1.3.1.Kết quả.
Trước tiên, chính sách mở cửa thu hút vốn FDI đã kịp thời bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước, bổ sung đáng kể vào nguồn vốn đầu tư phát triển.Đến
vốn trong nước cũng gia tăng mạnh mẽ, mặc dù FDI tăng về lượng nhưng tỉ trọng FDI /tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại giảm dần.Điều này chứng tỏ việc huy đông FDI đã tác động tích cực đến việc huy động vốn từ các nguồn khác, đặc biệt là vốn đầu tư của khu vực trong nước.
FDI đặc biệt có hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp, đây là lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất và cũng là ngành có vốn hiệu lực cao nhất.Vì vậy, mặc dù FDI trong các ngành khác có hiệu quả kém, nhưng toàn bộ khu vực FDI vẫn đạt hiểu quả cao hơn các khu vực khác trong nền kinh tế. Hiệu quả của khu vực FDI trong lĩnh vực này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếHưng Yên theo hướng CNH – HDH.
FDI có hiệu quả trong việc thực hiện chiến lược về xuất khẩu.Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trong giai đoạn này tăng ngoạn mục ngay cả trong những năm Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm (sau khủng hoảng khu vực,hàng loạt các quốc gia châu á bịphá giá đồng tiền và thu hẹp nhập khẩu)và hiện các quốc gia này chiếm gần 40% kim ngạch xuất nhập khẩu của cảnước. Với luồng vốn FDI đã giúp Hưng Yên tiếp cận với nhiều khu vực thị trường bên ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu.Bên cạnh việc tạo ra nhiều giá trị xuất khẩu, luồng vốn FDI vào đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Các doang nghiệp trong khu vực FDI ở Hưng yên đã nộp vào ngân sách Nhà nước hàng triệu USD, góp phần tăng nguồn thu ngân sách. FDI cũng đã mang lại những công nghệ mới, tạo ra năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Vốn FDI còn góp phần tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân lao động tại địa phương, tạo cho họ tác phong công nghiệp. FDI cũng góp phần thúc đẩy cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế cũng như nâng cao khảnăng cạnh tranh quốc tế.
FDI đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế so với lượng vốn đầu tư hàng năm khoảng hơn 20 triệu USD vào Hưng yên, FDI đã tích cực tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, sự gia tăng FDI còn có tác dụng thúc đẩy các nguồn vốn trong nước tăng theo, cảhai điều nay làm gia tăng GDP.
Tính từnăm 2003 đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của các doang nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên, năm 2009 đạt 32,6 triệu USD, chiếm khoảng 30,2% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hưng yên. Sản phẩm xuất khẩu mang tính chiến lược của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là: Ti vi nguyên chiếc, linh kiện xe gắn máy, các sản phẩm may mặc, giầy da và hàng thủ công mỹ nghệ…
Chúng ta nhận thấy rằng cần thu hút hơn nữa FDI đầu tư vào Hưng yên để tạo một động lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Khi kêu gọi FDI, có những vấn đề mà chúng ta cần phải khắc phục hơn nữa đó là: Tăng cường các biện pháp để nâng cao hơn số dự án cũng như chất lượng của từng dựán, để tránh tình trạng như hiện nay các dựán đầu tư FDI tập trung vào các tỉnh thành phía Nam tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thấp, cần nâng cao hơn tỷ trọng này đến một mức hợp lý đủđể kích thích kinh tế Hưng yên cũng như không để có sự lấn át của FDI đối với đầu tư trong nước dẫn tới sự khó khăn trong qua trình kiểm soát dòng vốn FDI, khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng lao động của Hưng yên nhằm thực hiện mục tiêu việc làm cho dân sốHưng yên.
