Kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn (cho tôm ăn bằng máy)

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại trại nuôi duy phong , xã vạn hưng , huyện vạn ninh , tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 58)

Khi tôm bắt đầu sang tháng nuôi thứ 2, bắt đầu sử dụng máy cho ăn, thức ăn trong ngày được tính dựa vào trọng lượng, tỷ lệ sống, khẩu phần ăn, và dựa vào sàng ăn của tôm. Để quản lý được thức tốt trong thời gian này, cần xác định tỷ lệ sống chính xác, và điều chỉnh thức ăn linh hoạt theo điều kiên thời tiết, và tình hình sức khỏe của tôm. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày trời lạnh, thì giảm lượng thức ăn xuống, có thể cắt hoàn toàn thức ăn nếu thời tiết quá xấu. Đối với những ngày tôm lột xác, nếu lột xác đồng loạt thì giảm khoảng 50 -70% thức ăn, lột xác không đồng loạt thì điều chỉnh giảm từ 10 – 30%, nói chung khi tôm lột xác, người nuôi cần linh hoạt điều chỉnh thức ăn theo khả năng bắt mồi của tôm.Trại hiện đang sử dụng một ao một máy thức ăn công suất mô tơ 3HP, và cho ăn tự động cả ngày, buổi sáng 6h00 bật máy tự động cho ăn đến 21h tiến hành tắt máy thức ăn. Việc sử dụng máy tự động cho ăn giúp tôm ăn được nhiều lần hơn trong ngày so với cho tôm ăn bằng tay, đem lại hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn.

Nguyên tắc hoạt động của máy cho ăn: Máy cho ăn được hoạt động nhờ hệ thống điều khiển tự động hẹn giờ, hệ thống gồm 2 van, 1 van điều chỉnh thời gian mô tơ quay, 1 van điều chỉnh thời gian mô tơ nghỉ. Hệ thống thường được điều chỉnh mô tơ chạy trong 10, 15, 20 giây và nghỉ 10, 15, 20 phút rồi lại tự động chạy lại tùy vào tốc độ ăn của tôm. Khi máy cho ăn hoạt động thì mô tơ quay làm cho

ống phun thức ăn gắn với mô tơ quay liên tục làm cho thức ăn ở phía trên thùng chứa thức ăn xuống ống quay và bắn ra ngoài với bán kính tối đa là 7m. Sau đó hệ thống tự động tự ngắt mô tơ ngừng hoạt động mô tơ quay chậm lại và lượng thức ăn bắn ra với bán kính nhỏ dần và khi ống quay thức ăn ngừng quay thì thức ăn cũng ngừng được phun ra. Cứ như vậy, máy hoạt động liên tục từ khi bật công tắc cho tới khi tắt công tắc. Nếu chúng ta đi thăm nhá mà thức ăn trong nhá hết thì chúng ta tăng thời gian quay mô tơ lên và ngược lại nếu trong nhá còn thức ăn thì chúng ta điều chỉnh thời gian mô tơ chạy ít lại. Thời gian thăm nhá tốt nhất là trước khi máy hoạt động lần tiếp theo lúc đó kiểm tra nhá là chính xác nhất.

Hình 3.11. Thức ăn phun ra khi máy hoạt động 3.3.2.2. Quản lý môi trường ao nuôi

Chất lượng nước trong ao nuôi là yếu tố cơ bản để xác định tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Duy trì chất lượng nước tốt và ổn định trong suốt chu kỳ nuôi là một trong những yếu tố mang tính then chốt để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững [12].

3.3.2.2.1 Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi

Môi trường ao nuôi tôm là tập hợp tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh và tác động của con người thông qua biện pháp kỹ thuật [9]. Vì vậy sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm cải tạo chất lượng nước trong ao nuôi là việc làm hết sức cần thiết.

Chế độ bổ sung nước

Hạn chế tối đa thay nước, chỉ cấp thêm nước vào ao nuôi khi môi trường ô nhiễm mực nước ao giảm. Mực nước luôn duy trì trong khoảng 1,3 – 1,5 m. Việc thêm nước cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ lây nhiễm tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nước trước khi cấp vào ao nuôi đã được xử lý BKC với liều lượng 2ppm tại ao chứa. Nước sau khi được xử lý đã bay hết dư lượng BKC thì bơm nước vào ao nuôi với mức đã định.

