Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 63)

2.2.3 .Tổ chức, thực hiện xử lý nước thải và cấp nước sạch

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế:

Việc hỗ trợ đoàn viên thanh niên tiếp cận với các nguồn thơng tin về BVMT cịn hạn chế; việc hỗ trợ thanh niên tiếp cận với khoa học, cơng nghệ để đưa vào sản xuất cịn chưa đồng đều, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cịn thiếu, gặp nhiều khó khăn; cơng tác tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ đồn viên thanh niên tham gia bảo vệ môi trường cịn rất ít; chưa có nhiều giải pháp sáng tạo trong đoàn viên thanh niên; việc tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các điển hình trong thực hiện tiêu chí mơi trường của các cấp bộ đồn cịn hạn chế.

Năng lực đội ngũ cán bộ làm cơng tác tham mưu cịn hạn chế. Các nguồn lực đầu tư cho hoạt động thực hiện tiêu chí mơi trường chưa đáp ứng được u cầu cùng với đó là sự thiếu vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp địa phương khiến cơng tác triển khai cịn chậm và gặp nhiều hạn chế. Nhận thức của người dân mà đặc biệt là thanh niên nơng thơn về thực hiện tiêu chí mơi trường cịn hạn chế, vẫn tồn tại tâm lý ỷ lại, trông chờ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vai trị của ĐVTN trong cơng tác tun truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường ở một số cơ sở còn chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao. Ở một số địa phương, nhận thức của ĐVTN về ô nhiễm mơi trường cịn nhiều hạn chế, thiếu chủ động trong việc tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường. Một số ít nơi chưa tạo sự đồng thuận trong các phong trào tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thực hiện các quy định về thu gom rác. Chất lượng, hiệu quả của công tác

56

bảo vệ môi trường nông thôn cịn nhiều hạn chế, cơng tác phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể trong tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia xây dựng bảo vệ mơi trường có lúc, có việc chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Có thể khẳng định, phong trào ĐVTN tham gia bảo vệ môi trường đã thực sự đi vào đời sống và đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân; khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của ĐVTN trong việc thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường.

Nguyên nhân những hạn chế

Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể và người dân về BVMT chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể là thách thức đối với công tác BVMT. Các cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về tầm quan trọng của công tác BVMT đối với sự nghiệp phát triển bền vững đất nước; còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện. Vẫn còn tư tưởng ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư bằng mọi giá, xem nhẹ yêu cầu BVMT, quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế chưa được thực hiện triệt để.

Ý thức về BVMT vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của nhân dân; các thói quen xấu gây ơ nhiễm mơi trường, làm mất vệ sịnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước, v.v. chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi cịn phổ biến. Thái độ, hành vi, lối sống, thói quen tiêu dùng thiếu thân thiện với mơi trường, cịn phổ biến ở nhiều nơi. Vấn đề săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã của người Việt Nam đang bị nhiều tổ chức quốc tế phê phán, thậm chí lên án.

Ý thức chấp hành Luật BVMT và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề còn kém. Ý thức trách nhiệm về BVMT của nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ BVMT, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ BVMT.Nhận thức, hiểu biết đầy đủ về vai trò và giá trị của đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh như là một phương thức để phát triển bền vững trong xã hội, đặc biệt là của các ấp ủy đảng, chính quyền vẫn cịn rất hạn chế.

Hệ thống chính sách, pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhiều quy định về các vấn đề môi trường mới. Hệ thống pháp luật về BVMT tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng vẫn cịn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung, nhiều quy định cịn mang tính ngun tắc. Cịn thiếu hoặc đã có quy định nhưng chưa đầy đủ về BVMT đất, nước, khơng khí, về tái chế chất thải, về khắc phục ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường, về tiêu dùng bền vững. Chưa có cơ sở pháp lý về quy hoạch mơi trường, phân vùng chức năng sinh thái làm căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, lập

57

quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng.Chưa có hành lang pháp lý, chính sách tạo mơi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển ngành cơng nghiệp, dịch vụ mơi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường. Thiếu các cơ chế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, giải quyết tranh chấp, xung đột về mơi trường. Mặc dù đã có các quy định về tội phạm mơi trường trong Bộ luật Hình sự nhưng chưa đầy đủ và cụ thể nên chưa thực hiện được trên thực tế. Nhiều quy định về xã hội hóa hoạt động BVMT mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu cơ chế phù hợp để thực hiện nên chưa phát huy được hiệu quả.

