Về phía người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Vai trò tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phòng chống tranh chấp lao động, đình công (Trang 27 - 29)

2. Đề xuất giải pháp hạn chế tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp

2.2.1. Về phía người sử dụng lao động

1. Nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động và thực hiện đúng theo quy định.

Người lao động nắm rõ các quy định của pháp luật để không đưa ra các quyết định gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người lao động, nhất là các trường hợp làm cho quyền và lợi ích của người lao động xuống dưới mức quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động khơng nên vì q chạy theo lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

2. Thường xuyên gặp gỡ, động viên người lao động. Thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu chưa có).

Người sử dụng lao động thường xuyên giao lưu với người lao động không chỉ tạo cơ hội cho họ thấu hiểu được đời sống của người lao động tại doanh nghiệp như thế nào, tâm tư, nguyện vọng của họ ra sao mà còn tạo ra cơ sở quan trọng để tiến hành các hoạt động điều chỉnh về chính sách, phúc lợi cho người lao động.

Ngoài ra, tại doanh nghiệp nên có tổ chức đại diện người lao động để có thể tiếp nhận tâm tư, nguyện vọng của người lao động khi người sử dụng lao động khơng có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với họ. Các doanh

nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp thì nên tiến hành thành lập.

3. Thực hiện đúng các cam kết với người lao động, khuyến khích đáp ứng lợi ích cho người lao động cao hơn so với quy định, khuyến khích người lao động làm việc với năng suất cao hơn.

Đa số các tranh chấp lao động đều phát sinh từ việc người sử dụng lao động không thực hiện đúng cam kết với người lao động. Nếu người sử dụng lao động không thực hiện đúng cam kết với phần lớn tập thể người lao động thì nhiều nguy cơ sẽ diễn ra đình cơng.

Pháp luật Việt Nam ln khuyến khích người sử dụng lao động (nếu có thể) đáp ứng quyền và lợi ích cho người lao động cao hơn so với quy định, nếu khơng thì cũng khơng được thấp hơn so với quy định. Khi để có thể đáp ứng các lợi ích cao hơn cho người lao động thì người sử dụng lao động cũng cần khuyến khích người lao động làm việc với năng suất cao hơn.

4. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Người sử dụng lao động có mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đem lại sự ổn định trong việc truyền đạt thông tin, tổ chức thương lượng tập thể, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trước khi chúng trở nên nghiêm trọng gây hậu quả xấu tới hoạt động sản hoạt của doanh nghiệp.

Mặt khác, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là chủ thể quan trọng trong thương lượng tập thể. Nếu các bên khơng thể tìm được tiếng nói chung thì rất khó có thể đi đến thỏa ước cuối cùng.

5. Kịp thời giải quyết các tranh chấp ngay khi mới phát sinh, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Người sử dụng lao động nên giải quyết tranh chấp lao động khi còn ở mức thấp nhất, tránh tranh chấp lao động tập thể về lợi ích vì đây là điều kiện để tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tiến hành đình cơng.

Việc giải quyết tranh chấp cần có một cơ chế dân chủ, minh bạch, hướng đến sự hiệu quả không chỉ trong các tranh chấp hiện tại mà còn cho cả các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Vai trò tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phòng chống tranh chấp lao động, đình công (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w