Lập kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH HỐ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

2. YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH HÀNG NĂM

2.1. Lập kế hoạch tài chính

2.1.1.. Yêu cầu lập kế hoạch

- Kế hoạch hố tài chính phải đa dạng, linh hoạt để phục vụ cho yêu cầu quản lý tài chính, kinh doanh

- Kế hoạch hố tài chính ở doanh nghiệp phải tồn diện, đồng bộ và phải bao trùm mọi hoạt động tài chính trong sản xuấtkd và các hoạt động khác có liên quan như giá cả, chi phí sản xuấtkd, tiếp thị, đầu tư, mở rộng sản xuất…

- Kế hoạch hoá tài chính phải được bắt đầu từ phân tích tài chính

2.1.2. Căn cứ lập kế hoạch

- Các báo cáo tài chính năm trước

- Phối hợp với các bộ phận kế hoạch khác hoặc các phòng ban khác để lập kế hoạch tài chính

- Phải dựa trên các chỉ tiêu định mứư kinh tế kỹ thuật trung bình tiên tiến để lập - Phải dựa trên thị trường để xác định các tiêu chuẩn giá trị thích hợp

2.1.3. Phương pháp lập kế hoạch tài chính hàng năm

Dựa trên các mơ hình tài chính đã được thực hiện từ các ănm trước để xây dựng.

Trong thực tế doanh nghiệp thường xây dựng mơ hình theo 2 mơ hình sau

+ Mơ hình tài chính tổng hợp: Bảng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp là một bảng cân đối, 1 bên là tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí đầu tư mở rộng sản xuất số trả lãi cổ phần, số trả nợ, số nộp thuế, còn một bên phản ánh nguồn có liên quan đến thu, góp vốn các cổ đơng, vốn vay ngân hàng hoặc vay ở các tổ chức khác, các nguồn tài trợ của ngân sách.

* Ưu điểm: Có thể quan sát tồn bộ chu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trên

một bảng kế hoạch , nhìn thấy những cân đối lớn cần xem xét và dự đoán được những quyết định tài chính cần thực hiện trong năm kế hoạch.

* Nhược điểm: Không đảm bảo sự chú ý tập trung của người quản lý tài chính

vào việc khai thác và sử dụng các nguồn tài chính trong doanh nghiệp.

+ Mơ hình tập trung phản ánh tồn bộ các nguồn tài chính được khai thác, phân phối và sử dụng ở doanh nghiệp năm kế hoạch

Nguồn tài chính của doanh nghiệp là một bộ phận của doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là gía trị mới được sáng tạo ra trong doanh nghiệp, các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động được trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuấtkd và có thể đựơc phân phối cho các mục đích tích lũy hoặc tiêu dùng (tích luỹ để mở rộng sản xuất, đầu tư mới chứ không phải là nguồn bù đắp chi phí sản xuất nhằm tái sản xuất giản đơn).

PHẦN THU:

1. Lợi nhuận thực hiện (thu KH TSCĐ, thu khác, VLĐ thừa) 2. Thu từ các quỹ: số dư đầu kỳ

3. Các khoản trích trước giá thành

4. Các khoản thu bồi hoàn( nhập cơ quan cấp trên, nhập NSNN, liên doanh, liên kết)

5. Các khoản nhận, các khoản phải trả, vay ngân hàng.

PHẦN CHI:

1 . Chi cho hoạt động sản xuấtkd: (xây dưụng cơ bản, bổ xung VLĐ, liên doanh , quỹ chuyên dùng, chi sự nghiệp trích vào giá thành, chi khác, số dư các quỹ chuyển năm sau)

2. Cho cho bên ngoài: (Nộp cấp trên, nộp NSNN, trả nợ vay NH…)

Nhận xét: Bảng kế hoạch tài chính tổng hợp theo mơ hình 2 phản ánh các nguồn tài chính của doanh nghiệp, sử dụng vào các mục đích cụ thể. Do vậy giúp cho nhà quản lý tập trung chú ý để khai thác sử dụng các nguồn tài chính của doanh nghiệp (nguồn nào chi vào việc ấy)

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)