Chế độ quạt nước

Trong nuôi tôm công nghiệp việc quạt nước là điều không thể thiếu. Quạt nước sẽ cung cấp đầy đủ oxy cho tôm trong ao nuôi, ngoài ra còn giúp cho các tầng nước trong ao được đảo đều, tạo điều kiện cho tảo phát triển ổn định. Tùy theo mật độ thả nuôi cao hay thấp, tôm lớn hay nhỏ mà duy trì số lượng máy và thời gian quạt trong ngày, để vừa đảm bảo nhu cầu oxy cần thiết cho tôm mà hiệu quả kinh tế.

Đối với cơ sở tư nhân thì hạn chế chi phí là điều rất quan trọng và vận hành máy quạt nước bằng máy nổ rất tốn kém do đó cần phải sử dụng một cách tiết kiệm mà vẫn tạo được điều kiện tốt cho tôm. Trong tháng đầu tôm còn nhỏ cần hàm lượng oxy thấp do đó việc vận hành máy quạt nước là chưa cần thiết. Máy quạt nước chủ yếu được sử dụng với mục đích đảo nước để tạo điều kiện cho tảo phát triển đều và làm sạch vùng cho ăn. Từ tháng thứ 2 trở đi tôm lớn, lượng thức ăn sử dụng nhiều, tảo phát triển mạnh do đó việc vận hành máy cần thiết để tạo môi trường thông thoáng, sạch, thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm. Ở tháng thứ 3 tôm đang ở cuối giai đoạn nuôi việc vận hành máy là rất cần thiết để tạo oxy, làm sạch đáy do đó máy được vận hành liên tục. Trong trường hợp cho tôm ăn nếu thấy có dấu hiệu thiếu oxy, không tắt máy chỉ giảm tốc độ của dàn quạt. Trong trường hợp xử lý hóa chất vận hành máy quạt nước để cho hóa chất được đều, tăng tác dụng của việc xử lý hóa chất.

Quản lý tảo

Quản lý mật độ, thành phần tảo trong ao nuôi là công việc khó khăn. Bởi tảo có đặc điểm là rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như độ kiềm, pH, ánh sáng

mặt trời, nồngđộ muối hòa tan. Vấn đề đặt ra là làm sao để cho tảo phát triển vừa phải, chủng loạiphong phú, như vậy thể hiện chất lượng nước trong ao nuôi tốt. Để làm được như vậytrại nuôi đã thực hiện các biện pháp sau:

Kiểm tra độ kiềm trong ao thường xuyên, duy trì độ kiềm trong khoảng 100 – 130mg CaCO3/L, nếu độ kiềm nhỏ hơn 100mg CaCO3/L thì tiến hành bón vôi CaO vào 0 – 2h để tăng độ kiềm, ổn định pH, có thể bón định kỳ, trước hoặc sau trận mưa, sử dụng Zeolite 25 – 50kg/1600m2 15 ngày/lần.

Dùng chế phẩm vi sinh: với mục đích phân hủy các hợp chất hữu cơ, giảm các khí độc trong ao. Làm cho tảo tiếp xúc với ánh sáng tốt hơn, tạo muối dinh dưỡng cho tảo phát triển. Bên cạnh đó còn bổ sung vi sinh vật có lợi cho ao nuôi. Trong quá trình sản xuất, trại đã sử dụng chế phẩm vi sinh Compozyme 0,45 ppm định kỳ 2 tuần/ lần. Diễn biến độ trong và màu nước trong quá trình nuôi.

Độ trong

Độ trong và màu nước phản ánh số lượng và thành phần sinh vật phù du có trong ao, các chất lơ lửng dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Việc quan sát màu nước và xác định độ trong của ao nuôi là cơ sở để chúng ta đánh giá chất lượng nước, và các biện pháp kỹ thuật quản lý có phù hợp hay không. Độ trong thích hợp nhất cho tôm phát triển là 30 – 40 cm.

Hình 3.12. Diễn biến độ trong các ao theo thời gian nuôi

Qua đồ thị ta thấy độ trong của các ao có xu hướng giảm dần theo thời gian nuôi. Tuy nhiên ở tuần nuôi thứ 5 tại khu vục nuôi bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều nên ở thời gian này độ trong ao nuôi tăng

lên khoảng 60 – 70 cm do tảo tàn. Ở tuần nuôi thứ 6 thời áp thấp nhiệt đới qua đi điều kiện khí hậu trở lại bình thường và với sự quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi nên độ trong trở lại với mức bình thường từ 30 – 40 cm, thuận lợi cho tôm phát triển.

