0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TẠI TRẠI NUÔI DUY PHONG , XÃ VẠN HƯNG , HUYỆN VẠN NINH , TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 53 -58 )

3.3.4.1. Tốc độ tăng trưởng

Theo dõi tốc độ tăng trưởng của tôm trong ao nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình sức khỏe của tôm và hiệu quả của tất cả các biện pháp kỹ thuật chăm sóc quản lý đang tiến hành, là cơ sở để điều chỉnh lượng thức ăn và loại thức ăn cho phù hợp.

Bảng 3.7. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng ao nuôi A1 Ngày

Nuôi A1

Ngàynuôi L(cm) ADG(cm/ngày) W(g) ADG(g/ngày)

18 3.9 ± 0,5 0,8 ± 0,2 25 6 ± 0,4 0,3 1,9 ± 0,3 0,16 32 7,1 ± 0,2 0,16 3,4 ± 0,3 0,21 39 8,1 ± 0,4 0,14 4,3 ± 0,5 0,13 46 8,8 ± 0,2 0,1 5,9 ± 0,3 0,23 53 9,2 ± 0,2 0,16 6,8 ± 0,3 0,22 60 9,5 ± 0,2 0,19 6,9 ± 0,3 0,20 67 9.7 ± 0,2 0,21 7,1 ± 0,2 1,35 74 11.3 ± 0,3 0,29 8.9 ± 0,2 1,42

Tôm he chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 2 tháng đầu của quá trình nuôi. Trong tháng đầu thì sự phát triển mạnh về chiều dài từ 0,16 – 0,3 cm/ngày. Từ sau tháng thứ nhất thì sự phát triển về chiều dài giảm còn 0,06 – 0,1 cm/ngày. Tháng thứ 2 thì phát triển mạnh về khối lượng từ 0,13 – 0,23 g/ngày. Chúng bắt mồi linh hoạt, đồng đều nên ít có sự phân đàn. Tháng thứ 3 là thời điểm sắp thu hoạch nên tăng cường thúc cho tôm ăn nên tôm phát triển nhanh, chiều dài tăng từ 9,5 – 11,3 cm/ngày, trọng lượng thân tăng từ 0,2 – 0,42g/ngày. Thực tế cho

thấy rằng sau tháng thứ nhất nếu theo dõi cung cấp đủ thức ăn tôm lớn rất nhanh cả về chiều dài và khối lượng do đó chú ý để kích thích sự phát triển mạnh của tôm để rút ngắn thời gian nuôi.

Bảng 3.8. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng ao nuôi A2

Ngày nuôi A2

Ngày nuôi L(cm) ADG(cm/ngày) W(g) ADG(g/ ngày)

18 4,1 ± 0.4 0,8 ± 0,2 25 6 ± 0.4 0,27 1,7 ± 0,3 0,13 32 6,3 ± 0.7 0,04 2,5 ± 0,4 0,11 39 7,2 ± 0.3 0,13 3,6 ± 0,4 0,16 46 7,9 ± 0,2 0,1 3,9 ± 0,3 0,19 53 8,3 ± 0,4 0,16 4,5 ± 0,3 0,21 60 8,7 ± 0,2 0,17 5,9 ± 0,3 0,22 67 9,1 ± 0.2 0,20 6,3 ± 0,2 1,29 74 10.3 ± 0.3 0,31 7.9 ± 0.2 1,32

Ao A2 tăng mạnh chiều dài và khối lượng trong tháng thứ nhất với mức tăng trung bình là 0,27 cm/ngày và 0,13 g/ngày từ sau tháng thứ nhất thì chủ yếu là tăng khối lượng với mức tăng 0,1 – 0,16 g/ngày còn sự phát triển về chiều dài giảm chỉ còn 0,04 – 0,13 cm/ngày. Qua đây ta nhận thấy rằng cần chú ý theo dõi, quản lý cho ăn chặt từ sau tháng thứ nhất để tăng hiệu quả của quá trình nuôi.