Khoảng cách về khoa học công nghệ giữa các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng với các nước công nghiệp phát triển là rất lớn. Trong khi phần lớn những kỹ thuật mới được phát minh trên thế giới vẫn xuất phát từ những nước công nghiệp phát triển, do đó đểđuổi kịp các nước phát triển, các nước đang phát triển cần nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật mới này. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể cuả mình mỗi quốc gia phải đối mặt và tìm ra cách đi riêng đểthay đổi theo thời gian. Đối với những quốc gia có trình độ công nghệ cao hơn, thể hiện năng lực công nghệ nội sinh là khá mạnh và đang chuyển từ kỹ thuật cải tiến sang công nghệ tiên tiến, thậm chí chuyển từbắt kịp công nghệ sang đột phá công nghệ trong một số lĩnh vực công nghệ có lợi thế. Các nước khác còn đang ở mức thang công nghệ thấp, do năng lực công nghệ trong nước còn nhỏ bé thì phải dựa vào nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi đó là nguồn chuyển giao công nghệ
Trên thực tế, các kênh chuyển giao công nghệ chủ yếu vẫn là đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhập khẩu máy móc thiết bị, các thoả thuận trợ giúp kỹ thuật, các dịch vụ tư vấn, các liên doanh nhã hiệu hàng hoá và các hợp đồng chìa khoá trao tay… Trong điều kiện hiện nay của Việt nam đầu tue trực tiếp nước ngoài là một kênh chuyển giao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua hợp tác nước ngoài, thới gian qua chúng ta đã tiếp nhận được một số công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong nhiều nganh quan trọng như viễn thông, thăm dò dầu khí, xi măng, sắt thép, điện tử, sản xuất ô tô, hoá chất, nông nghiệp…, đặc biệt cá công nghệ viễn thông, khai thac dầu khí, sản xuất lắp ráp thiết bịđiện tử, hệ thống dịch vụ khách sạn đã vươn lên ở mức tiên tiến sánh ngang cùng các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Với những đóng góp tích cực vào công cuộc tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, FDI đã góp phần tạo thế và lực mới cho nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như điạphương. Hoạt động thu hút và sử dụng FDI luôn là một trong những chỉtiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bảng 5: Trình độ công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Hưng yên. (tính theo giá trị)
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ %
1 Công nghệ tiên tiến 38
2 Công nghệ trung bình 57
3 Công nghệ lạc hậu -
4 Thiết bị mới 89
5 Thiết bịđã qua sử dụng (trên 70%) 57
6 Thiết bị cũ 12
7 Thiết bị lạc hậu 9
Nguồn: Sở Khoa học công nghệHưng yên
Với những gì thể hiện trong bảng, chúng ta cũng có thể thấy một điều đáng mừng cho các doanh nghiệp có vốn FDI tại Hưng yên. Công nghệ tiên tiến và thiết bị mới được các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số kỹ thuật hiện đại đang dược sử dụng để sản xuất. Cho dù các công nghệ và thiết bị này có thể không còn mới đối với các nước phát triển và phát triển hơn, nhưng đã làm thay đổi bộ mặt trình độ lao động của công nhân Việt nam nói chung và của
Hưng yên nói riêng. Với những công nghệ và thiết bị được gọi là tiên tiến đối với nước ta này, dần dần đội ngũ lao động sẽ thích nghi, nắm bắt trau dồi và phát triển cho kịp với trình độ chung của các nước phát triển trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng yên đã đáp ứng khá nhiều những yêu cầu đòi hỏi của Hưng yên trong việc nâng cao cải thiện và chuyển giao công nghệ.
Theo kết quả điều tra của Viện phát triển Đức trên các doanh nghiệp FDI trong 3 ngành điện tử, may mặc và chế biến lương thực thì đào tạo lao động là công việc khá phổ biến, tuy nhiên mức độ có khác nhau giữa các ngành đào tạo lao động quản lý thường khá phổ biến trong cả đào tạo chính quy, ví dụ như ngoại ngữ, kế toán doang nghiệp và kỹnăng máy tính. Trong cả3 ngành công nhân được đào tạo tại chỗ. Ngành chế biến lương thực và điện tủ còn có thêm hình thưc đào tạo chính quy cho công nhân.
Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra việc làm, mang lại thu nhập đáng kể cho người lao động, góp phần làm tăng sức mua cho thị trường. Lương bình quân của lao động Hưng yên trong khu vực FDI khoảng 1triệu đồng/người/tháng.
