HCO3 tới lượng PMC tạo thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành tác nhân oxi hóa peroxymonocarbonate và ứng dụng xử lý một số hợp chất màu hữu cơ. (Trang 74 - 75)

Hình 3.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ mol H2O2 : HCO3- tới lượng PMC tạo thành 0,1 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35 0,4 0 1 2 3 4 5 Nồng độ PMC (M) Tỉ lệ mol H2O2: HCO3-

Khi tỉ lệ số mol H2O2 : HCO3- tăng từ 1 : 1 lên 2,5 : 1 thì nồng độ PMC cũng tăng. Vì khi tăng nồng độ HCO3- và H2O2, phương trình 3.1 chuyển dịch cân bằng sang phải nên tạo thành PMC nhiều hơn. Tuy nhiên khi nồng độ H2O2 tăng lên nhiều (tỉ lệ mol H2O2 : HCO3- = 3 : 1 đến 4,5 : 1) thì sự tạo thành PMC lại giảm xuống. Trong dung dịch cũng quan sát thấy có sự xuất hiện bọt khí, lượng H2O2 càng dư thì lượng bọt khí càng nhiều. Do đó, khi tăng nồng độ H2O2 lên quá nhiều thì lượng H2O2 dư lại thúc đẩy PMC phân hủy theo phản ứng sau đây:

HCO4- + H2O2 → HCO3- + H2O + O2 (3.2)

Thời gian xuất hiện bọt khí sau khi pha trộn H2O2 và HCO3- là 45 phút (tỉ lệ mol H2O2 : HCO3- = 3 : 1) và 30 phút (tỉ lệ mol H2O2 : HCO3- = 4,5 : 1), chứng tỏ đến các khoảng thời gian này sự phân hủy PMC đã xảy ra đáng kể. So sánh với kết quả của Yang X và cộng sự quan sát thấy bọt khí chỉ sau 2 phút, chứng tỏ HCO4- phân hủy khá nhanh [93], sự khác biệt này là do tỉ lệ mol H2O2 : HCO3- = 5 : 1 và các nồng độ sử dụng H2O2 5,0 M và HCO3- 1,0 M lớn hơn nên tốc độ sự phân hủy PMC tạo O2 xảy ra nhanh hơn.

Để làm rõ hơn sự biến thiên nồng độ PMC theo thời gian ở tỉ lệ mol H2O2 : HCO3- = 2 : 1 và 2,5 : 1; giữ cố định [HCO3-] = 0,5 M, pH = 8, nồng độ PMC được xác định trong khoảng thời gian 240 phút từ lúc bắt đầu pha trộn. Kết quả được trình bày ở bảng 1 (phụ lục) và hình 3.3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành tác nhân oxi hóa peroxymonocarbonate và ứng dụng xử lý một số hợp chất màu hữu cơ. (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)