0 2 4 6 8 10 12

ngày ngày 18 ngày 25 ngày 32 ngày 39 ngày 46 ngày 53 ngày 60 ngày 67 ngày 74 Thời gian nuôi

C h iề u d à i (c m ) A1 A2

Qua đồ thị hình 3.17, ta thấy rằng sự tăng trưởng của ao A1 tương đối đều trong quá trình nuôi. Tuy nhiên trong tháng đầu sự phát triển mạnh về chiều dài từ tháng sau thì phát triển mạnh về khối lượng. Trong đồ thị trên thì trong 20 ngày đầu sự phát triển của A1, A2 tương đương nhau nhưng sau 20 thì ao A1 phát triển mạnh hơn. Sau khoảng 20 ngày nuôi tôm lớn nên việc sử dụng và hấp thụ thức ăn rất hiệu quả do đó sự tăng trưởng cả về khối lượng và chiều dài tương đối nhanh.

0 2 4 6 8 10

ngày ngày 18 ngày 25 ngày 32 ngày 39 ngày 46 ngày 53 ngày 60 ngày 67 ngày 74 Thời gian nuôi

k h i n g t h â n ( g ) A1 A2

Hình 3.18. sự tăng trưởng về khối lượng của tôm trong ao A1 và A2 3.3.4.2. Tỷ lệ sống

Ao nuôi A1,A2 có diện tích 3200 m2, trại thả mỗi ao 450000 post, mật độ thả 150 con/m2. Đối với hình thức nuôi tôm công nghiệp thì mật độ này cũng trung bình,tương đối dễ quản lí. Trong nuôi tôm, người nuôi luôn muốn duy trì tỷ lệ sống cao nhất cho đến cuối vụ nuôi, nhằm đạt được sản lượng cao nhất. Tỷ lệ sống của tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kể ra như chất lượng con giống, giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngoài ra còn điều kiện môi trường, kĩ thuật quản lí,...đó là tất cả những yếu tố tác động đến tỷ lệ sống của tôm. Ao nuôi A1, A2 khi bắt đầu thả giống, dùng giai xác định tỷ lệ sống, tỷ lệ sống đạt 90%, đến cuối vụ nuôi, thu hoạch, tính ra được tỷ lệ sống đạt 78%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ sống sụt giảm trong quá trình nuôi ao A1, A2 đó chính là tôm chết do các lần tôm lột xác. Mỗi lần tôm lột xác, tôm yếu, cần lượng oxy cao, vì vậy, cần duy trì hàm lượng oxy thích hợp, chất lượng nước sạch, để giảm tỷ lệ chết trong mỗi lần tôm lột xác.

3.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng máy cho ăn thức ăn công nghiệp:

Tiết kiệm được nhân công và sức lao động.

Thức ăn được điều chỉnh ăn nhiều lần trong ngày, giúp tôm ăn được nhiều hơn. Ứng dụng được tính ăn tìm mồi theo bầy đàn, hoạt động nhiều, bơi quanh ao của tôm thẻ.

Hạn chế số lần xuống ao,góp phần làm giảm mang mầm bệnh xuống ao. Làm giảm thức ăn dư thừa trong ao nuôi,là nguyên nhân gây ô nhiễm ao nuôi,qua đó hạn chế mầm bệnh cho tôm.

Rút ngắn thời gian nuôi hơn so với nuôi tôm cho ăn thủ công.

3.4. Thu hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế 3.4.1. Thu hoạch 3.4.1. Thu hoạch

Tôm sau khi nuôi được 70 ngày có thể tiến hành thu hoạch, tôm có thể được thu tỉa, hoặc thu toàn bộ ao. Đối với những ao thả tôm mật độ dày, khi nuôi được khoảng 70 – 80 ngày, tôm đạt kích cỡ 13- 15g, có thể tiến hành thu tỉa để giảm mật độ, rồi tiến hành nuôi tiếp.

Dùng lưới kéo để thu, khối lượng mỗi lần kéo không quá 200kg, vừa thu tôm vừa cấp nước, bổ sung thêm viên oxy nén tránh hiện tượng thiếu oxy.

