Tỉnh cần bổ sung hoàn thiện quy hoạch ngành, quy hoạch không gian cho từng huyện, thị xã để tạo ra một cơ cấu không gian, cơ cấu sản phẩm hợp lý, phát triển đồng bộ các vùng kinh tế, các ngành kinh tế của tỉnh, mở rộng không gian đầu tư ở tất cả các huyện.
Việc xây dựng quy hoạch FDI cần phải quán triệt các quan điểm sau:
- Quy hoạch FDI phải gắn liền, là bộ phận không tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và cảnước nói chung, cũng như gắn liền với quy hoạch phát triển vùng, ngành, trên cơ sở cân đối các nguồn lực trong và ngoài nước.
- Quy hoạch FDI phải bám sát vào các khảnăng, điều kiện có của tỉnh, nhận định những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế đất nước nói chung và hoạt động FDI nói riêng để thực hiện hoá các mục tiêu đề ra trong quy hoạch.
- Quy hoạch FDI pghải hội đủ cả tính khoa học và tính khả thi.
Từ những quan điểm trên đây, việc xây dựng quy hoạch cần được tổ chức thực hiện theo quy trính sau:
- Điều tra tổng thể tình hình hoạt động và đánh giá hiệu quả của FDI tìm ra được những mặt được mặt chưa được của hoạt động này, chỉ ra những ngành, huyện, thi trấn thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả. Để thực hiện được bước này thì điều quan trọng nhất là xây dựng được hệ thống chỉ tiêu, quan điểm đánh giá hiệu quả.
- Nghiên cứu, khoả sát kinh nghiệm của một số quốc gia, vùng trong công tác quy hoạch.
- Xây dựng dự thảoquy hoạch thu hút và sử dụng vốn FDI, chỉ ra những ngành có lợi thế trong thu hút FDI, những ngành không có khảnăng thu hút FDI, những ngành cần thu hút FDI nhất là những ngành có kỹ thuật cao phải có chính sách, biện pháp thích hợp.
- Tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước.
- Hoàn chỉnh quy hoạch và ban hành.
- Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện
- Tổng kết đánh giá định kỳ và thực hiện những sửa đổi bổ sung cập nhật nếu cần thiết. Việc sửa đổi bổ sung cập nhật cũng cần thực hiện theo quy trình xây dựng ban đầu.
Việc xây dựng quy hoạch phải dược sự quan tâm dúng mức và nguồn kinh phí nhất định. Nguồn kinh phí này do Nhà nước và tỉnh Hưng yên đầu tư là hợp lý nhất trên cơ sở tận dụng tối đa từ các nguồn khác nhau như phối hợp với các tổ
chức quốc tểtong công cuộc khảo sát, điều tra và đánh giá xây dựng hệ thống quan điểm hiệu quả, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài…
Ưu tiên tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệcao như chế tạo máy công cụ và động cơ lắp ráp chế tạo ô tô xe máy, đồđiện tử. Phát triển từng bước trung tâm thương mại, thị trường tài chính – ngân hàng, thị trường dịch vụ… Hình thành một số siêu thị, trung tâm dịch vụ tổng hợp…
Nâng cao chất lượngquy hoạch tổng thể nói chung và quy hoạch đầu tư nước ngoài nói riêng sẽ tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào làm phung phí nguồn lực, giảm hiệu quả các dự án FDI, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài giảm lòng tin.
2.2.5 Xây dựng hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật.
- Một trong những nguyên nhân khiến chi phí kinh doanh tại Hưng yên nói riêng và Việt nam nói chung quá cao là do cơ sở hạ tầng quá thấp kém, cả về số lượng cũng như chất lượng. Việc đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng để hoạt động của khu vực FDI nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung có hiệu quả. Việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cần một khối lượng vốn đầu tư rất lớn, do vậy trong hoàn cảnh của Hưng yên nói riêng và Việt nam nói chung không thểđầu tư dàn trải mà phải đầu tư có trọng điểm, cân nhắc thời điểm và quy mô đầu tư cho các công trình hạ tầng.
- Đối với những vùng địa phương trên địa bàn tỉnh có cơ sở hạ tầng phát triển, cần tiếp tục đầu tư để duy trì, cải tạo và nâng cấp để tạo động lực phát triển, tạo điều kiện thu hút dự án FDI mới cũng như tạo thuận lợi cho các dựán đã dược cấp phép hoạt động là hết sức cần thiết
- Đối với các huyện có cơ sở hạ tầng chưa phát triển, cần dành các nguồn vốn tài trợ, vốn theo các chương trình mục tiêu của Nhà nước, vốn ưu đãi… đểđầu tư cho hạ tầng, từ đó mới có khả năng huy động được vốn đầu tư của các thành
phần kinh tế để phát triển nhằm thu hút tối đa các thành phần kinh tế nhất là vốn FDI.
