Kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn (không dùng máy cho ăn)

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại trại nuôi duy phong , xã vạn hưng , huyện vạn ninh , tỉnh khánh hòa (Trang 39 - 42)

Bên cạnh thức ăn có chất lượng tốt, cách cho ăn cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng của tôm và môi trường. Lượng thức ăn cung cấp cho tôm phải phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho các hoạt động sống của tôm. Ngoài ra, việc điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp được cho xuống ao cũng góp phần giảm chi phí cho vụ nuôi, giảm lượng thức ăn thừa. Khi lượng thức ăn thừa trong ao được hạn chế và quản lý chặt chẽ đồng nghĩa với khả năng môi trường trong ao nuôi bị ô nhiễm được hạn chế. Môi trường ao nuôi ít biến động, chất lượng nước tốt góp phần làm cho tôm khỏe mạnh, khả năng chống chịu với các tác nhân gây bệnh cao.

Khẩu phần cho ăn Từ ngày 1 - 20 ngày tuổi, tôm được cho ăn với khẩu phần là 20 - 25% khối lượng thân. Bắt đầu cho ăn 1kg/100.000 con giống/ngày, lượng thức ăn của ngày sau tăng so với ngày trước 0,2kg. Từ ngày 21 trở đi, lượng thức ăn được điều chỉnh thông qua kiểm tra nhá và khối lượng tôm. Cách bỏ nhá và kiểm

tra nhá Ao nuôi có diện tích 4.000 - 5.000m2 ta phải đặt 4 nhá cho 1 ao. Nhá đặt cách chân bờ 3 - 4m và trước quạt nước 15 - 20m.

Lượng thức ăn cho vào nhá tuỳ thuộc vào ngày tuổi của tôm, trọng lượng thân của tôm. Theo kinh nghiệm của các kỹ sư và công nhân ở trại, lấy trọng lượng thân tôm nhân với tổng lượng thức ăn cho 1 cữ và chia đều cho 4 nhá. Ngày đầu tiên bỏ 2 g/kg thức ăn nhân với tổng lượng thức ăn của 1 cữ chia đều ra 4 nhá. Nếu thức ăn trong nhá hết trong 2 lần kiểm tra kế tiếp thì tăng 5 - 10% lượng thức ăn lần sau. Kiểm tra nhá trong 2 cử liên tiếp mà chỉ một cữ hết thì giữ nguyên không tăng thức ăn cho cử kế tiếp. Thức ăn trong nhá còn 2 - 5% thì giữ nguyên lượng thức ăn đó. Nếu thức ăn trong nhá còn 5 - 10% thì giảm 5 - 10% lượng thức ăn ở lần cho ăn sau. Kiểm tra nhá mà thức ăn trong nhá còn 10 - 25% thì giảm 10% lượng thức ăn ở lần cho ăn sau và nếu thức ăn trong nhá còn nhiều hơn 25% thì ngừng 2 lần cho ăn liên tiếp và bắt đầu cho ăn lại với lượng thức ăn ít hơn 10% so với lần cho ăn trước đó.

Bảng 3.4. Lượng thức ăn bỏ nhá và thời gian kiểm tra nhá theo ngày tuổi

Ngày nuôi Khối lượng tôm

(g/con)

Lượng thức ăn bỏ nhá (g/kg/nhá)

Thời gian kiểm tra nhá

20 2 2h

25 1.3 – 1.35 3 2h

30 1.67 – 1.78 5 2h

35 2.46 -2.55 10 2h

Nguyên tắc cơ bản để tăng giảm thức ăn: Khi phần lớn tôm lột xác thì cho ăn ít hơn bình thường 20 - 50% và khi tôm lột xác xong thì tăng lượng thức ăn nhiều hơn bình thường. Ngày mưa, trời âm u thì giảm lượng thức ăn, nếu mưa to và thời tiết xấu thì ta cắt cử không cho ăn. Ngày tạnh ráo, nắng đẹp cho ăn nhiều hơn. Màu nước xấu và thay đổi thì cho ăn ít hơn. Tôm có dấu hiệu bệnh thì giảm cho ăn. Môi trường ao biến động lớn giảm cho ăn. Thời gian cho ăn và cách cho ăn Từ ngày nuôi thứ 2 đến ngày nuôi 30 cho ăn ngày 4 lần: 6h, 10h, 17h, 22h. Cử đêm cho ăn bằng 50 - 60% lượng thức ăn của cử ban ngày.

Bảng 3.5. Tỷ lệ thức ăn sử dụng trong ngày Thời điểm cho ăn Tỷ lệ thức ăn trong ngày

6h 30%

10h 20%

17h 35%

22h 15%

Nếu tôm sinh trưởng tốt, từ ngày 15 ta cho thức ăn vào nhá để tập cho tôm vào ăn trong nhá. Cách cho ăn là dùng thuyền rải thức ăn xung quanh ao theo đường cho tôm ăn. Với thức ăn dạng bột thì phải hoà nước để hạn chế sự thất thoát thức ăn còn đối với dạng mảnh và dạng viên thì ta bao dầu áo để giảm độ tan trong nước của thức ăn. Từ ngày 30 trở đi ta tiến hành cho tôm ăn bổ sung, thức ăn bổ sung có kích thước nhỏ hơn thức ăn chính và chiếm 10 - 15% khối lượng thức ăn của lần cho ăn đó nhằm tăng sức đề kháng, giúp tôm lớn nhanh và hạn chế sự phân đàn.

Những điều cần chú ý khi cho tôm ăn

Không cho tôm ăn khi: Thức ăn kém chất lượng, bị mốc, quá hạn sử dụng, nước ao bị ô nhiễm nặng, trời đang mưa to, tôm đang nổi đầu, tôm đang trong giai đoạn lột xác, tôm giai đoạn đầu cứ 5 - 7 ngày cắt bỏ một cử khuya. Cho tôm ăn mạnh khi: Thời tiết tốt nắng ấm gió nhẹ, tôm khoẻ ăn mạnh, chất lượng nước tốt.

Hình 3.10. Đường cho tôm ăn

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại trại nuôi duy phong , xã vạn hưng , huyện vạn ninh , tỉnh khánh hòa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)