1.3.1.1 Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh.
Một trong những lợi ích quan trọng của nhà nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các khoản nộp thuế.Trong thời gian thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên giai đoạn 2003 – 20009, thuế trực tiếp thu từ các công ty nước ngoài có xu hướng ngày càng tăng và có tỷ trọng cao trong tổng giá trị thuếởHưng Yên. Nếu năm 2003 giá trị thuếthu được từ khu vực ĐTNN là 13 tỷđồng thì sau đó tăng lên 40 tỷvào năm 2006 và đạt hơn 100 tỷvào năm 2009. Nhìn chung, giá trị thuế từ các công ty nước ngoài chủ yếu từ các ngành may mặc, ngành chế tạo thu được rất ít thuế.Nguyên nhân chủ yếu là các công ty nước ngoài trong ngành chế tao được hưởng nhiều ưu đãi miễn giảm thuế.
Tuy nhiên qua các năm thuế trực tiếp từcác công ty nước ngoài có xu hướng tăng dần cho đóng góp cho nền kinh tế.Năm 2003 giá trị thuếthu được từ các công
Như vậy các công ty nước ngoài đã đóng góp phần thuế khá lớn trong tổng giá trị thu thuế từ các công ty của Hưng Yên, trong đó nhất là thời kì đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn thu này chiếm tới hơn 30 % tổng số thuế mà tỉnh thu được. Con số này nói lên vai trò quan trọng của nguồn thu thuế từ các công ty nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
1.3.1.2 Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng yên thời kỳ 1997 – 2010 định hướng đến năm 2020 đã nêu ra chỉ tiêu phấn đấu: Đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 22-24%, công nghiệp và xây dựng chiếm 30-31% và dịch vụ chiếm 43-44% trong tổng GDP của tỉnh. Năm 2020 tỉnh hưng yên sẽ trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, tỷ lệ nông nghiệp chỉ còn khoảng 11%, công nghiệp và xây dựng chiếm 39-40% và dịch vụ chiếm 49-50% trong tổng GDP của tỉnh.
Những thành công bước đầu của tỉnh trong 13 năm qua cho thấy tỉnh hoàn toàn có thểđạt được những mục tiêu trên, khi phân tích các yếu tố ảnh hưỏng đến sự thành công nói trên thì chưa có câu tră lời cụ thể cả vềđịnh tính và định lượng. Đánh giá sựtác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến chuyển dịch cơ cấu tỉnh Hưng yên sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách của tỉnh có sự nhìn nhận khách quan, rõ ràng hơn trong việc huy động nguồn vốn quan trọng này.
Trước hết ta xem xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng yên từ khi tái lập tỉnh đến nay và những tác động của FDI đến sự chuyển dịch này( xem bảng 1).
Bảng 6:Cơ cấu kinh tếHưng yên từ khi tái lập tỉnh đến nay(2003-2009) Đơn vị tính: %
Năm
Nông nghiệp
Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Tổng số Ghi chú Toàn tỉnh Trong đó FDI 1996 60,0 15,0 0,53 25,0 100 Trước tái lập 2003 52,6 19,9 3,62 27,5 100 2004 48,9 22,5 7.76 28,6 100 2005 45,1 25,5 12,08 29,4 100 2006 41,5 27,8 13,16 30,7 100 2007 38,8 30.2 9.47 31,0 100 2008 37,2 31,6 9.66 31,2 100 2009 35,3 33,2 10,42 31,5 100
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng yên
Cũng như nhiều địa phương khác trong cảnước, Hưng yên trước tái lập có cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, năm 1996 nông nghiệp chiếm 60% tổng GDP toàn tỉnh, công nghiệp chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn 15%, còn lại là dịch vụ chiếm 25%. Sau 12 năm tách tỉnh, đến nay tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 35.3%, công nghiệp và dịch vụ tăng lên tương ứng là 33,2% và 31,5%. Sản phẩm từ FDI trong GDP của tỉnh năm 1996 là không đáng kể, chiếm 0,53%. Tuy nhiên con số này ngày càng tăng, đến năm 2006 tỷ trọng sản phẩm của FDI trong GDP là 13,16%. Vào thời điểm năm 2007,2008 sản phẩm đóng góp của lĩnh vực này sụt giảm là do đầu tư nội địa đặc biệt là đầu tư tỉnh ngoài vào Hưng yên tăng đột ngột, hơn nữa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á trước đó tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt nam nói chung cũng giảm mạnh, nhưng trong năm 2009 đã khôi phục trở lại, sản phẩm từ FDI chiếm 10,42% tổng GDP toàn tỉnh.