- Nâng cao vai trò của nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Khi cấp giấy phép đầu tư, tỉnh phải bố trí vốn đê thực hiện mạng lưới hạ tầng. Nên xác đinh chi phí này như một nguồn vốn đối ứng thực hiện FDI, nếu tỉnh không đủ vốn thì cho phép vay ưu đãi hoặc được phát hành trái phiếu công trình để xây dựng. Có kế hoạch huy động các nguồn lực của toàn thể nhân dân đểđầu tư vào các công trình trọng điểm, khoản thanh toán được trả bằng nguồn thu từ thuế của các dựán ĐTNN. Thực hiện nghiêm túc việc hoàn trả số tiền cho doang nghiệp có vốn ĐTNN đã ứng trước đểxây dưng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào với quy định cụ thể thời gian hoàn trả vốn cho nhà đầu tư để các nhà ĐTNN thực hiện dựán nhanh hơn.
Khuyến khích tư nhân bỏ vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng KCN.
Như vậy sẽ tạo làng tin cho các nhà ĐTNN, giúp họ chỉ việc tiến hành kinh doanh ngay sau khi được cấp giấy phép đầu tư. Công tác triển khai dựán được diễn ra nhanh hơn, vốn đầu tư vào sản xuất lớn hơn, sản phẩm được bán ra phù hợp với thịtrường và đúng thời cơ.
2.2.6 Mở rộng các hình thức thu hút và vận động đầu tư.
Cho phép doanh nghiệp có vốn ĐTNN được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu để mở rộng đầu tư. Một số tập đoàn có nhiều dự án đầu tư được phép thành lập công ty quản lý vốn đểđiều hành chung và hỗ trợ các dựán đã đầu tư.
Cho phép các nhà đầu tư đươc tự do lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư. Xử lý linh hoạt hơn việc chuyển đổi hình thứcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm, xây dựng hạ tầng KCN ởđịa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, xem xét việc cho dự án quảng cáo theo hình thức liên doanh.
Cho phép các ngân hàng tự quyền quyết định việc mua bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp ĐTNN. Xúc tiến hoạt động thị trường của thị trường tài chính một
cách đầy đửtheo hướng tựdo hoá. Đồng thời quản lý và xử lý tốt các hoạt động tín dụng thương mại quốc tế để đảm bảo tín nhiệm trong thanh toán quốc tế, đặc biệt phải có bước chuẩn bịchu đáo, xúc tiến việc thành lập thi trường chứng khoán.
Gắn công tác vận động, xúc tiến đầu tư với chương trình, dự án, đối tác địa bàn cụ thể. Bộ, ngành, UBND phải có trách nhiệm hướng dẫn các nhà đầu tư trong việc tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai.
Các Bộ, ngành cần tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế thị trường đầu tư, chính sách của Nhà nước, các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn và các công ty lớn để có chính sách vận động đầu tư phù hợp, nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực để kịp thời có những đối sách phù hợp, tránh bịđộng và lạc hậu.
Xây dựng nội dung đểđưa lên mạng Internet, các tạp chí quốc tê, các dự án, các công trình, các chính sách kêu gọi đầu tư vào Hưng yên để các doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài dễ dàng nghiên cứu tìm hiểu. Gửi tới các đoàn đại sứ quán Việt nam ởnước ngoài, các tổ chức Việt kiều danh mục các dự án ĐTNN càng thu hút đầu tư. Tổ chức thường kỳ các hội nghị với các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà tài trợ, các cuộc họp mặt, tiếp xúc với nhà đầu tư, họp báo để giới thiệu cơ hội đầu tư.
2.2.7. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao chất lượng người lao động hoạt động trong khu vực FDI. lao động hoạt động trong khu vực FDI.
Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động FDI cần tuyển chọn những người có đủ trình độ, năng lực để làm công tác quản lý.
Thứ hai: Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động FDI cần được thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin về FDI cũng như tình hình kinh tế chung về lĩnh vực hay ngành mà mình phụ trách. Mỗi cán bộ quản lý cần được đào tạo căn bản về quản lý Nhà nước. quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với hoatj động FDI nói riêng.
Thứ ba: Thường xuyên cập nhật các kiến thức, quan điểm, chính sách mới của các ngành, lĩnh vực có liên quan cho các cán bộ quản lý do ban quản lý FDI liên quan đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư: Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động FDI cần được thường xuyên bổ sung các kiến thức cần thiết, bổ trợ cho công tác hoạt động như ngoại ngữ và kỹ năng máy tính. Kỹnăng làm việc nhóm, kỹnăng giao tiếp cũng là các kỹnăng cần thiết đối với các cán bộ quản lý hoạt động FDI.
Thứ năm: Điều kiện làm việc của cán bộ quản lý FDI cần được quan tâm đúng mức, đảm bảo các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lý. Trong thời đại của công nghệ thông tin hiện nay, việc trang bị các trang thiết bị cần thiết lại càng trở nên quan trọng.
Thứ sáu:Đội ngũ cán bộ quản lý FDI cần định kỳ nắm tình hình ởcơ sở để không xa rời thực tiễn. Đối với cán bộ quản lý cấp trung ương, việc đi cơ sở có ý nghĩa và yêu cầu cao hơn bởi vì ngoài nắm tình hình trực tiếp từ các doanh nghiệp còn phải nắm được tình hình quản lý hoạt động FDI.
Với những yêu cầu như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động FDI cần có mức đãi ngộ xứng đáng để tận tâm với công việc. Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ với đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trong khu vực FDI nói riêng không thể xử lý riêng biệt mà phải được xủa lý tổng thể trong việc đổi mới chính sách lương thưởng… cho toàn đội ngũ cán bộ làm việc trong khu vực FDI.
2.2.8 Một số vấn đề khác.
Cần nhanh chóng phân loại, rà soát và đánh giá tình hình thực hiện của tất cả các dự án trên địa bàn để có biện pháp xử lý, hỗ trợ cho phù hợp. Tập trung chỉđạo điều hành xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các nhà ĐTNN, cũng như giải quyết nhanh các vấn đề khó khăn phát sinh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vượt qua.
Kiểm tra tình hình triển khai các dự án, tìm ra các nguyên nhân gây ách tắc từ đó tập trung tháo gỡ. Bãi bỏ một số thủ tục không cần thiết, công bố rõ ràng quy trình trách nhiệm, thời gian xử lý các thủ tục. Cố gắng tập trung đầu mối về Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng yên tránh gây tình trạng phân quyền trong quá trình xửlý, gây khó khăn, nhũng nhiễu. Thực hiện xử lý công bằng, nghiêm minh các hiện tượng vòi vĩnh gây sách nhiễu với các nhà đầu tư.
Hỗ trợ vốn cho các dựán khó khăn về tài chính, cung cấp, giới thiệu cho các doanh nghiệp nước ngoài những đối tác trong nước có tiềm lực tài chính, phù hợp với từng dự án cụ thể.
b. Đối với các dựán đang hoạt động.
Tiếp tục kiểm tra hoạt động của các dự án này, cho phép được hưởng những ưu đãi của các quy định mới về thuế, giá thuê đất. Xem xét miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp thực sự lỗ vốn. Cho phép các dự án tồn đọng chuyển đổi chủ đầu tư, mục tiêu và hình thức đầu tư cho phù hợp với điều kiện kinh doanh thịtrường.
Cho phép các dự án kinh doanh hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn được phép tăng tỷ lệ tiêu thụ trong nước, nếu những sản phẩm đó vẫn phải nhập khẩu và thịtrường trong nước có nhu cầu.
c. Đối với các doanh nghiệp phải bán ngoại tệ.
Cần đơn giản hoá thủ tục, có giải pháp khắc phục rủi ro vềthay đổi tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi cần có thểmua đủ và kịp thời lượng ngoại tệđã quy định. Hỗ trợ bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp đang thực sựkhó khăn do khủng hoảng tài chính, thịtrường xuất khẩu bị thu hẹp.
Xem xét việc cấp giấy phép xây dựng mới và giãn tiến độ xây dựng các KCN phải chuyển trọng tâm vào hoạt động vận động đầu tư để lấp đầy diện tích cho thuê. Khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan, phân tán, cạnh tranh không lành
Đôn đốc các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý Nhà nước nắm bắt được kịp thời tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để có biện pháp quản lý thích hợp với từng thời kỳ.
Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước bằng các hình thức trong quá trình xây dựng chính sách và cơ chế quản lý hoạt động của các dự án ĐTNN, nhằm bảo đảm các chính sách mới ban hành sớm được thực hiện và có tính thực thi cao.
Nâng cao vai trò và năng lực của cán bộ quản lý Việt nam trong các liên doanh để một mặt nhanh chóng tiếp thu được kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, mặt khác có thể trực tiếp theo dõi và phát hiện các hoạt động sai trái của phía nước ngoài như chuyển giá, bán phá giá…
KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt nam nói chung, Hưng yên nói riêng những nămqua đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước còn khó khăn, thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản lý… Những kết quả này là sự hấp dẫn đầu tư cũng như sự thông thoáng của luật đầu tư nước ngoài.
Đối với Hưng yên, nguồn vốn FDI ngày càng gia tăng và ngày càng phát huy đượchiệu quả rõ rệt trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh nói riêng, đất nước nói chung.
Tuy nhiên hoạt động FDI trong những năm qua tại Hưng yên cũng bộc lộ một số hạn chế. Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp còn chưa cao, môi trường pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện, thủ tục hành chính còn rườm rà… do nhiều nguyên nhân, hoạt động của lĩnh vực này còn rất yếu kém, trong vòng 4 năm chỉ thu hút được vài dự án. Từnăm 2006 đến nay đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nhanh nhưng chưa