chuyển trong luồng cũng như khi neo đậu trú bão.

2.1.1. Luồng từ cầu Bình Tân đến trường tiểu học Phước Thịnh

Đây là đoạn luồng có diện tích 800m x 200m, có 4 bè nuôi cá mú và 6 vó cá, 3 bãi bồi có diện tích vào khoảng 100m2 ÷ 200m2/bãi. Nên rất nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại, hiện tại tàu Cuốc TH03 đang tiến hành nạo vét tại khu vực bãi bồi này, trong tương lai khu vực này sẽ có diện tích neo đậu rất lớn, cho tàu thuyền vào mùa mưa bão.

Đối với một khu vực neo đậu cấp vùng mà vẫn còn tồn tại những chướng ngại vật gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại, cũng như neo đậu tránh chú bão. Thì cần phải có những biện pháp cứng rắn trong việc di chuyển và quy hoạch lại các bè nuôi cá, vó cá nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc do các phương tiện này gây ra trong quá trình tàu thuyền neo đậu tại khu neo đâu. Đặc biệt vào ban

đêm các phương tiện như vó cá, bè nuôi cá mú của người dân không có tín hiệu cảnh báo, chính vì vậy rất dễ gây đâm va, đối với tàu thuyền.

Về dòng chảy hướng dòng chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, do đây là đoạn luồng cong lên hướng dòng chảy rất phức tạp, hướng dòng chảy bên phía nhà máy đóng tàu Nha Trang có vẫn tốc lớn hơn vì đây là đoạn cong của luồng, còn bên phía bờ lồi có tốc độ dòng chảy yếu hơn, những xuất hiện các dòng chảy xoáy, chính vì vậy khi thiết kế luồng chạy sẽ cần quan tâm đến các yếu tố tác động đến hướng của dòng chảy, nhằm tao luồng chạy tàu an toàn. Đồng thời có các biển báo, phao luồng giúp tàu hành trình trong luồng được an toàn hơn.

Do vậy để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu trong khu vực neo đậu này cần chú ý đến các bãi bồi, dòng chảy, và sự tác động của dòng chảy. Tại đoạn luồng cong để di chuyển được an toàn.

Hình 4-11: Bãi bi nm ngoài tr ni b lung Sông Tc, và tàu thuyn neo đậu gần đó

Hình 4 – 12: Bè nuôi cá mú của ngư dân

2.1.2. Luồng từ trường tiểu học phước tịnh đến Cửa Bé

Đây là đoạn luồng chính từ Cửa Bé để vào khu vực cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Trường. Độ sâu của luồng này là từ 2.5m ÷ 4m, tại khu vực này có hệ thống bãi bồi cách cầu cảng cá Hòn Rớ 300m, có diện tích tương đối lớn khoảng 1.500m2. Trong dư án nạo vét luồng Sông Tắc đã tiến hành não vét song vẫn còn khu vực nuôi cá mú của ngư dân vẫn còn tồn tại ngày tại đây, gây kho khăn cho tàu thuyền qua lại khu neo đậu, ngoài ra còn có bãi đá ngầm của vẫn còn ở toạ độ (12011’425”N; 1090 11’667”E). Nên tàu thuyền rất dễ đâm va vào bãi đá ngầm, và hiện tại vẫn chưa có tín hiệu cảnh báo đối với khu vực nguy hiểm này.

Hình 4-13 : Khu vc nuôi Cá Mú ca ngư dân cách cu cng cá Hòn R 300 ÷ 400m

2.2. Diện tích độ sâu, chất đáy

Độ sâu của khu vực neo đậu không phải khu vực nào cũng có độ sâu lý tưởng cho tàu thuyền neo đậu, mà do hiện tượng xa bồi rất lớn khiến cho độ sâu của khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc có nhiều biến động và thay đổi chính vì vậy việc tu bổ và nạo vét luồng là rất cần thiết, chất đáy của khu vực này chủ yếu là bùn cát lên thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu. Vì rất dễ bám đáy, nhưng khu vực gần cửa biển có xuất hiện chất đáy cát pha sỏi khiến cho neo đậu tàu thuyền gặp kho khăn, và có hiện tượng tàu thuyền bị rê neo trong khu vực này.