Trước khi đưa tôm lên xe đông lạnh tôm phải được tắm qua bể nước đá (nhiệt độ 16-180C ).

3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế:

Bảng 3.9. Kết quả hoạch toán kinh tế ở ao A1 và A2.

Ao Các chỉ tiêu hoạch toán

Ao A1 Ao A2

Tổng thu (đồng) 521.228.500 438.325.000

Tiền giống 50.750.000 52.500.000 Tiền thức ăn 183.660.000 158.585.000 Tiền cải tạo ao 1.200.000 1.200.000 Tiền nhân công 7.000.000 7.000.000 Khấu hao cơ bản 25.000.000 25.000.000

Chi phí khác 20.000.000 25.000.000

Tổng chi (đồng)

Tiền thuốc 20.000.000 23.000.000

Tổng chi (đồng) 307.610.000 292.285.000

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.

4.1. Kết luận

Nhìn chung, trại nuôi với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, phục vụ cho nuôi trồng thủy sản: ao chứa, mương cấp, mương thoát, hệ thống quạt nước, hệ thống cho ăn tự động, trạm điện với công suất lớn.

Trại có vị trí khá thuận lợi về giao thông và gần nguồn nước, đảm bảo cho việc cấp nước cho các ao nuôi.

Bên cạnh những thuận lợi đó, trại vẫn còn thiếu một số công trình như một số ao, mương để khép kín vòng tuần hoàn nước, hệ thống rốn ao có khi bị tắc nghẽn do bùn đáy dày.

Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở đây khá cao, trung bình cỡ 80%, năng suất cũng cao, 5 tấn/ao 3200m2 vì vậy nên lợi nhuận đem lại cho trại là không nhỏ như đã hoạch toán ở phần trước.

4.2. Đề xuất ý kiến

Trại cần xây dựng hệ thống tuần hoàn nước để vừa giảm chi phí cấp nước, vừa giảm ô nhiễm môi trường xung quanh, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt của người dân xung quanh. Ngoài ra cần xây dựng hệ thống cấp nước ngọt để cấp nước ngọt cho ao nuôi khi cần thiết.

Trước khi thả tôm cần gây màu nước cho ao nuôi để đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm khi còn nhỏ.

Trại cần xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi hiện đại hơn, phải xây dựng hệ thống an toàn sinh học để ngăn chặn mầm bệnh truyền nhiễm vào ao nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. GS.TS Nguyễn Trọng Nho - TS Tạ Khắc Thường - Th.S Lục Minh Diệp. Kỹ thuật nuôi Giáp xác. NXB Nông Nghiệp : s.n., 2006.

[2]. Đào Văn Trí. Tôm thẻ chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa và Phú Yên. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 3 : s.n., 2002.

[3]. Trần văn Quỳnh, 2004; "những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam" trung tâm khuyến ngư quốc gia.

[4]. http:// www.fistenet.gov.vn/Anpham_TS/TapchiTS/2008

[5]. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ven biển Miền Bắc - Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bô - Miền Trung.

[6]. “Tình hình sản xuất và thương mại thủy sản nuôi trồng ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin chuyên đề thủy sản 02/2005, trang 10 -15.

[7]. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, Bệnh học thủy sản,NXB Nông Nghiệp, 2006

[8]. Trần Minh Anh. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. NXB TP.HCM ,1989. [9]. Lê Minh Cát - Đỗ Thị Nhung - Ngô Ngọc Cát. Nước nuôi thủy sản chất lượng

& giải pháp cải thiện chất lượng. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội : s.n.

[10]. Phạm Thị Anh. Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng tại Đồng Bò - Nha Trang. 2006.

[11]. Nguyễn Đình Trung. Quản lý chất lượng nước. NXB Nông Nghiệp : s.n., 2004. [12]. http:// www.fistenet.gov.vn/thongtinchuyende .

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM TẠI TRẠI NUÔI DUY PHONG , XÃ VẠN HƯNG , HUYỆN VẠN NINH , TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 53 -58 )

×