Trong ao nuôi tôm he chân trắng do sử dụng nhiều thức ăn do đó độ trong xuống khoảng 25 – 20 cm ở cuối vụ nuôi. Đây là nguy cơ gây thiếu oxy về ban đêm nếu không quản lý chặt chẽ. Tại cơ sở do có hệ thống ao chứa lớn do đó giải pháp cho việc điều khiển độ trong cũng như các yếu tố môi trường khác đó là thêm nước để làm giảm mật độ của tảo, luôn duy trì mức nước ở 1,3 – 1,5 m. Nước được cấp từ từ, vào buổi tối và với lượng nước khoảng 15 – 20%.

Màu nước

Bảng 3.8. Diễn biến màu nước trong ao A1, A2

A1 A2

Ngày nuôi Màu nước Ngày nuôi Màu nước

1 Xanh đọt chuối 1 Xanh đọt chuối

7 Bã trà 9 Vàng xanh

13 Bã trà đậm 14 Xanh nhạt

20 Vàng đậm 25 Xanh lục nhạt

26 Xanh lục đậm 27 Xanh lục đậm

60 Xanh nâu đất

Màu nước 2 ao chỉ cuối tháng nuôi đầu tiên ao đã có màu xanh lục đậm với độ trong dao động 35 – 37 cm, Đầu tháng nuôi thứ 3 ao nuôi có màu xanh đậm độ trong dao động khoảng 15 – 25 cm. Đây là dấu hiệu của sự khó khăn trong thời gian cuối của chu kỳ nuôi. Lượng thức ăn ngày càng tăng, chất hữu cơ tích tụ trong ao ngày càng nhiều dẫn đến mật độ tảo ngày càng cao làm cho pH trong ao biến động lớn, tăng độc tính của NH3, H2S trong ao gây bất lợi cho tôm. Tuy nhiên, giải pháp cho những khó khăn của trại trong quá trình nuôi ở giai đoạn cuối là việc thêm nước và tăng cường quạt nước từ ngày nuôi thứ 65 đến thu hoạch. Do có hệ thống chứa

nước lớn và đảm bảo kết hợp với việc dùng chế phẩm men vi sinh những trở ngại trong giai đoạn cuối của quá trình nuôi đã được khắc phục.

3.3.2.2.2. Diễn biến một số yếu tố môi trường trong ao nuôi Diễn biến pH trong ao nuôi Diễn biến pH trong ao nuôi

pH trong ao nuôi là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, nó phản ánh quá trình sinh học và hóa học xảy ra trong hệ sinh thái ao nuôi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển, tỷ lệ sống của tôm. pH trong khoảng thích hợp cho tôm từ 7,5 ÷ 8,5, pH thường thấp vào buổi sáng, lúc mưa to và cao vào buổi chiều lúc nắng to. Đặc biệt là những ngày tảo phá CO32- + H+ (1)t triển mạnh trong ao.

HCO3- CO32- + H+ (1) CO32- CO2 + 2OH- (2)

Khi trời nắng, tảo quang hợp mạnh tiêu thụ nhiều CO2 phương trình (2) chuyển dịch theo chiều thuận kết quả tạo ra OH- làm tăng pH trong ao. Do đó cần phải theo dõi thường xuyên.

Hình 3.13. Diển biến pH trong ao A1 và A2

Qua đồ thị hình cho ta thấy trong ao A1 và A2 pH dao động từ 7,3 – 8,2, ở mức pH này phù hợp cho sự phát triển của tôm. Trong 3 tuần đầu pH tương đối ổn định ở mức cao 7,4 – 8,1 là do việc sử dụng vôi CaO vào thời gian từ 0 – 2h trong khi đang nuôi với mục đích tăng độ kiềm. Do đó làm pH trong ao tăng cao. Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4 pH giảm và dao động ở mức 7,4 – 7,9 đó là kết quả của việc

cấp nước từ ao chứa vào ao nuôi. Còn tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 pH giảm mạnh ở buổi sáng và buổi chiều do trong thời gian này tại vùng nuôi bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên mưa kéo dài làm pH giảm xuống đột ngột. Việc Quản lý pH lúc này là sử dụng vôi CaO, CaCO3, CaMg(CO3)2 với liều lượng 10 – 20kg/1000m2 tùy theo pH nước nhằm tạo hệ đệm và nâng cao pH nước. Từ tuần thứ 6 trở đi pH dao động ở mức cao do sự phát triển của tảo trong ao nuôi mạnh và ảnh hưởng của việc sử dụng vôi CaO định kỳ làm tăng pH. Tại cơ sở nuôi quản lý pH dựa vào việc sử dụng vôi CaO ban ngày vào 9h với liều lượng 10ppm và được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ pH nước ao nuôi. Đây là giải pháp để tăng pH trực tiếp, tăng độ kiềm, ổn định hệ đệm trong nước, giảm tảo. Ngoài ra còn sử dụng Zeolite 25 – 50kg/1600m2 15 ngày/lần để ổn định hệ đệm và chế phẩm vi sinh để quản lý bùn đáy ao nhằm quản lý sự phát triển của tảo trong ao nuôi.

