Tình hình khai thác hải sản và nguồn lợi

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến nghèo đói của ngƣ dân khai thác hải sản ven bờ, huyện vạn ninh, khánh hòa (Trang 34 - 86)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1.3. Tình hình khai thác hải sản và nguồn lợi

Huyện Vạn Ninh mặc dù không được đánh giá là huyện phát triển mạnh về nghề biển nhưng trong những năm gần đây ngành thủy sản của huyện đang phát triển rất tốt theo hướng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên với tình hình nguồn lợi đang cạn kiệt trong ngành thủy sản hiện nay thì nguồn lợi hải sản của huyện cũng đang giảm rất mạnh, lí do chủ yếu nhất là việc khai thác quá mức và khai thác còn mang tính hủy diệt.

Tổng trữ lượng thống kê được của huyện là 400.000 tấn/ năm và tổng sản lượng khai thác trung bình hàng năm là : 6.500 tấn/ năm.

Bảng 3.1. Tình hình tàu thuyền, sản lƣợng khai thác hải sản huyện Vạn Ninh

Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị sx Triệu đồng 1772.053 258.700 327.660 334.213 313.416 Tàu thuyền Số lượng Chiếc 1522 1359 1372 1426 1465 Công suất cv 25448 25896 26031 26438 26635 Sản lượng Tấn 5344 5063 5827 5605 6006 Sảnlượng/Sốlượng Tấn 3,51 3,72 4,24 3,93 4,09

(Nguồn : phòng NN và PTNT huyện Vạn Ninh). Như vậy trong các năm từ 2003 đến 2007 thì giá trị sản xuất không có xu hướng tăng mạnh, sản lượng đánh bắt tăng giảm rất bất thường, mà việc tăng này chủ yếu là do số lượng tàu thuyền tham gia vào khai thác hải sản tăng lên. Xét về sản lượng đánh bắt theo đơn vị tàu thuyền thì có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không cao.

2.778 chiếc = 60.030 CV, trong đó tàu khai thác hải sản là 2.726 chiếc = 57.890 CV, có thể thấy số lượng tàu thuyền tăng lên rất nhanh trong năm 2009. Cụ thể : tàu cá dưới 20 CV là 1.618 chiếc = 19.343 CV, tàu từ 20CV – dưới 90 CV trở lên là 36 chiếc = 5.296 CV. Trong số lượng tàu thuyền của ngư dân, nghề mà có số lượng tàu thuyền nhiều nhất là nghề lưới cước và nghề mành, giã cào… đây là các nghề mang tính hủy diệt cao nên ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi hải sản gần bờ.

Hiện tại thì tàu thuyền chủ yếu tập trung tại khu vực khai thác gần bờ, chính vì thế mà nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn lợi là rất lớn. Điều này xảy ra là do các hộ ngư dân không có đủ vốn để đóng thuyền lớn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.

3.1.2.1. Đơn vị hành chính và cơ cấu dân số.

Đơn vị hành chính.

Huyện có 12 xã (Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Bình, Vạn Khánh, Vạn Phú, Vạn Lương, Xuân Sơn, Vạn Hưng, Vạn Thắng) và 1 thị trấn (Vạn Giã). Trung tâm huyện Vạn Ninh là thị trấn Vạn Giã, nằm trên trục quốc lộ 1A, cách thành phố Nha Trang khoảng 60km về hướng Bắc. Đường sắt chạy qua các ga Đại Lãnh, Tu Bông, Giã trong huyện.

Trong đó hoạt động khai thác hải sản tập trung chủ yếu nhất vào 9 xã : Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Lương, Vạn Hưng, Vạn Thắng, Vạn Giã.

Dân số.

Tính đến ngày 1/4/2009, dân số toàn huyện có 30015 hộ với 125.789 người (giảm hơn 5.000 người so với thống kê trước), trong đó nữ giới chiếm 62.942 người ( chiếm 50,03%) và nam giới 62.847 người ( chiếm 49,97%). Mật độ dân số là : 229 người/ km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông-lâm-ngư nghiệp trong đó có đến 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp.

3.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

Một trong những thành quả đáng ghi nhận của huyện Vạn Ninh là công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Từ nguồn vốn kích cầu của Chính phủ và sự ủng hộ của người dân địa phương, tại hầu hết các xã, thị trấn, công tác triển khai, xây dựng, kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn được đặt lên hàng đầu. Điển hình là các xã Vạn Lương, Vạn Bình, thị trấn Vạn Giã… với hơn 80% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa.

