1. Lập dự toán NSNN
Lập dự tốn NSNN là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán NSNN thực chất là dự toán các khoản thu, chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Do vậy, việc lập dự toán ngân sách phải dựa trên các căn cứ sau:
- Dựa vào phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng của Nhà nƣớc trong năm tài chính và những năm qua;
- Dựa vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hệ thống chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi của Nhà nƣớc;
- Căn cứ vào kết quả phân tích việc thực hiện dự tốn ngân sách trong thời gian qua.
Những căn cứ này đảm bảo cho việc xác định thu, chi NSNN có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm và có hiệu quả. Quy trình lập dự tốn NSNN đƣợc tóm tắt ở hình 2.2.
Ví dụ:Cân đối dự tốn NSNN năm 2010 (xem phụ lục 1A).
2. Chấp hành NSNN
Sau khi ngân sách đƣợc phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực hiện ngân sách đƣợc triển khai. Nội dung của q trình này là tổ chức thu và bố trí cấp kinh phí của NSNN theo các nhu cầu đã đƣợc phê chuẩn.
Tổ chức chấp hành dự toán thu. Để chấp hành tốt dự toán thu cần phải bồi dƣỡng phát triển các nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên, khai thác, đảm bảo tỷ lệ động viên chung mà Quốc hội đã phê chuẩn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc đã đƣợc hoạch định trong dự toán chi.
Tổ chức chấp hành dự toán chi. Mục đích đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội đã đƣợc hoạch định trong năm kế hoạch.
Việc chấp hành NSNN đƣợc tiến hành từ cấp trung ƣơng đến cấp địa phƣơng và cấp cơ sở, đồng thời đƣợc giám sát một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện những thiếu sót, bất cập. Từ đó, Nhà nƣớc có những đánh giá và bổ sung sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả hoạt động NSNN.
3. Quyết toán NSNN
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Quyết toán NSNN đƣợc tiến hành từ cấp cơ sở, đến địa phƣơng và cuối cùng là cấp trung ƣơng. Thơng qua việc thƣ̣c hiện quyết tốn ngân sách đã phác họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc trong thời gian qua. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cầnthiết trong điều hành NSNN.
Ví dụ: Quyết tốn cân đối NSNN năm 2007 (xem phụ lục 1B).
Việc thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách đƣợc thực hiện theo điều 65, Luật NSNN năm 2002.
Việc kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan, đơn vị đƣợc thực hiện theo điều 66, Luật NSNN năm 2002.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Phân tích vai trị của NSNN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
2. Phân tích tác dụng và hạn chế của mỗi biện pháp giải quyết bội chi NSNN. 3. Vào trang Web: Chinhphu.vn, sƣu tầm số liệu về thực trạng thu - chi NSNN trong 5 năm gần nhất.
4. Tìm hiểu thực trạng chi tiêu NSNN ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn chi.
CHƢƠNG III
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mục tiêu
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp, gồm: - Khái niệm và vai trị của tài chính doanh nghiệp.
- Vốn và quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Các phương pháp tính khấu hao cố định trong doanh nghiệp.. - Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
I. Khái niệm và vai trị của tài chính doanh nghiệp 1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Một số quan điểm khác lại cho rằng: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tiến hành kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận”.
Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trƣờng, thể hiện bằng các quan hệ kinh tế với các chủ thể khác dƣới hình thái tiền tệ gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích kinh doanh và đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội.
1.1. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp về những hoạt động liên quan đến thị trƣờng hàng hóa dịch vụ, thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động vàtổ chức nội bộ trong doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự tăng trƣởng, đạt đƣợc tỷ suất lợi nhuận tối đa. Chính trong q trình đó đã làm nảy sinh hàng loạt những quan hệ kinh tế với các chủ thể khác thông qua sự vận động của vốn tiền tệ.
