Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 103.253,05 ha với 30 đơn vị hành chính và được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng thấp và vùng cao; địa bàn huyện có quốc lộ 31, quốc lộ 279, tỉnh lộ 289, 290 và 248 chạy qua.
2.1.1.2. Địa hình, Khí hậu, thủy văn
Huyện Lục Ngạn có hai dải núi Bảo Đài và Huyền Đinh bao bọc nên địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt, vùng núi cao và vùng đồi thấp, vùng núi cao có độ dốc trên 250, độ cao trung bình 300 - 400m so với mực nước biển, chiếm gần 60% diện tích
24
tự nhiên. Vùng đồi thấp chiếm trên 40% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình 80 - 100m các đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loạị cây ăn quả, là một yếu tố đem lại cho cây ăn quả của huyện có chất lượng và mẫu mã vượt trội so với các vùng khác trong và ngoài tỉnh; với khoảng 80% dân sống dựa vào sản xuất nơng nghiệp.
Khí hậu, thủy văn, Nhiệt độ trung bình giao động từ là 18,80C - 27,80C, Lục Ngạn
có sơng Lục Nam chảy qua theo hướng Đơng- Tây với chiều dài khoảng 60 km. Ngồi ra cịn có rất nhiều suối nhỏ nằm xen kẽ ở hầu hết các đồi núi ở các xã; Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có rất nhiều các hồ đập lớn nhỏ chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Làng Thum, đập Đá Mài, đập Bấu, Đập Hồ.
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài ngun đất đai
Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 103.253,05 ha. Theo kết quả điều tra bổ sung gần đây nhất cho thấy đất Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất phù sa sơng suốicó diện tích là 2.148,15 ha - Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha
- Nhóm đất Feralít vàng nhạt ở trên núi có độ cao từ 700 – 900m so với mực nước biển có diện tích là 1.728,72 ha.
- Nhóm đất Feralít trên núi, ở độ cao từ 200 – 700m so với mặt nước biển có diện tích 23.154,73 ha
- Nhóm đất Feralít ở vùng đồi thấp có diện tích là 56.878,42 ha, - Nhóm đất trồng lúa có diện tích là 5.042 ha.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có sơng Lục Nam chảy qua dài gần 45 km, nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn. Ngồi sơng Lục Nam, trên địa bàn huyện cịn có Hồ Cấm Sơn có diện tích tại địa phương lớn nhất huyện 2.600 ha và hàng chục hồ chứa khác với tổng diện tích hàng ngàn ha, cùng với nhiều sông suối đã cung cấp một lượng nước lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ cho thấy mực nước ngầm nằm không quá sâu (khoảng 20–25 m), chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt của các điểm dân cư.
25
Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 39.921,09 ha, chiếm 38,66 % tổng diện tích đất tự nhiên của tồn huyện. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 29.710,70 ha, chiếm 74,42 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phịng hộ là 10.210,39 ha, chiếm 25,58 % tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện.
* Tài nguyên nhân văn
Lục Ngạn là huyện miền núi cao, có diện tích 101.223 ha, dân số 204.041 người, gồm 8 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh chiếm 51%, các dân tộc khác chiếm 49% như Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Dao, Thái, Ê Đê và Hoa), có 29 xã và 1 thị trấn bao gồm 397 thôn bản được chia thành 2 vùng: Vùng thấp là 17 xã và 1 thị trấn; vùng cao; vùng sâu là 12 xã.