2.3. Công tác quản lý 2.3.1. Điều động tàu thuyền 2.3.1. Điều động tàu thuyền

Về công tác điều động tàu thuyền vào khu vực neo đậu trú bão, vào cập cầu cảng còn nhiều bất cập. Qua điều tra thì có 100% tàu thuyền được hỏi không được sự điều động tàu thuyền của ban quản lý cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Trường, chính vì thế mà tình hình tàu thuyền neo đậu rất lộn xộn và không tuẩn thủ quy tắc chằng buộc theo quy định, thậm chí tàu thuyền còn chằng buộc vào đệm va, cột điện trên cầu cảng, hoặc có chằng buộc vào cọc bích thì dây chằng buộc bị rối, không tuân thủ tuần tự đối với quy định tại cầu cảng.

2.3.2. Thông tin liên lạc

Hiện tại ban quản lý cảng cá vẫn chưa có bộ phận liên lạc chuyên ngiệp, để lắm bắt tình hình tàu thuyền vào khu neo đậu, và tiến hành điều động tàu thuyền trong khu vực tránh bão, và trang thiết bị radio vẫn chưa được trang bị đầy đủ, khiến cho công tác cập nhật và thông báo các tỉnh huống nguy hiểm cho tàu thuyền trong khu vực neo đậu còn hạn chế.

2.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá 2.4.1. Cầu cảng 2.4.1. Cầu cảng

2.4.1.1. Cầu cảng Hòn Rớ

Hệ thống cầu cảng đã được đầu tư và xây dựng đạt tiêu chuẩn đối với tàu thuyền ngề cá nói chung và ngề câu cá ngừ nói riêng. Với chiều dài cầu cảng 200m, có khả năng đáp ứng tàu thuyền ngề câu cá ngừ có chiều 28m, công suất 500cv, vào cập vẫn đảm bảo an toàn.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều những bất cập trong cách bố trí hệ thống cọc bích, đệm va cụ thể như sau:

Hệ thống cọc bích và đệm và ở hải phía cầu cảng vẫn chưa được bố trí hợp lý bởi vì: độ sâu của khu vực này không đảm bảo độ an toàn cho tàu thuyền vào neo đậu, qua bản đồ khảo sát thì độ sâu chỉ vào khoảng 0.5 ÷ 0.8m, như vậy sẽ không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền vào cập cầu. Sự bố trí cọc bích, đêm va ở đây sẽ gây lãng phí và không cần thiết

Và nếu có tàu thuyền neo đậu cũng rất dễ mắc cạn, hoặc va đập vào cầu cảng. Do sự tác động của thuỷ chiều và dòng chảy tại luồng.

Hình 4 – 14: Hai bên cu cng không có h thống đệm va

2.4.1.2. Cầu cảng Vĩnh Trường

Đây là cảng cá có hệ thống cầu cảng nguy hiểm nhất hiện nay. Do cầu cảng được xây dựng từ những năm 1989 lên hệ thống đang xuống cấp rất trầm trọng cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống cầu cảng thì nhỏ hẹp, chỉ có 42m, đang sạt nở rất ngiêm trọng, hệ thống đệm va không có. Chính vì thế cảng cá Vĩnh Trường sẽ không an toàn cho tàu thuyền vào cập cầu vì: trong quá trình cập cầu cảng tàu chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố như trớn tàu, gió, nước và các yếu tố khác nếu như có sự va chạm với cầu cảng thì rất nguy hiểm cho vỏ tàu, có thể dẫn đến thùng và chìm tàu. Mặt khác với cầu cảng ngắn và không đảm bảo an toàn như vậy thì công tác bố trí tàu thuyền vào neo đậu gặp rất nhiều kho khăn.

Bên cạnh đó hệ thống cọc bích, không đảm bảo tiêu chuẩn, bằng bê tông và đang bị hư hại nặng. Khiến cho công tác chằng buộc gặp rất nhiều kho khăn.

Như vậy đánh giá chung là cảng cá Vĩnh Trường không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền vào neo đậu, cũng như neo để tiến hành bốc cá.

