0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI CỦA NGƢ DÂN KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ, HUYỆN VẠN NINH, KHÁNH HÒA (Trang 28 -86 )

6. Kết cấu của khóa luận

2.5.2. Kiểm định thang đo

những cái còn lại trong nhóm đó. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

Công thức của hệ số Cronback α là : α = Nρ/[1+ρ(N- 1)] Trong đó ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi.

Vì hệ số Cronback α chỉ giới hạn dưới của độ tin cậy của thang đo, và còn nhiều đại lượng đo lường độ tin cậy, độ giá trị của thang đo, nên ở giai đoạn đầu khi xây dựng bảng câu hỏi, hệ số này nằm trong phạm vi từ 0,6 đến 0,8 và là chấp nhận được.

Để thực hiện việc chấp nhận hay bác bỏ các mục hỏi thì ta dựa vào hệ số tương quan biến tổng và hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi. Tức là khi hệ số tương quan biến tổng > 0.4 và hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi > Cronback α thì ta có thể bỏ đi mục hỏi đó.

2.5.2.2. Phƣơng pháp phân tích nhân tố EFA

Đây là phép rút gọn dữ liệu và biến bằng cách nhóm chúng lại với các nhân tố đại diện. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được.

Liên hệ giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Từ đó, ta có thể thấy được các khía cạnh đo lường có đảm bảo tốt hay không, tức là tính giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Các biến có trọng số nhỏ hơn 0.4 sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp tính hệ số sử dụng Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue lớn hơn 1. Chỉ có những nhân tố nào thỏa mãn các điều kiện trên mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Từ kết quả phân tích nhân tố EFA, ta viết lại mô hình hiệu chỉnh theo EFA đặt ra các giả thuyết mới.

2.5.3. Phƣơng trình hồi qui bội và thủ tục kiểm định mô hình: 2.5.3.1. Phƣơng pháp hồi quy bội:

Sử dụng phân tích hồi quy để phân tích tác động của các biến độc lập với các biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy sẽ được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình hiệu chỉnh theo EFA và kiểm định các giả thuyết nêu trên.

Mô hình hồi qui bội:

Khi kết luận được hai biến có liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời giả định rằng đã cân nhắc kỹ bản chất của mối liên hệ tiềm ẩn giữa hai biến, và xem như đã xác định đúng hướng của mối quan hệ nhân quả có thật giữa chúng thì ta có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó một biến được gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích – Y) và biến kia là biến độc lập (hay biến giải thích – X). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Sử dụng phương pháp hồi quy bội có ý nghĩa trong việc xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình nghèo đói. Tức là sự thay đổi của nghèo đói sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của các biến độc lập. Từ đó xác định các giải pháp phù hợp xóa đói giảm nghèo.

Mô hình hồi quy bội mở rộng mô hình hồi quy hai biến bằng cách thêm vào một số biến độc lập để giải thích tốt hơn cho biến phụ thuộc.

Mô hình có dạng như sau:

Yi= β0+ β1X1i+ β2X2i+... + βpXpi+ei Trong đó:

Xpi : giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i. βk : hệ số hồi quy riêng phần thứ k

ei : biến độc lập ngẫu nhiên.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội giả định rằng biến phụ thuộc có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình.

2.5.3.2. Thủ tục kiểm định mô hình.

quy tuyến tính. Công thức R2

xuất phát từ ý tưởng : toàn bộ biến thiên quan sát được của biến phụ thuộc được chia thành hai phần _ phần biến thiên do hồi quy và phần biến thiên không do hồi quy hay còn goi là phần dư. Người ta sử dụng R2

theo quy tắc R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp, R2 càng tiến về không thì mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu.

Vì R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình. Do đó, càng đưa thêm nhiều biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng. Điều này không có nghĩa là phương trình càng nhiều biến thì càng phù hợp.

Kiểm định giả thuyết và độ phù hợp của mô hình:

Hệ số xác định R2 chỉ thể hiện sự phù hợp giữa mô hình hồi quy với tập dữ liệu mẫu. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, thì sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Ở đây, xem xét liệu biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không. Lúc này cần lần lượt đặt giả thuyết cho các β1, β2, β3, β4… = 0 và kỳ vọng rằng giả thuyết này bị bác bỏ vì nếu có β nào bằng không thì yếu tố đó chẳng có ảnh hưởng gì đến biến phụ thuộc.

Khi kiểm định các giả thuyết trên, để rút ra kết luận, ta so sánh mức ý nghĩa quan sát sig. Với mức ý nghĩa là 10 % (p = 0.1). Nếu các giá trị βkhác 0 vaø sig < 0,1 thì những giá trị β đó có ý nghĩa về mặt thống kê. Và ngược lại, nếu các giá trị βkhác 0 vaø

3.1.1. Vị trí địa lý.

Hình 3.1 : Bản đồ hình chính huyện Vạn Ninh.