Nhiều dự án đầu tư xây dựng lớn đã và đang được triển khai như: Dự án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Khu Công nghiệp Vạn Thắng… tạo động lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương. Vì vậy, những năm qua, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tăng bình quân 20%/ năm. Riêng năm 2008, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng gấp 400 lần so với năm 1979. Nhiều dự án đầu tư trọng điểm, có quy mô lớn đang được chính quyền địa phương gấp rút triển khai như: Dự án điện nông thôn, hồ chứa nước HoaSơn, bê tông hóa đường giao thông nông thôn…

3.1.2.3. Tình hình kinh tế tại vùng nghiên cứu.

Những năm qua, đặc biệt từ khi cả nước tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986), kinh tế huyện có chuyển biến đáng kể, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất. Năm 1989, toàn huyện xây dựng 20 hợp tác xã và 1 tập đoàn sản xuất, đưa hơn 90% nông dân đi vào làm ăn tập thể theo sự quản lý tập trung, kết hợp đầu tư kịp thời các chương trình kinh tế - xã hội ở nông thôn như: khai hoang phục hóa, phát triển thủy lợi nhỏ, cơ giới hóa nông nghiệp, kiên cố hóa kênh mương, đầu tư giống cây trồng…, góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp (bình quân tăng 3,85%/năm); tổng sản lượng lương thực tăng từ 14.167 tấn (năm 1979) lên 45.567 tấn (năm 2009). Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp tăng từ 5% (năm 1979) lên 46% (năm 2009). Kinh tế hải sản chuyển dịch theo hướng nuôi trồng các loại hải, đặc sản có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu sản phẩm hàng hóa, ngành nghề được chuyển đổi từ hình thức khai thác sang nuôi trồng là chính nhằm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu và trở thành ngành kinh tế

và hơn 4.000 hộ gia đình nuôi trồng hải sản như: ngọc trai, cá bốp, tôm sú, tôm hùm, ốc hương, hải sâm… tạo ra sự đa dạng về mặt hàng hải sản, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn huyện cũng không ngừng tăng cao. Tốc độ tăng trưởng CN-TTCN bình quân đạt 10%/năm, trong đó chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác như: chế biến gỗ, hạt điều, vật liệu xây dựng… Đặc biệt, từ khi Khu Kinh tế Vân Phong chính thức khởi động, huyện đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

3.1.2.4. Tình hình giáo dục, y tế, tại vùng nghiên cứu.

Các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, lao động - thương binh - xã hội… cũng đạt kết quả khả quan. Năm học 2008 - 2009, toàn huyện có hơn 2 nghìn học sinh hoàn thành chương trình tiểu học (đạt 99,3% kế hoạch); hơn 2 nghìn học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (đạt 97,8% kế hoạch); cấp mới hơn 2 nghìn thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; giải quyết kịp thời chế độ cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng; cấp hơn 19 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn người; tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ do các tổ chức và cá nhân hỗ trợ cho các gia đình chịu thiệt hại của cơn bão số 11 với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Các lĩnh vực khác như: an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đều được triển khai thực hiện tốt.

Cùng với tốc độ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa thể thao của huyện cũng được phát triển toàn diện. Hệ thống trường lớp được phát triển mạnh và kiên cố hóa. Mạng lưới y tế huyện, xã được tăng cường. Phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội càng ngày càng đi vào chiều sâu. Hệ thống chính trị xã hội địa phương ngày càng ổn định, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển.

3.1.2.5. Tình hình bảo trợ xã hội.

Trong năm qua huyện đã giải quyết kịp thời chế độ cho các đối tượng chính sách với kinh phí : 5.109 triệu đồng ; tổ chức viếng nghĩa trang liệt sỹ, thăm và tặng quà

cho các gia đình chính sách, thân nhân liệt sỹ, người tàn tật, già neo đơn, người cao tuổi trong các ngày lễ, tết với số tiền : 105 triệu đồng. Trợ cấp 161.430 kg gạo cho 10.762 khẩu cho các gia đình khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt tết kỷ sửu.; hỗ trợ cho 1.578 hộ nghèo (5.698 khẩu) với số tiền : 1.139 triệu đồng. Ngoài ra huyện còn tiếp nhận và phân bổ 300 tấn gạo của chính phủ cho các xã, thi trấn, hỗ trợ đột xuất cho 121 nhà sập với tổng số tiền 605 triệu đồng .Cấp 19.858 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; 7.047 thẻ bảo hiểm cho các hộ cận nghèo năm 2009 và xây dựng 78 nhà ở cho người nghèo. Các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo nghề cho 3.064 người, tuyên truyền và phối hợp với chủ doanh nghiệp giải quyết việc làm cho 2.438 người; Giải ngân 1.706 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho 115 dự án, giải quyết việc làm mới cho 135 người.