Hình 4 – 15 : Cu cang cá Vĩnh Trường

Như vậy qua tìm hiểu hai cầu cảng, cùng với điều tra đối với các tàu cầu cá ngừ của ngư dân cho thấy. Về cơ bản cầu cảng cá Hòn Rớ là an toàn chỉ có 9/28 tàu chiếm 32 % cho là hệ thống cầu cảng không đảm bảo an toàn. Tập chung chủ yếu đối với những lần tàu thuyền qua cảng cá Vĩnh Trường, còn hiện tại cảng cá Hòn Rớ được đánh là cảng an toàn nhất đối với các tàu cầu cá ngừ của các đội tàu hay của ngư dân.

2.4.2. Phao báo hiệu luồng và biển báo chướng ngại vật nguy hiểm

Do tuyến luồng Sông Tắc chưa được hoàn thiện nên hệ thống phao báo hiệu luồng, phao đầu luồng là không có. Bên cạnh đó biển báo vật nguy hiểm như đá ngầm các bè cá, vó cá vẫn chưa được quan tâm, chính vì thế mà đây chính là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đối với tàu thuyền khi không co hướng quy định cụ thể tuyến luồng và hướng chạy tàu.

2.4.3. Nhá máy nước đá

Đây là hệ thống không thể thiếu nhưng nó tiểm ẩn những yếu tố, gây nguy hiểm đối với người lao động, vì hầu hết công nhân làm việc trong môi trường lạnh không có đồ bảo hộ cá nhân như: gang tay, ủng quần áo chống thấm nước, mú nón bảo hộ. Chính vì vậy mà rất nguy hiểm đối với công nhân trong nhà máy đá, bên cạnh đó hệ thống trang bị điện, hệ thống làm lạnh vẫn chưa đảm bảo an toàn tuyệt

đối cho công nhân. Bên cạnh đó đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong khu vực cầu cảng vẫn chưa được chú trọng, và bố trí không an toàn rễ gây nguy hiểm cho con người hoạt động trong khu vực cảng.

Hình 4 -16 : Hệ thống đường điện không đảm bảo an toàn

2.4.4. Xưởng sửa chữa tàu biển

Chứa đựng những nguy hiểm cho người lao động trong khu vực neo đậu tàu cá, hầu hết các công nhân không có mú bảo hộ, gang tay, ủng quần áo bảo hộ. Môi trường làm việc thường tiếp xúc với dầu mỡ, sơn, các tàu thuyền cũ cần sửa chữa, khi làm việc trong các hầm cá rất nguy hiểm có thể gây tử vong bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà để đảm bảo an toàn cho nguời lao động cần có sự quan tâm đúng mức của ban quản lý cảng cá và các tổ chức có liên quan.

2.5. Ý thức neo đậu của tàu thuyền

Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi nó quyết định đến an toàn cho tàu thuyền, nhưng hiện nay khu vực neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc, các chủ phương tiện vẫn tự ý neo đậu không có sự kiểm soát, quản lý của ban quản lý khu neo đậu. Đa phần tàu thuyền neo đậu gần nhà để bảo quản tàu bè, và trang thiết bị trên tàu, mặt khác công tác chằng buộc khi neo đậu nhiều tàu vẫn chưa được quan tâm như đệm va cái có cái không, công tác chằng buộc không đúng, khi cập cầu cảng công tác cập cầu tự do, và không tuân thủ quy tắc chằng buộc an toàn. Chính vì vậy nếu có các

yếu tố bất ngờ xẩy ra sẽ rất nguy hiểm đối với tàu thuyền, bên cạnh đó ý thức phòng chống cháy nổ trên tàu vẫn chưa cao, vẫn tự tiện nấu ăn trên tàu trong khi neo đậu nhiều tàu vào nhau, nếu xảy ra cháy tàu rất nguy hiểm đối với các tàu thuyền xung quanh.

Qua bảng điều tra cho thấy có 28/28 tàu chiếm 100% tàu thuyền được hỏi mật độ tàu thuyền ra vào cầu cảng rất lớn, nhất là vào mùa mưa bão. Bên cạnh đó ý thức neo đậu của chủ tàu vẫn chưa cao.

