Mục tiêu, nhiệm vụ của FDI trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn:Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên pptx (Trang 47 - 63)

Hưng yên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủtrương chính sách của nhà nước, của tỉnh để nhân dân thấy rõ lợi ích của cá nhân, của địa phương, của tỉnh để sẵn sàng chuyển đất sang công nghiệp. Tập trung phát triển thêm các KCN nhằm khuyến khích, thu hút FDI và các thành phần kinh tếđầu tư vào công nghiêp. Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng phát triển CNH – HĐH. Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN và các khu quy hoạch công nghiệp như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và bố trí sử dụng đất để sử dụng tiết kiệm và các vấn đề vềmôi trường. Tiếp tục và thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các dự án được chấp nhận sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả.

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của đơn vị mình trong việc theo dõi, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đểđẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.2 Giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI tại

Hưng yên.

2.2.1. Tiếp tục đổi mi nhn thc vi FDI.

Trước hết về quan điểm chung, cần đánh giá đúng vị trí của FDI trong nền kinh tế quốc dân: FDI là bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư quốc gia, mà nguồn vốn trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định. FDI không thay thế được các nguồn vốn đầu tư khác, nhưng có thế mạnh riêng của nó. Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn hạn hẹp, nguồn ODA chưa đáng kể thì FDI chiếm vị trí quan trọng góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế quốc dân. FDI là việc thu hút dòng tiền từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt nam để thực hiện các hình thức đầu tư liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Rõ ràng FDI khác với ODA là không xảy ra tình trạng nợ cho các thế hệ mai sau. Khi bỏ vốn đầu tư vào Việt nam, chủ đầu tư buộc phải quan tâm làm cho tiền đẻ ra. Trong quan hệ làm ăn với các đối tác Việt nam theo nguyên tắc phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Vì vậy, trong quá trình thu hút FDI cần phải có nhận thức tư duy phù hợp đó là:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn tất yếu để phát triển nền kinh tế quốc gia. Chúng ta không nên ngộ nhận FDI là nhân tố chỉ có hại cho nền kinh tếđộc lập tự chủ hay cho rằng FDI làm mất chủ quyền dân tộc.

- Đánh giá dòng vốn FDI, không nên coi FDI là chiếc “ chìa khoá vàng” cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.

- Cần có chính sách kinh tế đặc biệt cho Hưng yên thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tếđột phá để bắt nhịo các tỉnh trong khu vực trong thời gian ngắn nhất.

- Càn nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn.

2.2.2 Hoàn thin h thng pháp luật, đổi mới cơ chế chính sách.

a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Cần tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam theo xu hướng đồng bộ hoá về luật, tăng ưu đãi về mặt tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến việc ổn định, bền vững cho phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Cần coi trọng cả việc ban hành quy chế mới và dỡ bỏ những quy chế không phù hợp với thông lệ quốc tế. Tránh sự chồng chéo, mẫu thuẫn giữa các luật. Cần sớm ban hành luật bất động sản, đặc biệt cần tiến tới thống nhất điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nước và ngoài nước bởi một Luật đầu tư thống nhất chung cho cảđầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước.

Các văn bản dưới luật cần được ban hành kịp thời với nội dung rõ ràng. thống nhất. Khi thực hiện đầu tư, các nhà ĐTNN thường đụng chạm tới các văn bản dưới luật ( góp vốn, thuê đất, sử dụng lao động, xuất nhập khẩu…) nếu không có văn bẩn hướng dẫn cụ thể thì hoạt động đầu tư gặp nhiều khó khăn. Sớm hoàn chỉnh và bổsung các văn bản hướng dẫn thi hành Nghịđịnh 24/2000/NĐ – CP Nghịđịnh hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 2000, đảm bảo tính thực thi thống nhất từ Trung ương tới các địa phương và các doanh nghiệp. Đồng thời phải phối hợp giữa các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giải quyết xung đột về pháp lý giữa luật đầu tư nước ngoài với các văn bản khác như Bộ luật dân sự, luật đất đai, luật ngân hàng… nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Nguyên tắc cần bảo đảm là tạo sân chơi lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các doanh nghiệp trong nước. Trong quá trình xây dựng chính sách phải lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà ĐTNN và các đối tác trong nước, căn cứ vào tình hình cụ thểmà đưa ra chính sách. Quá trình thực hiện chính

sách phải được tổng kết theo định kỳđể rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện chính sách. Để khuyến khích hoạt động ĐTNN cần quan tâm toíư một số chính sách.

b. Đổi mới cơ chế chính sách.

