2. Đề xuất giải pháp hạn chế tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp
2.2.4. Về phía cơ quản lý nhà nước có thẩm quyền
1. Quản lý chặt chẽ quy định của pháp luật về lao động tại doanh nghiệp, tổ chức thanh tra doanh nghiệp thường xuyên; giải quyết kịp thời, triệt để những sai phạm của doanh nghiệp.
Việc quản lý chặt chẽ pháp luật về lao động tại doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Việt Nam về lao động. Thường xuyên tổ chức thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về lao động. Việc thanh tra cần tập trung vào những khu công nghiệp, chế xuất, những nhà máy lớn,... vì đây là nơi tập trung số lượng lớn người lao động. Nội dung thanh tra chủ yếu là: tiền lương, thưởng, phúc lợi của người lao động, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động,... Đây là các nội dung dễ gây ra tranh chấp lao động và đình cơng nhất nên cần đặc biệt chú ý phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm tại doanh nghiệp.
2. Tổ chức hội thảo, buổi tuyên truyền về tuân thủ pháp luật Việt Nam về lao động.
Đây là một biện pháp cần tiến hành định kỳ cho cả người lao động và người sử dụng lao động để họ nắm rõ các quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình, Việc tun truyền cũng cần chú ý tới các điểm mới, điểm cập nhật của chính sách pháp luật về lao động để giúp người lao động và người sử dụng lao động tránh những tranh chấp lao động khơng cần thiết.
Ngồi biện pháp nêu trên thì hệ thống pháp luật Việt Nam cũng cần phải liên tục có sự điều chỉnh, cập nhật sao cho đầy đủ, đồng bộ và kịp thời khi mà các trường hợp phát sinh trong quan hệ lao động ngày càng nhiều và có chiều hướng phức tạp.
Ngồi ra, đây là một số biện pháp khác có thể tham khảo:
* Tham khảo một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ đình cơng tự phát thuộc “Dự án quan hệ Lao động ILO Việt Nam: Một số giải pháp phịng
ngừa đình cơng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.” - tác giả Jan Jung-Min
* Người sử dụng lao động có thể tham khảo bản trắc nghiệm: “Về
những vấn đề liên quan đến Phòng ngừa nguy cơ xảy ra đình cơng”
thuộc “Dự án quan hệ Lao động ILO Việt Nam: Một số giải pháp phịng
ngừa đình cơng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.” - tác giả Jan Jung-Min
Sunoo (2007) tại phụ lục 1 để xác định nguy cơ đình cơng tại doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích tình huống pháp lý, có thể thấy hành vi đình cơng của cơng nhân Cơng ty TNHH PouYuen Việt Nam là hành vi đình cơng khơng theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động do không hề xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Tranh chấp lao động và đình cơng là các tình huống hồn tồn có thể phát sinh trong q trình người lao động lao động tại doanh nghiệp. Đây là điều mà không một cá nhân hay tổ chức nào mong muốn xảy ra vì có diễn ra như thế nào thì cũng sẽ ảnh hưởng khơng tốt tới hoạt động và quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Để có thể hạn chế được tranh chấp lao động và đình cơng trong doanh nghiệp cần đến nhóm giải pháp của từng chủ thể trong mối quan hệ giữa các bên. Các bên trong mối quan hệ cần phải thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Có như vậy, doanh nghiệp sẽ hạn chế được các trường hợp liên quan đến tranh chấp lao động và đình cơng.