Về tài nguyên khống sản, Lục Ngạn có một số khống sản q như: than, đồng, vàng..., và một số loại quặng khác.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Thực trạng phát triển kinh tế của huyện thể hiện ở các lĩnh vực như:
Nông nghiệp
Tổng diện tích cây lương thực có hạt 7.042 ha, giảm 3.526 ha so với năm 2018; sản lượng đạt 36.585 tấn (tăng 4.283 tấn so với năm 2018). Tổng diện tích cây ăn quả khoảng 27.000 ha (tăng 5.822 ha so với năm 2018), trong đó vải thiều là 15.290 ha (giảm 3.210 ha so với năm 2018), các loại cây như cam, bưởi, nhãn, táo khoảng 7.700 ha (tăng hơn 5.600 ha, so với năm 2018); sản lượng hàng năm ước đạt từ 100.000-130.000 tấn; giá trị sản xuất từ cây ăn quả hàng năm đạt khoảng 3.000-3.500 tỷ đồng/năm (tăng 2.991 tỷ đồng so với năm 2018). Lãnh đạo huyện quan tâm chỉ đạo phát triển cây ăn quả theo hướng nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, khai thác tốt lợi thế của địa phương. Đa dạng hoá và chú trọng cây trồng và vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Huyện đã tập trung chỉ đạo việc hoàn thiện quy hoạch, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án; tăng cường các biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, thu hút đầu tư vào địa bàn (Tính đến hết năm 2018 tồn huyện có 180 doanh nghiệp). Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được quan tâm, hỗ trợ phát triển.Các ngành nghề sửa chữa cơ khí, chế biến lương thực, buôn bán vật liệu xây dựng...không ngừng phát triển cả về quy
26
môvà doanh thu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế huyện.
Thương mại - dịch vụ
Ngành thương mại và dịch vụ được quan tâm và đầu tư. Tổ chức lễ hội Trái cây, hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, lễ hội đền Từ Hả... Bên cạnh đó, cùng với việc được đầu tư phát triển vùng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn đã tận dụng thế mạnh và đưa loại hình du lịch sinh thái vườn đồi vào khai thác, tạo được sự mới mẻ và thu hút được nhiều du khách tham gia. Trong kinh doanh dịch vụ, chủ yếu là vận tải, may mặc, dịch vụ ăn uống, giải trí... tăng theo hàng năm, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng cao hơn.
Cơ cấu kinh tế của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2016-2020 được thể hiện sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 của huyện LụcNgạn, tỉnh Bắc Giang
C ỉ ti Đơ vị tí Năm 2 16 Năm 2 19 Năm 2 20
Nông – lâm – thủy sản % 42,23 35,1 30,5
Công nghiệp – xây dựng % 23,63 28,8 34,6
Dịch vụ - thương mại % 34,14 36,1 34,9
(Nguồn: UBND huyện Lục Ngạn)
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể nhận thấy kinh tế của huyện Lục Ngạn đã có bước phát triển rõ rệt. Cơ cấu kinh tế của huyện Lục Ngạn chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm lực, lợi thế, thế mạnh của các ngành Nông lâm nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ – thương mại trên địa bàn. Các ngành phát triển theo hướng đồng đều, không có sự chênh lệch lớn giữa các ngành.
2.1.2.1. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm
Dân số tính đến năm 2019 toàn huyện Lục Ngạn có hơn 226.540 người
(Nam:113.398 người; nữ: 112.026 người), mật độ dấn số là 223 người/km2.. Dân số thành
thị7.770người,chiếm3,43%;dânsốnôngthôn218.770người,chiếm96,57%.Diễn biếndânsốcủahuyệnLụcNgạnđượcthểhiệnquabảngsau:
27
Bảng2.2.DiễnbiếndânsốcủahuyệnLụcNgạn,tỉnhBắcGiang giai đoạn2000-2019
Nội d ĐVT Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011 Năm 2013 Năm 2019
1. Dân số trung bình Người 186.389 200.600 208.523 212.509 226.540
Nam Người 92.207 99.170 105.872 107.339 113.398
Nữ Người 94.182 101.430 102.651 105.170 112.026
2.Phân theo khu vực
Thành thị Người 6.471 6.700 7.035 7.191 7.770
Nông thôn Người 179.918 193.900 201.488 205.318 218.770
2. Tỷ lệ gia tăng dân số tựnhiên
% 15,32 12,06 11,51 10,1 9,2
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Lục Ngạn)
Huyện Lục Ngạn có nguồn lao động dồi dào với 162.600 lao động. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn huyện. Lao động nông nghiệp chiếm 62,17%, cịn 37,83% là lao động phi nơng nhiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện khoảng 38,5% và số lượng chưa có việc làm khoảng 2,5%. Vấn đề giải quyết việc làm luôn được cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm. Nhiều trường đào tạo nghề về địa phương để đào tạo, giúp nâng cao tay nghề cho người lao động.
2.1.3. Tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS HCM huyện Lục Ngạn