Diễn biến độ kiềm

Độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của nước ao nuôi tôm. Bên cạnh đó độ kiềm còn góp phần duy trì sự biến động thấp của pH nước nuôi tôm, hạn chế tác động bất lợi của khí độc trong ao, hạn chế tác động của các chất độc có sẵn trong ao. Trong ao nuôi tôm độ kiềm > 80mg CaCO3/L được xem là thích hợp cho tôm. Sự giảm độ thấp độ kiềm trong ao nuôi là do: đất ao bị phèn, mưa lớn, trong ao có nhiều ốc, trong những tháng đầu vụ nuôi tôm thường xuyên lột xác. Bón vôi là biện pháp hiệu quả để làm tăng độ kiềm trong ao.

Nhìn chung độ kiềm trong 2 ao ổn định và tương đối thích hợp cho sự phát triển của tảo, dao động 80 – 125mg CaCO3/L, tuy nhiên trong tháng đầu độ kiềm < 100mg CaCO3/L làm pH cao và dao động ngày lớn. Trong đầu tháng thứ 2 do mưa nhiều nên độ kiềm giảm xuống thấp dưới 100mg CaCO3/L. Từ giữa tháng thứ 2 trở đi duy trì độ kiềm >100mg CaCO3/L. Tuy nhiên tại cơ sở tăng độ kiềm trong ao nuôi bằng cách sử dụng vôi CaO (vôi nung) 15 – 20 ppm vào ban đêm từ 0h – 2h hiệu quả đồng thời tăng pH trong nước và giảm tảo trong ao nuôi. Độ kiềm trung bình trong vụ nuôi là 110mg CaCO3/L tương đối tốt cho sự lột xác của tôm nuôi. Độ kiềm cao và ổn định nằm trong khoảng 80 – 120mg CaCO3/L tôm dễ lột xác, sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên khi độ kiềm quá cao > 200mg CaCO3/L làm tôm khó lột xác, chậm lớn.

Diễn biến nhiệt độ

Tôm he chân trắng cũng như những loài động vật thủy sinh khác, chúng là động vật biến nhiệt. Khi nhiệt độ thay đổi sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh lý hóa trao đổi chất và hoạt độngcủa tôm bị ức chế làm cho tôm sinh trưởng và phát triển kém, tôm He chân trắng là loài chịu được ngưỡng nhiệt nhiệt độ rộng và cao có thể lên tới 410C và xuống mức 90C. Tuy nhiên nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép này thì tôm sẽ chết, nhiệt độ tối ưu cho tôm he chân trắng sinh trưỡng và phát triển là từ 25-350C.

Nhiệt độ không có sự biến đổi khác nhau giữa các ao nghiên cứu. Qua hình ta thấy phần lớn nhiệt độ dao động từ 24 – 32°C nằm trong khoảng thích hợp của tôm. Tuy nhiên khi nhiệt độ 32 – 33°C tôm sinh trưởng nhanh, thời gian lột xác nhanh, nhưng dễ bị nhiễm bệnh. Khi có mưa hoặc nắng gắt kéo dài nhiệt độ vượt quá khoảng thích hợp nhưng tần số xuất hiện rất ít, chỉ có trong thời gian nuôi thứ 5 tại vùng nuôi mưa diển ra nhiều và kéo dài nên nhiệt độ giảm xuống 24°C nhưng vẫn trong giới hạn thích hợp cho tôm phát triển. Nhìn chung diễn biến nhiệt độ trong quá trình thực tập nằm trong ngưỡng chịu đựng của tôm, không ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm he chân trắng.

Diễn biến độ mặn trong ao nuôi

Độ mặn trong ao nuôi biến động rất phức tạp, chúng phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi hay khi thay nước hay khi trời mưa.

Hình 3.16. Diễn biến độ mặn trong ao nuôi A1 và A2

Ở hình 3.16. diển biến độ mặn ở 2 ao A1 và ao A2 tương đương nhau và tăng dần từ ngày thả đến tuần nuôi thứ 4 đó là do hiện tượng bốc hơi nước bởi thời tiết

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm tại trại nuôi duy phong , xã vạn hưng , huyện vạn ninh , tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)