3.2. Phân tích thực trạng nghèo đói của các hộ ngƣ dân nghề khai thác hải sản ven bờ.

3.2.1. Thực trạng nghèo đói tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua.

11.26% 9.10% 6.35% 2.30% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ hộ nghèo

Biểu đồ 3.1. Tình hình nghèo đói tỉnh Khánh Hòa

Nguồn : tổng cục thống kê

Nhìn vào biểu đồ 3.1 , ta thấy tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm đáng kể trong khoảng thời gian từ 2006-2009, trong năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 11.26%, thì đến năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9.1%, đặc biệt đến năm 2009 thì tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 2.3%. Như vậy trong khoảng thời gian 4 năm thì tỷ lệ hộ nghèo

nước hiện nay ( 12.3% năm 2009 ) thì Khánh Hòa được xem là tỉnh có tỷ lệ nghèo đói thấp (2.38% năm 2009).

3.2.2. Thực trạng nghèo đói tại địa bàn huyện Vạn Ninh.

Bảng 3.2. Tình hình nghèo đói huyện Vạn Ninh

Năm 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%) 2009 (%) Toàn huyện 13.43 13.31 9.82 16.15 Vạn Thạnh 12.08 11.77 9.27 13.73 Đại Lãnh 13.92 14.43 10.81 21.79 Vạn Thọ 12.72 12.69 7.83 16.32 Vạn Phước 11.32 11.21 7.94 11.87 Vạn Long 18.00 16.51 8.75 13.65 Vạn Khánh 11.15 11.17 7.09 11.85 Vạn Thắng 11.16 11.16 9.03 18.54 Vạn Bình 12.39 12.39 8.71 14.94 Vạn Phú 14.07 14.27 9.89 19.99 Vạn Giã 12.27 12.32 9.19 13.43 Vạn Lương 12.90 12.18 10.49 15.58 Vận Hưng 17.85 17.72 14.93 17.85 Xuân Sơn 19.24 19.16 14.37 21.35

(Nguồn : phòng lao động thương binh và xã hội huyện Vạn Ninh) Theo bảng thống kê trên thì nghèo đói của huyện có xu hương giảm xuống từ 2006 đến 2008 đặc biệt là giảm mạnh vào năm 2007 - 2008, sang năm 2009 có sự tăng mạnh vì chuẩn nghèo của tỉnh tăng lên nên tỷ lệ nghèo của huyện tăng, sang năm 2010 với chuẩn nghèo mới 2010 thì tỷ lệ nghèo lại giảm xuống còn 13.85%.

Giai đoạn 2006 đến 2008, trong 14 xã thì xã có số người nghèo nhiều nhất là xã miền núi Xuân Sơn, sau đó là xã ven biển Vạn Long nhưng tốc độ giảm nghèo của xã lại rất cao. Giai đoạn 2009 – 2010 thì Đại lãnh là xã có số người nghèo cao nhất toàn

huyện, sau đó là xã Xuân Sơn. Đối với các xã ven biển thì tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao so với toàn huyện, nhất là trong năm 2010 vừa qua, nhiều nhất là các xã : Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Thắng, Vạn Hưng.

Nhìn chung thì tình hình nghèo đói của huyện có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ nghèo vẫn còn cao so với tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh : 16.18% : 2009.

3.3. Khái quát về mẫu điều tra.

3.3.1. Những thông tin cá nhân của chủ hộ và nhân khẩu. Bảng 3.3. Thông tin cá nhân đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.3. Thông tin cá nhân đối tƣợng nghiên cứu

Giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật Giới tính lƣợng Số Tỉ lệ (%)

Trình độ chuyên

môn kỹ thuật Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Nam 227 94.6 Chưa qua đào tạo 233 97.1

Nữ 13 5.4 CN KT không bằng 7 2.9

Tổng 240 100 Tổng 240 100

Cơ cấu trình độ học vấn và tuổi Tình độ học vấn lƣợng Số Tỉ lệ (%) Độ tuổi Số lƣợng Tỉ lệ (%) Không đi học 84 35 Dưới 25 tuổi 5 2.1 Học cấp 1 119 49.6 Từ 25 đến 35 tuổi 74 30.8 Học cấp 2 35 14.6 Từ 35 đến 45 tuổi 80 33.3 Học cấp 3 2 0.8 Từ 45 đến 55 tuổi 60 25 Tổng 240 100 Trên 55 tuổi 21 8.8 Tổng 240 100