Cơ chế, chính sách BVMT chậm đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế thị trường. Các loại thuế, phí về mơi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trị cơng cụ kinh tế điều tiết vĩ mơ, hạn chế gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường, thúc đẩy các hoạt động kinh tế – xã hội theo hướng hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Ngoài ra, do sự bất cập giữa các hệ thống luật về bảo vệ và phát triển rừng, thuỷ sản, đa dạng sinh học nên việc quản lý các khu bảo tồn, các lồi hoang dã cịn có nhiều chồng chéo dẫn tới hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học chưa cao.

Tổ chức bộ máy còn chưa phù hợp, tương xứng; chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thấp. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường dù đã được kiện toàn nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chưa giải quyết hiệu quả các vấn đề liên ngành, liên vùng, xuyên quốc gia, chưa ngang tầm với yêu cầu BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Việc phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT còn phân tán, chồng chéo và chưa hợp lý, nhất là trong quản lý chất thải, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Hiện vẫn thiếu một thể chế điều phối thống nhất về bảo tồn đa dạng sinh học. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học được chia sẻ giữa Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và Ủy ban nhân dân các tỉnh, còn tồn tại chồng chéo và xung đột.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BVMT vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa theo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, nhất là ở các địa phương, cơ sở. Số lượng cán bộ còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tại các Chi cục BVMT, thiếu các đơn vị và cán bộ chuyên trách về đa dạng sinh học.

Đầu tư, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn lực tài chính cho BVMT cả từ ngân sách nhà nước và vốn đầu tư từ các chương trình, dự án đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu, không đủ kinh phí để hỗ trợ các địa phương nhất là đối với nhu cầu triển khai một số dự án có vốn đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật xử lý CTR; xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường tại các LVS, khu vực bị ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, chúng ta chưa có cơ chế hiệu quả để

58

huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa BVMT nên nguồn lực tài chính cho cơng tác BVMT chưa đáp ứng yêu cầu, không theo kịp yêu cầu BVMT trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước hiện nay.Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường hàng năm thường đã đạt trên 1% tổng chi ngân sách nhà nước nhưng ở một số Bộ, ngành và địa phương chưa được bố trí đủ, đúng với nội dung chi, ở một số nơi chưa tập trung vào các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm. Khơng ít địa phương (nhất là những địa phương có nguồn thu khơng đủ bù chi) chưa bố trí đủ 1% chi ngân sách cho BVMT. Tình trạng sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp mơi trường chưa đúng mục đích cho các mục chi tiêu khác còn khá phổ biến ở nhiều địa phương. Ngun nhân của tình trạng này là do Vai trị của cơ quan quản lý môi trường trong việc quản lý và sử dụng kinh phí chi sự nghiệp mơi trường chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan đầu mối và chịu trách nhiệm về quản lý môi trường.Bên cạnh đó, tỷ lệ đầu tư trở lại cho BVMT từ các nguồn thu liên quan đến môi trường cịn thấp. Chưa có cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội hoặc đã có nhưng chưa phù hợp nên nguồn lực huy động được cịn nhỏ lẻ, khơng đáng kể. Thiếu nguồn lực đầu tư là thách thức lớn trong bối cảnh các vấn đề mơi trường ngày càng gia tăng, tích tụ ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho BVMT còn thấp, phân tán và đang có xu hướng giảm dần ở loại hình viện trợ khơng hồn lại. Ngun tắc “Người gây ơ nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo môi trường” chưa được áp dụng triệt để, mức chi chưa đúng, chưa đủ.Khoa học và công nghệ chưa có nhiều đóng góp thiết thực, đột phá cho cơng tác BVMT