Chính sách cải tạo đất: Cụ thể hoá việc cho thuê, thế chấp, chuỷên nhượng đất, giảm giá thuê đất, công tác đo đạc phải tiến hành tối đa 2 lần, thủ tục đơn giản, chi phí giải phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thoả thuận với người sử dụng đất. Xúc tiến việc xây dựng Pháp lệnh đền bù tái định cư, bỏ hệ sốK khi xác định giá đất đền bù thiệt hại, quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển đến nơi ở mới, quy định bắt buộc về cơ sở hạ tầng, nhất là trường học và co sở khám chữa bệnh tại khu tái định cư và các công trình phúc lợi khác phục vụđời sống của nhân dân.

Chính sách thuế và hỗ trợ tài chính:rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tính ổn định và thay đổi những bất hợp lý theo hướng khuyến khích cácdự án thực hiện nội địa hoá, khắc phục tình trạng nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, chịu thuế cao hơn nhập thành phẩm. Nhà nước cần nghiêu cứu chính sách ưu đãi tài chính, giải quyết vấn đề hoàn thuế, chuyển lợi nhuận vềnước, vốn góp, hỗ trợ những dựán đã được cấp phép hưởng những ưu đãi về thuế lợi tức, gía thuê đất mới, giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cho phép các tổ chức tài chính hỗ trợ về mặt tài chính cho các đối tác Việt nam ở đơn vị liên doanhnhằm hạn chế cao nhất mức thiệt hại của Việt nam và các nhà ĐTNN tìm được đối tác trong nước có đủnăng lực về tài chính.

Thực hiện lới lỏng các chính sách: miễn giảm thuê đất trong 4 năm và giảm tối thiểu 50% giá thuê đất trong 5 năm tiếp theo (đối voíư các KCN cần có mức ưu đãi cao hơn, thậm chí phải gấp đôi), thực hiện nguyên tắc không hồi tố, giảm thuế lợi tức xuống 5%, các doanh nghiệp FDI có quyền quyết định lập quỹ dự phòng, không bắt buộc phải trích từ lợi nhuận, giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cho các phương tiện vận tải đồng bộ sản xuất hoặc không sản xuất ở Việt nam, nguyên vật liệu không sản xuất ở Việt nam được giảm thuế giá trị gia tăng. Miễn

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nâng cao mức thu nhập chịu thuếcho người nước ngoài và giảm mức thuế suất.

Bổ sung chính sách cụ thể về thu hút để hoàn thiện vốn nhằm đưa hình thức BOT, BTO, BT vào thực tiễn.

Chính sách lao động và tiền lương: Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được phép tuyển lao động trực tiếp không cần thông qua cơ quan lao động Việt nam, thoả thuận mức lương bằng tiền đồng. Nhà nước chỉ cần quy định mức lương tối thiểu cho phù hợp với tình hình cùng thời kỳ.

Chính sách th trường và tiêu th sn phm: Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, đã thông qua chế biến, sản phẩm mang thương hiệu Việt nam, nghiên cứu ban hành chính sách độc quyền, chống phá giá hàng hoá, xây dựng luật cạnh tranh để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trường hợp doanh nghiệp ĐTNN bị thua lỗ do việc bán sản phẩm dưới giá thành kéo dài vì động cơ không được lành mạnh cần phải được xử lý về trách nhiệm và kinh tế. Bảo hộ thị trường trong nước bằng các biện pháp hành chính nên rất hạn chế và chỉ hướng vào một số mặt hàng nhất định.

Chính sách công ngh: Xậy dựng chiến lược thu hút công nghệ hiện đại, coi trọng xây dựng khu công nghệ cao, công nghệ sạch ở vùng thích hợp với hệ thống quy chế rõ ràng. Máy móc, thiết bịđưa vào góp vốn phải được hải quan giám định chất lượng. Xử lý thoảđáng việc nhập khẩu thiết bịđã qua sử dụng theo nguyên tắc đểnhà đầu tư tự chịu trách nhiệm và tự quyết định nhưng phải bảo đảm về các quy định an toàn lao động và vệsinh môi trường. Đào tạo cán bộ quản lý khoa học công nghệ, thường xuyên đưa một số cán bộ có phẩm chất chuyên môn cao ra nước ngoài để tiếp cận thông tin về công nghệ, từ đó nâng cao hiệu quả giám định chất lượng công nghệ. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ công nghệ.

Chính sách v giá:Việt nam đã lộ trình cụ thể và giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI theo hướng từng bước xoá bỏ chếđộ hai giá và phân biệt đối xử về giá giữa các khu vực trong nước và khu vực có vốn nước ngoài. Tuy nhiên ngay cả khi xoá bỏđược chếđộ hai giá và thực hiện lộ trình giảm giá thì mức

giá kinh doanh ở Việt nam vẫn còn ở mức rất cao so với khu vực, đặc biệt là giá điện, nước, cước phí vận tải đường biển, hàng không… làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiêp, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc giảm giá không chỉ làm giảm so với Việt nam mà phải làm giảm so với mặthàng chung của khu vực thì mới có thể khuyến khích được dòng FDI vào. Do vậy, song song với việc đẩy nhanh xoá bỏ cơ chế hai giá, vấn đề quan trọng hơn là thực hiện giảm chi phí kinh doanh.