(Nguồn : Tính toán từ số liệu điều tra)

Như vậy, trong tổng số 240 mẫu điều tra cho thấy : có 227 nam và 13 nữ tham gia trả lời bảng câu hỏi, số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới (nam : 94.6%, nữ : 5.4%), việc thu thập mẫu có sự chênh lệch về giới tính tuy nhiên ta có thể chấp nhận được bởi vì khi ngư dân tham gia khai thác hải sản thì nam giới là lực lượng chủ yếu nhất. Trong đó số người chưa qua đào tạo : 233 người, chiếm 97.1% và số người là công nhân kỹ thuật không có bằng : 7 người, chiếm 2.9%. Nhìn chung thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của các hộ dân tham gia khai thác còn rất thấp.

người chỉ học ở trình độ cấp 1 (49.6%), và không đi học (35%).

Cơ cấu độ tuổi của các hộ dân trong mẫu điều tra mang tính phân bố rộng, trong đó độ tuổi chiếm phần lớn trong mẫu điều tra là từ 35 đến 45 tuổi (33.3%), từ 25 đến 35 tuổi chiếm 30.8%. Nhìn chung độ tuổi của các hộ dân được điều tra còn nằm trong tuổi lao động, được xem là phù hợp với nghề khai thác, vì ở độ tuổi này thì các hộ tham gia khai thác đông và thường xuyên hơn.

Bảng 3.4. Đặc điểm nhân khẩu trong gia đình.

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

Số nhân khẩu trong gia đình 240 2.00 10.00 5.5375 1.23014

Số người sống phụ thuộc 240 1.00 8.00 3.5167 1.19261

Valid N (listwise) 240

(Nguồn : tính toán từ số liệu điều tra)

Theo bảng kết quả 3.4, thì số gia đình có số nhân khẩu thấp nhất là 2 người và nhiều nhất là 10 người, trung bình mỗi gia đình trên địa bàn có trên 5 người. Như vậy số nhân khẩu trong gia đình là khá đông.

Trong đó gia đình có người sống phụ thuộc thấp nhất là 1 người và nhiều nhất là 8 người, trung bình số người sống phụ thuộc trong mỗi gia đình là trên 3 người.

3.3.2. Những thông tin về nghề khai thác.

Bảng 3.5. Thông tin về tình trạng khai thác Sỡ hữu tàu thuyền vàcông suất tàu thuyền Sỡ hữu tàu thuyền Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Công suất tàu

thuyền Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Không sở hữu mà đi bạn 85 35.4 Dưới 20 CV 142 59.2

Không sở hữumà đi thuê 9 3.8 Trên 20 CV 13 5.4

Sở hữu toàn bộ 146 60.8 Missing 85 35.4

Tổng 240 100 Tổng 240 100

Mức độ thƣờng xuyên khai thác và thu nhập từ khai thác Mức độ thƣờng xuyên khai thác Số lƣợng Tỉ lệ (%) Thu nhập từ khai thác Số lƣợng Tỉ lệ (%) Thường xuyên (>40h/tuần) 202 84.2 Thu nhập ổn định 31 12.92

Bán thời gian (<40h/tuần) 38 15.8

Thu nhập không

ổn định 209 87.08

Tổng 240 100 Tổng 240 100

Trong 240 người được hỏi thì có 146 hộ dân là có sở hữu tàu thuyền chiếm 60.8%, không sở hữu tàu thuyền mà chỉ đi bạn có 85 người chiếm 35.4%, và không sở hữu mà đi thuê có 9 người chiếm 3.8%. Trong đó tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 20CV là 142 chiếc chiếm 59.2%, tàu thuyền trên 20CV là 13 chiếc chiếm 5.4%. Như vậy số người sở hữu tàu thuyền để khai thác hải sản là khá nhiều, phù hợp với nghề nghiệp chủ yếu của các hộ ngư dân ở đây là khai thác hải sản. Tuy nhiên công suất tàu thuyền còn trong tình trạng thấp, đa số là các tàu thuyền công suất nhỏ hơn 20CV, và kết quả này được xem là phù hợp với thống kế hàng năm của huyện, vì các tàu thuyền khai thác chủ yếu của huyện là tàu nhỏ và chủ yếu khai thác gần bờ.

Mức độ thường xuyên khai thác của các hộ ngư dân chủ yếu là thường xuyên

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến nghèo đói của ngƣ dân khai thác hải sản ven bờ, huyện vạn ninh, khánh hòa (Trang 34 - 86)