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nƣớc theo Luật doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc nhƣ: nộp thuế, phí, lệ phí... theo định của Luật thuế. Dođó lợi nhuận của doanh nghiệp đạt đƣợc phụ thuộc rất lớn vào chính sách thuế của Nhà nƣớc. Mặt khác, sự thay đổi về các chính sách tài chính vĩ mơ của Nhà nƣớc sẽ làm thay đổi mơi trƣờng đầu tƣ, từ đó cũng ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn kinh doanh, chi phí hoạtđộng của mỗi doanh nghiệp.
Ví dụ: Chính sách đầu tƣ, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ kỹ thuật... của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp đều có ảnh hƣởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường. Với tƣ cách là một tổ chức
kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trƣờng, trên hai phƣơng diện:
+ Thị trƣờng là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp nhƣ: nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị, các dịch vụ... mà doanh nghiệp tự do lựa chọn về giá cả, chất lƣợng và số lƣợng.
+ Thị trƣờng là nơi để các doanh nghiệp tiêu thụ những sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ đầu ra của mình.
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện thơng qua việc doanh nghiệp tìm kiếm khai thác các nguồn tài trợ. Trên thị trƣờng tài chính doanh nghiệp có thể vay, có thể phát hành cổ phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng là những khách hàng tiền gửi của các ngân hàng, các chủ thể đầu tƣ chứng khoán... trên cơ sở số tiền tạm thời nhàn rỗi chƣa sử dụng và tiềm lựctài chính.
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm:
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con.
+ Quan hệ giữa những ngƣời đồng sở hữu, sáng lập doanh nghiệp thể hiện trong việc tham gia góp vốn kinh doanh, phân chia lợi ích kinh tế từ kết quả hoạt động doanh nghiệp và chịu trách nhiệm tài chính về những hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngƣời quản lý doanh nghiệp.
+ Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngƣời lao động trong việc phân phối thanh tốn tiền cơng, khen thƣởng, phúc lợi, hỗ trợ tái đào tạo...
Các quan hệ kinh tế nêu trên đã khái qt hóa tồn bộ những khía cạnh về sự vận động của vốn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc trƣng của sự vận động của vốn ln ln gắn liền chặt chẽ với q trình phân phối các nguồn tài chính giữa doanh nghiệp với xã hội nhằm tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh.
1.2. Khái niệm
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình chuyển giao các nguồn lực tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế - xã hội, đƣợc thể hiện thơng qua q trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Vai trị của tài chính doanh nghiệp
2.1. Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả quả
Đối với một doanh nghiệp, vốn là yếu tố vật chất cho sự tồn tại và phát triển. Do đó, vấn đề tổ chức huy động và phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả trở thành nhiệm vụ rất quan trọng đối với các cơng ty quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, vốn cũng là một loại hàng hóa, cho nên việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đều phải trả một khoản chi phí nhất định. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chủ
động xác định nhu cầu vốn cần huy động, từ đó có kế hoạch hình thành cơ cấu vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Thơng thƣờng để đảm bảo tính hiệu quả trong huy động vốn, doanh nghiệp nên ƣu tiên chọn các nguồn có lãi suất phải trả thấp, thời gian hồn vốn dài, quy mơ vốn lớn, hình thức huy động thuận tiện...
Song song với q trình huy động vốn, tài chính doanh nghiệp cịn có vai trị tổ chức phân phối sử dụng vốn để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Có thể nói, việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi lẽ kinh tế thị trƣờng đặt các doanh nghiệp trƣớc những chuẩn mực hết sức khắt khe: sản xuất không phải bất kỳ giá nào, phải bán được những sản phẩm mà thị
trường cần và chấp nhận, chứ khơng phải bán những thứ mình có. Trƣớc sức ép nhiều
mặt của thị trƣờng buộc các doanh nghiệp phải sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. Thể hiện vai trị này, địi hỏi doanh nghiệp một mặt phải bảo tồn vốn, mặt khác phải tìm mọi biện pháp tăng nhanh vịng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Hay nói cách khác, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn đƣợc thể hiện trên hai mặt:
Về mặt kinh tế: Lợi nhuận tăng thì vốn của doanh nghiệp khơng ngừng đƣợc
bảo toàn và phát triển.