Chính vì vậy đối với mỗi chủ tàu phải nâng cao cảnh giác đối với các tình huống nguy hiểm, ban quản lý phải thường xuyên kiểm tra tàu thuyền neo đậu để có những biện pháp kịp thời và hiệu qủa nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền vào khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc

Hình 4- 17 : Tàu neo đậu ngay và trong khu vc bãi bi ti lung Sông Tc

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Đánh giá

Qua quá trình thực hiện đồ án liên quan đến khu neo đậu tàu thuyền ngề cá của cảng cá Hòn Rớ và toàn bộ luồng Sông Tắc của thành phố Nha Trang phía chủ quan của em có những đánh giá như sau:

Về đặc điểm của khu neo đậu cảng cá Hòn Rớ và luồng Sông Tắc của thành phố Nha Trang. Có điều kiện tư nhiên rất thuận lợi cho công cuộc xây dựng và quy hoạch cảng cá và khu neo đậu cấp vùng, đạt những tiêu chuẩn theo quy định mặt khác với sự đầu tư đúng đắn của mình cảng cá Hòn Rớ ngày càng thu hút được nhiều tàu thuyền nghề cá đến với cảng. Nhờ chất lượng phục vụ và cung cấp các dịch vụ nghề cá cho tàu thuyền, không chỉ nghề cá nói chung mà tàu câu cá ngừ đại dương. Hiện nay tàu câu cá ngừ đại dương ra vào cảng ngày càng nhiều.

Hệ thống luồng lạch của khu vực luồng Sông Tắc là chưa ổn định khiến cho tàu thuyền đi lại gặp rất nhiều kho khăn. Bên cạnh đó luồng Sông Tắc còn có hệ thống Bè Nuôi Cá, Nuôi Tôm Hùm, hệ thống các bãi xa bồi rất lớn, và các vó cá rất nguy hiểm cho tàu thuyền khi tiến hành neo đậu cũng như di chuyển trong luồng. Thậm chí ngay phía trước cầu cảng cá Hòn Rớ cũng có khu vực nuôi Cá Mú của người dân gây cản trở và thu hẹp khu vực neo đậu đối với tàu thuyền trong mùa cao điểm mưa bão.

Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng cá Hòn Rớ là rất tốt. Có thể đáp ứng tới mức tối đa nhu cầu của tàu thuyền của Khánh Hòa cũng như tàu thuyền của các tỉnh khác khi neo đậu tại cảng. Nhưng bên cạnh đó cảng cá Vĩnh Trường còn nhiều bất cập khiến cho tàu thuyền đến cảng không được an toàn, cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá không hoàn chỉnh, cần có những phương hướng giải quyết đúng đắn.

Bên cạnh đó khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng cá Vĩnh Trường không đảm bảo cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ. Và hầu như không có tàu thuyền câu cá ngừ nào ra vào cảng cá, chính vì vậy đây được coi là khâu yếu nhất trong khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc

Để nâng cao năng lực quản l ý của cảng cá đối với khu neo đậu dành cho tàu cá, cần chuyển đổi các bộ phẩn quản l ý sang các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ được phân công rõ ràng hơn. Nâng cao vai trò của phòng điều động tàu thuyền trong quá trình xắp xếp và phấn bố tàu neo đậu trong mùa mưa bão.

2. Đề xuất giải pháp

Qua việc phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn trong khu vực neo đậu, cũng như tìm hiểu quá trình hoạt động của ban quản lý cảng cá Hòn Rớ, Vĩnh Trường trong khu vực neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc. Để nâng cao công tác quản lý, cũng như hạn chế các nguy cơ tại nạn tiềm ẩn trong khu vực neo đậu, nhằm xây dựng khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc là điểm đến an toàn cho tàu thuyền không chỉ trong sản xuất hàng ngày mà cả khi neo đậu trong mùa mưa bão. Thì có phải có những giải pháp hữu hiệu nhất có khả năng thực thi, để đưa khu neo đậu Hòn Rớ - Sông Tắc trở thành điểm đến của tàu thuyền trong tương lai.

2.1. Giải pháp về công tác quản lý 2.1.1. Giải pháp về công tác tổ chức 2.1.1. Giải pháp về công tác tổ chức

Hiện tại cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Trường vẫn hoạt động theo hình thức tổ đội. Khiến cho công tác tổ chức và vận hành bộ máy chưa có hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng khu vực neo đậu, cơ sở hạ tầng phục vụ nghề tàu thuyền nghề câu cá ngừ tại khu vực hòn rớ, sông tắc thành phố nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 69 - 93)