Chính sách v lao động và thu nhp: Đối với chi phí lao động, đặc biệt là chi phí quản lý lao động bậc trung và cao cấp. Việt nam đang sửa đổi pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao theo hướng nâng mức khởi điểm chịu thuế và giảm mức điều tiết thu nhập. Dự thảo này được các doanh nghiệp hưởng ứng vì có điều kiện sử dụng lao động Việt nam ở vị trí cao để giảm chi phí thuê người nước ngoài. Không những thế, việc sửa đổi pháp lệnh cũng sẽ tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý cho người Việt nam. Đối với công nhân, các mô hình đào tạo nghềđang được nghiên cứu và triển khai áp dụng đểtăng cường đội ngũ lao động có kỹ năng, được đào tạo, tăng khả năng tuyển dụng và giảm chi phí đào tạo lại đối với các doanh nghiệp FDI.

Chính sách cơ sở h tng: Đối với chi phí mặt bằng, việc giảm giá cũng cần đẩy mạnh, đặc biệt là thúc đẩy giải phóng mặt bằng và giảm chi phí đền bù giải toả. Việc giải phóng mặt bằng cần thực hiện cương quyết, theo đúng tiến độ. Các đơn vị cấp phường, xã, huyện, thị xã, cần mạnh dạn, kiên quyết trong công tác giải toả. Việc giải toả cần công khai minh bạch và công bằng đối với các hộ, các đơn vị phải giải toả thì việc giải toả sẽ thực hiện theo đúng tiến độ.

2.2.3 Đẩy mnh ci cách th tc hành chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Hế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng yên và các ngành có liên quan cần rà soát lại chức trách của mình, miễn giảm thủ tục hành chính, bộ máy gọn nhẹ, giúo tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng đưa các dự án đi vào hoạt động cũng như thực hiện tốt những

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý ĐTNN không chỉ nhằm cải thiện thủ tục hành chính n hanh để có giấy phép đầu tư, trước hết là ở những thủ tục sau giấy phép để dự án được triển khai nhanh chóng đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư khi dự án đi vào vận hành, kiểm tra giám sát việc thực hiện có đúng tiến độ không, khi cần có thể điều chỉnh ngay, tránh phiền hà lãng phí. Công tác kiểm tra tài chính không quá 1 lần/năm. Cần có sự phối hợp chăt chẽdưới sự lãnh đạo chung của Sở Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo vừa đơn giản thủ tục, vừa thống nhất chung trong cảnước. Kiên quyết từ chối những dự án không đảm bảo các tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.

Tăng cường công tác thông tin, tư vấn, tận dụng việc nối mạng internet để cập nhật thông tin, hiểu thêm về đối tác và giới thiệu về Việt nam với thế giới. Thông qua mạng máy tính đểnhà nước quản lý thống nhất.

Cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm kinh tế, hình sựđối với các cá nhân, tổ chức trong hoạt động đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy và quy trách nhiệm một cách chung chung. Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN, duy trì hoạt động của các doanh nghiệp này.

Cần xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa Chính phủ các bộ quản lý các ngành với UBND tỉnh Hưng yên trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền. Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng , minh bạch các thủ tục hành chính và trách nhiệm cá nhân công chức cụ thể ở mọi khâu, mọi cấp, công khai các công trình, thoìư hạn xử lý các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐTNN. Trước mắt tỉnh cần tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Mở rộng diện tích đăng ký cấp giấy phép đầu tư với các dự án quy mô vừa và nhỏ. Đối vói các dự án khuyến khích đầu tư thì được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Đối với các nhà đầu tư nứơc ngoài đã có giấy phép đầu tư mà muốn kinh doanh các ngành nghề khác có liên quan thì chỉ phải đăng ký ngành kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- thực hiện tốt thời gian cấp giấp phép, chậm nhất là 45 ngày đối với dự án cần thẩm định và 15 – 30 ngày đối với dựán đăng ký.

- Đơn giản hoá thủ tục hải quan, nên tiến hành kiểm tra tại cửa khẩu với thời gian ngắn, hạn chế thời gian gửi hàng tại kho để kiểm tra. Sửa đổi các quy định hiện hành về cấp thi thực xuất nhập cảnh và giảm mức thu lệ phí cấp thị thực xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài.

- Việc đền bù giải phóng mặt bằng do phí Việt nam đảm nhận và chi phí được tính vào vốn góp.

- Mở rộng quyền quản lý đầu tư cho Hưng yên

- Hưng yên được cấp phép cho tất cả các dự án đầu tư vào tỉnh, không bị

Một phần của tài liệu Luận văn:Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên pptx (Trang 47 - 63)