Về mặt xã hội: Các doanh nghiệp khơng chỉ làm trịn nghĩa vụ của mình đối với
Nhà nƣớc mà cịn khơng ngừng nâng cao mức thu nhập của ngƣời lao động.
Để đạt các yêu cầu trên, doanh nghiệp khi phân phối số vốn huy động đƣợc cho các hoạt động đầu tƣ bao giờ cũng gắn liền với việc phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tƣ một cách thận trọng và lựa chọn các phƣơng án đầu tƣ một cách khoa học. Trên cơ sở phƣơng án kinh doanh đã đƣợc xác định, doanh nghiệp tổ chức bố trí sử dụng vốn theo phƣơng châm: tiết kiệm, nâng cao vòng quay và khả năng sinh lời của đồng vốn.
2.2. Tạo lập các địn bẩy tài chính để kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngƣời, nhiều bộ phận với nhau, đặt trong mối quan hệ kinh tế. Vì vậy nếu sử dụng linh hoạt, sáng tạo các quan hệ phân phối tài chính để tác động đến các chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng, chính sách khuyến mãi, chiết khấu và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc tăng năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng quay vốn và cuối cùng là tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, nếu ngƣời quản lý phạm phải những sai lầm trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả, thì kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khi đầu tƣ vốn kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn vốn của mình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, vì vậy với tƣ cách là một cơng cụ quản lý hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp nhất thiết phải có vai trị kiểm tra để nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của đồng vốn.
Thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính nhƣ: chỉ tiêu về khả năng thanh tốn, chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, chỉ tiêu về hoạt động và chỉ tiêu khả năng sinh lời, cho phép doanh nghiệp dựa trên những căn cứ quan trọng để nhận biết đƣợc thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp; trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện kịp thời,
điều chỉnh, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định.
Để sử dụng có hiệu quả cơng cụ kiểm tra tài chính, địi hỏi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt cơng tác hạch tốn kế tốn, xây dựng các hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và duy trì nề nếp chế độ phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
II. Vốn và quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiệp1. Khái niệm vốn kinh doanh 1. Khái niệm vốn kinh doanh
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều bị chi phối bởi quy mô, cơ cấu và tốc độ của vốn trong doanh nghiệp. Vốn là điều kiện tiền đề đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, vốn phản ánh nguồn lực tài chính đƣợc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, vốn cần đƣợc xem xét và quản lý trong trạng thái vận động và mục tiêu hiệu quả của vốn có ý nghĩa sống cịn đối với các doanh nghiệp.
Có khá nhiều quan điểm về vốn kinh doanh, song các quan điểm đều thống nhất ở điểm chung là vốn kinh doanh là giá trị của toàn bộ tài sản doanh nghiệp ứng ra để
đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Nhƣ vậy, vốn kinh doanh đƣợc biểu hiện bằng giá trị và đại diện cho một khối lƣợng tài sản nhất định. Giữa vốn và tiền có mối quan hệ với nhau:
- Muốn có vốn thì phải có tiền, song có tiền (thậm chí những khoản tiền lớn) cũng khơng phải là vốn.
- Một khối lƣợng tiền đƣợc gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện nhƣ:
+ Tiền phải đƣợc đảm bảo bằng một lƣợng tài sản có thực;
+ Tiền phải đƣợc tích tụ và tập trung đủ để đầu tƣ cho một dự án; + Tiền phải đƣợc vận động nhằm mục đích sinh lời.
Trong cơ chế thị trƣờng, vốn cũng là hàng hóa nên đƣợc phép chuyển nhƣợng, mua bán.
2. Phân loại vốn của doanh nghiệp
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể phân chia vốn kinh doanh trong trong doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Một số tiêu thức thƣờng đƣợc sử dụng để phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: căn cứ vào tính chất sở hữu, căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn, căn cứ vào hình thức tồn tại.
2.1. Phân loại theo tính chất sở hữu
Căn cứ vào tính chất sở hữu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay và chiếm dụng.
- Vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữulà vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữubao gồm các loại vốn sau:
+ Vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu (vốn điều lệ). Đây là nguồn vốn
do chính những ngƣời chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp đầu tƣ khi thành lập doanh