1. Đánh giá
2.3. Giải pháp phân loại tuyến luồng trong khu neo đậu
Đây là giải pháp nhằm đưa tuyến luồng Hòn Rớ - Sông Tắc vào hoạt hộng có hiệu quả nhất, ngay cả trong mùa mưa bão. Thực tế cho thấy luồng lạch chiếm phần không nhỏ đối với khu neo đậu đảm bảo sao cho tàu thuyền vào khu neo đậu được an toàn, và khi bão tan có thể di chuyển nhanh chóng giải phòng khu neo đâu. Chính vì vậy mà em đưa giải pháp nhằm biến luồng hiện tại của Sông Tắc thành luồng 1 chiều khi đi vào cảng cá hòn rờ và luồng hai chiều khi tàu thuyền dời từ khu neo đậu số 1 ra ngư trường.
Cụ thể thể hiện như sau:
Tàu thuyền khi vào khu neo đậu số 2, nếu muốn di chuyển ra ngư trường phải tiến hành di chuyển sang luồng bên phía cảng cá Vĩnh Trường. Còn tàu thuyền di chuyển vào khu neo đậu số 1, 2 phải tiến hành di chuyển theo luồng ngã Vĩnh Trường, ngiêm cấm di chuyển sang luồng Hòn Rớ, tránh tình trạng luồng bị kẹt tàu thuyền không thể qua lại được. Một lưu ý là khi điều động vào luồng ngiêm cấp neo đậu trên luồng với bất cứ hình thức nào. Để tạo tuyến luồng thông thoáng cho tàu thuyền di chuyển vào cũng như ra khỏi khu neo đậu.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em có những kết luận như sau:
Khu vực neo đậu, cơ sở vật chất hạ tầng, dịch vụ hậu cần ngề cá, ngề câu cá ngừ đại dương của tỉnh Khánh Hòa có những bước phát triển đáng kể. Cụ thể tỉnh Khánh Hòa có những đầu tư thích đáng cho khu vực neo đậu cấp vùng tại hai cảng cá Hòn Rớ và cảng cá Cam Ranh, cho tàu thuyền vào neo đậu trú bão, và bên cạnh đó cơ sở vật chất hạ tầng, dịch vụ hậu cần ngề cá ngày càng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của nghề cá nói chung và ngề câu cá ngừ nói riêng. Nghề câu cá ngừ của tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua là nghề phát triển mạnh nhất và đem hiệu quả kinh tế rất lớn đối với người dân, chính vì vậy việc nâng cao sản lượng khai thác phải đi liên với việc cung cấp các dịch vụ hậu cần tốt nhất cho tàu thuyền, và đầu ra cho sản phẩm ngay tại cảng.
Tuy nhiên về mặt thiết kế và đầu tư dự án khu neo đậu tránh trú bão, và các dịch vụ hậu cần kem theo là rất tốt. Nhưng khi đi vào công tác thực hiện còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các ban ngành nhằm hoàn thiện khu neo đậu cho tàu thuyền cũng như cung cấp các dịc vụ nhằm phát triển hơn nữa nghề cá nói chung và nghề câu cá ngừ nói riêng.
Bên cạnh khu neo đậu dành cho tàu cá hiện nay của tỉnh Khánh Hòa thì nguy tiểm ẩn đối với tàu thuyền câu cá ngừ đại dương trong quá trình neo đậu tại Khánh Hòa là:
Khu vực neo đậu, luồng lạch chưa đảm bảo, còn nhiều chướng ngại vật tự nhiên và nhân tạo trong luồng, mật độ tàu thuyền vào neo đậu quá đông khiến cho công tác neo đậu và biện pháp phòng tránh gặp nhiều khó khăn, việc chưa quy định rõ khu vực vùng nước neo đậu sau khi tiến hành não vét sẽ gây kho khăn cho việc phân vùng neo đậu đối với tàu thuyền nghề cá nói chung và ngề câu cá ngừ nói riêng. Công tác điều động tàu thuyền của cảng cá chưa được thắt chặt, vẫn để tình trạng tàu thuyền tự ý neo đậu.
Như vậy để nâng đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu thi khu neo đậu, cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá được lựa chọn theo tiêu chí đã được trình bày chương 2- IV. Phạm vi toàn luồng Sông Tắc.
Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra có độ tin cậy khoảng 80%,
Trên đây là những giải pháp nhằm hạn chế những nguy cơ tiểm ẩn do tai nạn, cũng như giúp ban quản lý có những nhìn nhận khách quan. Nhằm nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần ngề cá tại khu vực neo đậu Sông Tắc trong tương lai gần.
Tuy nhiên do thời gian và công tác ngiên cứu còn nhiều hạn chế rất mong được sự đóng góp của thầy giáo TS Phan Trọng Huyến cũng như các bạn có quan tâm, làm cho vấn đề được rõ hơn, em xin chân thành cám ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều động tàu I - TS Phan Trọng Huyến
2. Quốc hội (2003)-Bộ luật thủy sản Việt Nam
3. Quốc hội (2005)- Bộ luật hàng hải Việt Nam
4. Bộ thủy sản(2005). Quyết định 27/2005/QĐ-BTS ban hành ngày 01/09/2005 về tiêu chí khu neo đậu tránh trú bão dành cho tàu cá.
5. Bộ thủy sản(2006). Quyết định 20/2006/QĐ-BTS ban hành ngày 01/12/2006 về quy chế quản lý cảng cá, bến cá, và khu vực neo đậu dành cho tàu cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa(2004). Thông tư số 491/2004/TB-UB của UBND tỉnh ban hành ngày 30/09/2004 về việc ban hành khu vực neo đậu dành cho tàu thuyền trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
7. Thủ tương chính phủ(2005). Quyết định 128/2005/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 11/10/2005 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
8. Thủ tướng chính phủ(2005). Quyết định 66/2005/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 19/5/2005về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
9. Thủ tướng chính phủ (2005). Quyết định 228/2005/ QĐ- TTg về hoạch định chiến lược của hệ thống trú bão đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
10.UBND tỉnh Khánh Hòa(1998). Công văn số 2123/UB ngày 26/10/1998 của chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về quy hoạch địa điểm xây dựng cảng cá Hòn Rớ
11.Tiêu chuẩn ngành
28TCN 163:2000 Cảng cá - Ðiều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 28TCN 165:2000 Chợ cá - Ðiều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 28TCN 139:2000 Cơ sở chế biến thuỷ sản khô - Ðiều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
28 TCN 174 : 2002 Cơ sở sản xuất nước đá thủy sản điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
12. Sở thủy sản(2000). Dự án bạo vét cảng cá Hòn Rớ
13.Sở thủy sản (2000) bản đồ nạo vét luồng Sông Tắc
14. Trang website của bộ thủy sản và các bài báo trên mạng internet liên quan đên đề tài.