CHƯƠNG 2 LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
1. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3. Phân phối và sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải giải quyết hài hồ mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và CNV. Trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với nhà nước theo pháp luật quy định như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp dành một phần lợi nhuận để lại thích đáng để giải quyết các nhu cầu sản xuấtkd của mình đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong đơn vị mình.
1.3.2 Nội dung phân phối và sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp
1.3.2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước: LN được phân phối như sau
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Bù các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trứơc thuế
- Trả tiền phạt vi phạm pháp luật nhà nước: Vi phạm lụât thuế, luật giao thông khi đã trừ tiền bồi thường thân thể hoặc cá nhân gây ra
- Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng khơng được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế
- Chia lãi cho đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có) - Phần cịn lại được trích lập các quỹ: Trích quỹ dự phịng tài chính(10%), quỹ đầu tư phát triển(>=50%), quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm(5% số LN còn lại…)
- Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu
- Đối với một số ngành đặc thù (NH, thương mại, BH) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế
- Số cịn lại trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi
1.3.2.2. Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhệm hữu hạn (các thành phần kinh tế khác)
Nguyên tắc: Các công ty sau khi nộp thuế thu nhập được phân chia các quỹ do đại hội cổ đông hoặc quyết định của các thành viên trong công ty hoặc hội đồng quản trị sẽ đề ra và quyết định chế độ phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp.