lao động hoạt động trong khu vực FDI.
Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động FDI cần tuyển chọn những người có đủ trình độ, năng lực để làm công tác quản lý.
Thứ hai: Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động FDI cần được thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin về FDI cũng như tình hình kinh tế chung về lĩnh vực hay ngành mà mình phụ trách. Mỗi cán bộ quản lý cần được đào tạo căn bản về quản lý Nhà nước. quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với hoatj động FDI nói riêng.
Thứ ba: Thường xuyên cập nhật các kiến thức, quan điểm, chính sách mới của các ngành, lĩnh vực có liên quan cho các cán bộ quản lý do ban quản lý FDI liên quan đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư: Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động FDI cần được thường xuyên bổ sung các kiến thức cần thiết, bổ trợ cho công tác hoạt động như ngoại ngữ và kỹ năng máy tính. Kỹnăng làm việc nhóm, kỹnăng giao tiếp cũng là các kỹnăng cần thiết đối với các cán bộ quản lý hoạt động FDI.
Thứ năm: Điều kiện làm việc của cán bộ quản lý FDI cần được quan tâm đúng mức, đảm bảo các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lý. Trong thời đại của công nghệ thông tin hiện nay, việc trang bị các trang thiết bị cần thiết lại càng trở nên quan trọng.
Thứ sáu:Đội ngũ cán bộ quản lý FDI cần định kỳ nắm tình hình ởcơ sở để không xa rời thực tiễn. Đối với cán bộ quản lý cấp trung ương, việc đi cơ sở có ý nghĩa và yêu cầu cao hơn bởi vì ngoài nắm tình hình trực tiếp từ các doanh nghiệp còn phải nắm được tình hình quản lý hoạt động FDI.
Với những yêu cầu như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động FDI cần có mức đãi ngộ xứng đáng để tận tâm với công việc. Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ với đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trong khu vực FDI nói riêng không thể xử lý riêng biệt mà phải được xủa lý tổng thể trong việc đổi mới chính sách lương thưởng… cho toàn đội ngũ cán bộ làm việc trong khu vực FDI.