ngày càng tăngcác sản phẩm của mình trong ngành công nghiệp, FDI đã thực sự là yếu tốthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp.
Tỷ trọng nông nghiệp giảm nhanh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm vừa qua là do nhiều yếu tố, tuy nhiên sự tăng lên nhanh chóng của FDI (giai đoạn 1997-2003) là sựtác động tích cực nhất. Để kiểm tra điều này ta xem xét bảng 7.
Bảng 7: GDP của Hưng yên phân theo ngành kinh tế từ khi tái lập tỉnh đến nay ( 1996-2009)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng số Nông nghiệp
Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Toàn tỉnh Trong đó FDI 1996 2.245.517 1.347.310 336.828 12.000 561.397 2003 2.581.169 1.357.695 513.653 93.384 709.821 2004 3.105.467 1.518.573 698.730 240.990 888.164 2005 3.631.911 1.637.992 926.137 438.764 1.067.782 2006 4.108.475 1.702.017 1.142.156 540.820 1.261.302 2007 4.508.162 1.794.153 1.361.454 427.118 1.397.519 2008 5.055.503 1.880.647 1.597.539 448.250 1.577.317 2009 5.629.496 2.009.451 1.899.464 597.000 1.783.581
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng yên
GDP trong ngành nông nghiệp vẫn tăng hàng năm, điều đó có nghĩa là tỷ trọng của ngành này trong GDP giảm là do sự tăng lên quá nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, yếu tố quan trọng thúc đẩy các ngành này là sự tăng lên nhanh chóng các sản phẩm của FDI trong GDP.
Ngoài ra FDI cũng góp phần quan trọng phát triển các ngành dịch vụ, năm 1996 dịch vụ chiếm 25% GDP toàn tỉnh, đến năm 2009 đã tăng lên 31,5%. Như vậy đến năm 2009 tỷ trọng Nông – Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ là 35,3% - 33,2% - 31,5%. Cơ cấu việc làm cũng thay đổi khi có sự tham gia của FDI, các dự án của
FDI cũng thu hút khoảng 4.000 lao động địa phương vào các ngành công nghiệp, làm tăng lao động trong ngành công nghiệp và giảm lao động nông nghiệp.
Các dựán đầu tư vào Hưng yên từ nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung vào các ngành điện tử, cơ khí và hoá chất, đến năm 2009 chiếm 70% tổng số dựánđược cấp phép và bằng 75,7% tổng vốn đầu tư. Ngành dệt may, giầy dép và gốm sứ là những ngành quan trọng thu hút nhiều lao động nhưng chỉ chiếm 10 trong tổng số 36 dự án và 14,288 triệu USD ( xem bảng 3).
1.3.1.3. Tác động tới kim ngạch xuất nhập khẩu.
Mục tiêu công nghiệp hoá nền kinh tếđã được tỉnh Hưng yên đề ra ngay sau khi tái lập tỉnh, vào thời điểm năm 1997, Hưng yên là một trong ba tỉnh nghèo nhất cả nước với GDP bình quân đầu người khoảng 180USD/năm, tích luỹ trong nền kinh tế hầu như không có. Để công nghịêp hoá thành công, Hưng yên đã đề ra cho mình chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, chiến lược này đã nhanh chóng phát huy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu củ tỉnh với tốc độ cao, nhờ đó đẩy mạnh giá trị xuất khẩu trong GDP của tỉnh. Nếu năm 1996, xuất khẩu chỉ chiếm 7,6% GDP thì đến năm 2009 con sốnày đã lên tới 22%, chính vì vậy, có một