Về phía tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Một phần của tài liệu Vai trò tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phòng chống tranh chấp lao động, đình công (Trang 29 - 30)

2. Đề xuất giải pháp hạn chế tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp

2.2.2. Về phía tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Tổ chức hoạt động có hiệu quả, chiếm được lịng tin của người lao động tại doanh nghiệp.

Trên thực tế, ở nhiều doanh nghiệp, người lao động khơng hề có niềm tin vào Cơng đồn cơ sở hay các tổ chức đại diện khác. Có điều này là do các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có q trình hoạt động khơng hiệu quả, làm mất niềm tin của người lao động trong doanh nghiệp. Mặt khác, các tổ chức cịn có quyền lợi gắn với người sử dụng lao động (ví dụ như các quản lý, quản đốc,...) nên có các trường hợp khơng làm trịn quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động.

Chính vì vậy, tổ chức đại diện người lao động cần độc lập với người sử dụng lao động và hướng tới mục tiêu cao nhất là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

2. Chủ động tiếp nhận tâm tư, nguyện vọng của người lao động và trình bày với Ban lãnh đạo doanh nghiệp trong các cuộc họp đình kỳ.

Việc kịp thời tiếp nhận và trình bày các tâm tư, nguyện vọng của người lao động tới với người sử dụng lao động là vô cùng quan trọng. Đây là công việc rất cần sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Ngoài ra, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cịn có quyền thay mặt người lao động tại doanh nghiệp thương lượng, ký kết thương lượng tập thể với người sử dụng lao động nên việc tâm tư, nguyện vọng của người lao động có được đáp ứng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức.

Để thực hiện giải pháp này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cần tiến hành định kỳ hai cuộc họp: họp định kỳ với lãnh đạo doanh nghiệp và họp định kỳ với đoàn viên hay người lao động

3. Kịp thời giải quyết tranh chấp lao động khi mới phát sinh, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Tổ chức đại diện người lao động nên nỗ lực giải quyết các tranh chấp lao động khi còn ở mức thấp nhất. Hạn chế tối đa việc phát sinh đình cơng của người lao động. Khi phát sinh vấn đề tranh chấp lao động tại doanh nghiệp, tổ chức đại diện người lao động cần tìm ra nguyên nhân của vấn đề để phối hợp với người sử dụng lao động giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa nhất. Xây dựng cho doanh nghiệp cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, dân chủ, hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hài hịa của các bên.

Một phần của tài liệu Vai trò tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phòng chống tranh chấp lao động, đình công (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w