Các kết quả nghiên cứu khoa học chưa cung cấp đầy đủ luận cứ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật về BVMT. Hoạt động nghiên cứu và triển khai về BVMT còn hạn chế, chưa hiệu quả. Thị trường cơng nghệ mơi trường chậm được hình thành. Năng lực, trình độ cơng nghệ BVMT cịn lạc hậu, chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tế. Công nghệ xử lý môi trường chậm được thẩm định, đánh giá và hướng dẫn áp dụng. Đầu tư cho khoa học cơng nghệ trong lĩnh vực BVMT cịn dàn trải, chưa tập trung nguồn lực ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc, do vậy chưa có những đóng góp mang tính đột phá.Cơng tác điều tra cơ bản về tài nguyên sinh vật và về đa dạng sinh học tuy có một số thành tựu, nhưng chưa mang tính hệ thống. Thơng tin về đa dạng sinh học còn rải rác ở các tổ chức nghiên cứu và quản lý khác nhau. Chưa có các tiêu chuẩn chung, và có rất ít dữ liệu đối chiếu hoặc các cơ chế chia sẻ.Hệ thống quan trắc đa dạng sinh học vẫn chưa được hình thành. Quan trắc môi trường mới tập trung quan trắc các yếu tố môi trường vô sinh, chưa chú trọng đến việc theo dõi diễn biến của các hệ sinh thái và các thành phần đa dạng sinh học khác.

59

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2, tác giả đã khái quát chung về môi trường nông thôn ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, chỉ ra các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và một số điều kiện khác trong việc BVMT ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích vai trị của Đồn thanh niên trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thơng qua các chỉ số như: Vai trị trong vận động, tuyên truyền; vai trị trong thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt; vai trị trong thu gom và xử lí rác thải nơng nghiệp; vai trị trong thu gom và xử lí nước thải ở vùng nơng thơn; vai trị trong cơng tác vệ sinh đường làng ngõ xóm; vai trị trong cơng tác cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh ở huyện Lục Ngạn; vai trò trong lĩnh vực cấp nước sạch; vai trị trong cơng tác di dời chuồng trại chăn ni; vai trị trong cơng tác vệ sinh vườn, đồi cây ăn quả. Sau khi phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá chung và chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong việc thực vai trị của Đồn thanh niên trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

60

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNGVAI TRỊ CỦA ĐỒN THANH NIÊN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚITRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

3.1. Định hƣớng phát huy vai trị của Đồn thanh niên trong bảo vệ mơi trƣờng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Vai trị của Đồn thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường cần tiếp thục được phát huy nhằm đem lại hiệu quả.Thống nhất thực hiện các quan điểm của Đảng và các chính sách của nhà nước, cũng như địa phương về cơng tác BVMT;Tăng cường vai trị của đoàn thanh niên về BVMT trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.

Trong thời gian tới để tiếp tục phát huy vai trị của thanh niên trong cơng tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường. Kêu gọi lực lượng thanh niên tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan và bảo vệ mơi trường, xây dựng đời sống văn hóa ở nơng thơn.Thanh niên tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư” với thực hiện hương ước, quy ước trong giữ gìn vệ sinh mơi trường nơng thơn; xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa; khuyến khích phát triển sản xuất, chăn ni gắn với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cơng tác trồng, chăm sóc cây xanh tạo mơi trường trong lành và cảnh quan xanh - sạch - đẹp; phát động các phong trào chỉnh trang đường làng ngõ xóm, khn viên gia đình và xây dựng các cơng trình vệ sinh kiên cố, đạt chuẩn và xây dựng đời sống văn hóa ở nơng thơn.

Đồn thanh niên cần chủ động, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ cho thanh niên; phải gắn các cơng trình, phần việc thanh niên với việc xây dựng và giữ vững các tiêu chí NTM, phù hợp với đặc điểm tình hình đơn vị, thiết thực đối với người dân địa phương.

Cần kiểm tra, rà soát và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nói chung và củađồn viên nói riêng, tăng cường vai trị, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm cơng tác đồn và cán bộ quản lý môi trường các cấp, nhất là ở các địa phương, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng cơ chế chính sách tuyển dụng cùng với đề bạt, bổ nhiệm và với bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở địa phương.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung tại thành phố Bắc Giang và huyện Lục Ngạn theo kế hoạch; hồn thành giải phóng mặt bằng các khu đất

61

đã quy hoạch tại huyện Lục Nam và huyện Hiệp Hòa để làm cơ sở lựa chọn nhà đầu

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 63)