Các chỉ tiêu về lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG 2 LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

1. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận

1.2.1. ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận

- Lợi nhuận có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp vì lợi nhuận tác động đến tất cả hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận lợi nhuận còn là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của toàn bộ hoạt động kinh doanh.

- Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội, là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển của một doanh nghiệp là nguồn tham gia

đóng góp theo luật định vào ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2.2. Các chỉ tiêu lợi nhuận

- Mức lợi nhuận tuyệt đối

+ Lợi nhuận trước thuế thu nhập và lãi vay (Sau khi trừ chi phí trong lợi nhuận cịn khoản lãi vay chưa được khấu trừ)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = (q x s) - (F + q + v) Trong đó:

q : Số lượng sản phẩm tiêu thụ s : Giá bán đơn vị sản phẩm F : Tổng CP cố định

v : CP biến đổi đơn vị sản phẩm + Lợi nhuận trước thuế thu nhập

Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế - Lãi vay phải trả + Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (LN ròng)

LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp =

LN trước thuế thu nhập doanh nghiệp -

Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Mức lợi nhuận tương đối

+ Do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển, thị trường tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ khác thường làm cho lợi nhuận doanh nghiệp cũng không giống nhau.

+ Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mơ sản xuất khác thì lợi nhuận thu được sẽ khác: Ở doanh nghiệp lớn, nếu công tác quản lý kém, nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp có quy mơ sản xuất nhỏ nhưng cơng tác quản lý tốt hơn.

Là quan hệ giữa số lợi nhuận đạt dược với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ(gồm VCĐ và VLĐ bình quân) Tsv = P Vsxbq x 100

Trong đó: Tsx : Tỷ suất lợi nhuận vốn

P : Lợi nhuận trong kỳ( là số lợi nhuận thu được chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp để xem xét mức sinh lời chung)

Vsxbq: Tổng số vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ (VCĐ và VLĐ hoặc VCSH)

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu( doanh lơị vốn chủ sở hữu) Là quan hệ giữa số lợi nhuận rịng so với vốn chủ sở hữu bình quân

TSVCSH =

Lợi nhuận rịng

VCSH bình qn

x 100

Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận ròng

+ Tỷ suất lợi nhuận giá thành

Là quan hệ giữa lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

Tsz =

P

Zt

x 100

Trong đó:

Tsz : Tỷ suất lợi nhuận giá thành

P : Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại so với giá thành tồn bộ của sản phẩm hàng hố tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

+ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng

Là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt độngsản xuấtkd của doanh nghiệp

TSDT =

P

DTBH

x 100

Trong đó:

TSDT : Tỷ suất lợi nhuận bán hàng

P : Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại (không bao gồm lợi nhuận từ hoạt động khác)

DTBH: Doanh thu bán hàng trong kỳ

1.2.3 Kế hoạch hoá lợi nhuận

1.2.3.1. Căn cứ lập kế hoạch hoá lợi nhuận

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Căn cứ vào kế hoạch chi phí các hoạt động sản xuất kinh doanh - Căn cứ vào kế hoạch doanh thu

- Căn cứ váo kế hoạch trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

1.2.3.2. Kế hoạch hoá lợi nhuận

- Tác dụng của kế hoạch hoá lợi nhuận : Giúp cho nhà quản lý của doanh nghiệp biết trước được quy mô số lãi mà doanh nghiệp sẽ tạo ra, từ đó có các kế hoạch đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ tới, đồng thời có kế hoạch sắp xếp các nhiệm vụ kinh donh và tìm các giải pháp phấn đấu thực hiện

- Kế hoạch lợi nhuận hàng năm là bộ phận của kế hoạch tài chính doanh nghiệp được lập đồng thời các kế hoạch khác giúp cho doanh nghiệp chủ động sử dụng nó trong việc phân phối lợi nhuận , lập kế hoạch đầu tư, đổi mới trang thiết bị

* Phương pháp lập kế hoạch

- Xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần - Trị giá vốn hàng bán - CPBH - CPQLDN Hoặc

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh =

Doanh thu

thuần -

Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá , dịch vụ tiêu thụ trong kỳ

Trong đó:

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là số lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (LN thuần)

- Doanh thu thuần = DTBH - Các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế gián thu - thuế XK, NK, TTĐB)

- Trị giá vốn hàng bán

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất

Trị giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ(Zsản xuất)

Zsản xuất = (Sđ x Zo) +(Sản xuất - Sc) x Z1 Trong đó:

Zsản xuất : Giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ

Sđ : Số lượng sản phẩm kết dư đầu kỳ

Zo : Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm kỳ báo các Z1 : Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch Sản xuất : Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch Sc : Số lượng sản phẩm kết dư cuối kỳ kế hoạch

+ Đối với doanh nghiệp thương mại

Gv = Gđ + Gx - Gc Trong đó:

Gv : Trị giá mua vào của hàng hoá bán ra Gđ : Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ Gx : Trị giá hàng hoá mua vào trong kỳ Gc : Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ

+ CPBH và CPQLDN: Các chi phí này phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

* Lợi nhuận hoạt động tài chính (thuộc lợi nhuận hoạt động kinh doanh - đầu tư, cho thuê)

Lợi nhuận hoạt động tài chính =

Doanh thu hoạt động tài chính -

Thuế gián thu (nếu có) -

CP hoạt động tài chính

* Lợi nhuận hoạt động khác

Lợi nhuận hoạt động khác =

Doanh thu hoạt

động khác -

Thuế gián thu (nếu có) -

CP hoạt động khác + Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp =

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lợi nhuận hoạt động khác

+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp =

Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp -

Thuế thu nhập doanh nghiệp Hoặc

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp =

Lợi nhuận trước thuế thu nhập

doanh nghiệp x (1 - Thuế suất)

Nhận xét: Phương pháp trên đơn giản, dễ tính được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp, với doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng thì khối lượng tính tốn sẽ lớn

b. Phương pháp gián tiếp (xác định lợi nhuận qua các bước trung gian)

Nội dung: Được tiến hành bằng cách tính dần lợi nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu hoạt động. Cách tính này cho phép người quản lý nắm được quá ttrình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế (LN ròng)

1. Doanh thu bán hàng 2. Các khoản giảm trừ - Giảm giá hàng bán - Hàng bán bị trả lại

- Thuế gián thu ( thuế XNK, TTĐB, GTGT theo PP trực tiếp) 3. Doanh thu thuần về bán hàng (= 1 - 2)

4. Trị giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về hoạt động kinh doanh 6. Chi phí bán hàng

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

8. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh (= 5 – 6 - 7) 9. Doanh thu hoạt động tài chính

10. Chi phí hoạt động tài chính

11. Lợi nhuận hoạt động tài chính (= 9 - 10) 12. Thu nhập hoạt động khác

13. Chi phí hoạt động khác 14. Lợi nhuận khác(= 12-13)

15. Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (= 8 + 11 + 14) 16. Thuế thu nhập doanh nghiệp

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)