(Nguồn : http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=0104&itemid=379)

Diện tích tự nhiên: 556,038 km2.

Huyện Vạn Ninh nằm ở vị trí phía đông của Việt Nam, với vĩ độ : 12°40’B, 109°24’Đ

Vạn Ninh nằm trên trục Quốc lộ 1A Bắc Nam, phía Bắc tiếp giáp với huyện Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) nối qua đèo Cả (12 cây số), phía Nam chung vách với huyện láng giềng Ninh Hòa vốn là anh em sinh đôi. Trung tâm huyện là thị trấn Vạn Giã nằm giữa hai thành phố Tuy Hòa - Nha Trang, cách chẵn tròn mỗi bên 60 cây số. Phía Đông nằm dọc theo bờ biển tạo một đường cong ôm tròn vịnh Vân Phong. Phía Tây mở rộng về hướng núi Đá Đen - Hòn Chảo - Hòn Ngang qua những cánh đồng trù phú phì nhiêu. Tất cả tạo nên một vùng cảnh quan riêng biệt với những nhóm đất - cát - đất cát biển - đất mặn để có những dòng nước chè hai và mạch ngọt nguồn uống mát.

3.1.2. Đặc điểm khí hậu.

Vạn Ninh nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,60C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.350 mm, nhưng rải không đều, hàng năm mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11. Mùa khô nắng nhiều, gió Tây nam thổi mạnh, thường gây hạn hán gay gắt.Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp.

3.1.3. Tình hình khai thác hải sản và nguồn lợi.

Huyện Vạn Ninh mặc dù không được đánh giá là huyện phát triển mạnh về nghề biển nhưng trong những năm gần đây ngành thủy sản của huyện đang phát triển rất tốt theo hướng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên với tình hình nguồn lợi đang cạn kiệt trong ngành thủy sản hiện nay thì nguồn lợi hải sản của huyện cũng đang giảm rất mạnh, lí do chủ yếu nhất là việc khai thác quá mức và khai thác còn mang tính hủy diệt.

Tổng trữ lượng thống kê được của huyện là 400.000 tấn/ năm và tổng sản lượng khai thác trung bình hàng năm là : 6.500 tấn/ năm.

Bảng 3.1. Tình hình tàu thuyền, sản lƣợng khai thác hải sản huyện Vạn Ninh

Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị sx Triệu đồng 1772.053 258.700 327.660 334.213 313.416 Tàu thuyền Số lượng Chiếc 1522 1359 1372 1426 1465 Công suất cv 25448 25896 26031 26438 26635 Sản lượng Tấn 5344 5063 5827 5605 6006 Sảnlượng/Sốlượng Tấn 3,51 3,72 4,24 3,93 4,09

(Nguồn : phòng NN và PTNT huyện Vạn Ninh). Như vậy trong các năm từ 2003 đến 2007 thì giá trị sản xuất không có xu hướng tăng mạnh, sản lượng đánh bắt tăng giảm rất bất thường, mà việc tăng này chủ yếu là do số lượng tàu thuyền tham gia vào khai thác hải sản tăng lên. Xét về sản lượng đánh bắt theo đơn vị tàu thuyền thì có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không cao.

2.778 chiếc = 60.030 CV, trong đó tàu khai thác hải sản là 2.726 chiếc = 57.890 CV, có thể thấy số lượng tàu thuyền tăng lên rất nhanh trong năm 2009. Cụ thể : tàu cá dưới 20 CV là 1.618 chiếc = 19.343 CV, tàu từ 20CV – dưới 90 CV trở lên là 36 chiếc = 5.296 CV. Trong số lượng tàu thuyền của ngư dân, nghề mà có số lượng tàu thuyền nhiều nhất là nghề lưới cước và nghề mành, giã cào… đây là các nghề mang tính hủy diệt cao nên ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi hải sản gần bờ.

Hiện tại thì tàu thuyền chủ yếu tập trung tại khu vực khai thác gần bờ, chính vì thế mà nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn lợi là rất lớn. Điều này xảy ra là do các hộ ngư dân không có đủ vốn để đóng thuyền lớn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.

3.1.2.1. Đơn vị hành chính và cơ cấu dân số.

Đơn vị hành chính.

Huyện có 12 xã (Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Bình, Vạn Khánh, Vạn Phú, Vạn Lương, Xuân Sơn, Vạn Hưng, Vạn Thắng) và 1 thị trấn (Vạn Giã). Trung tâm huyện Vạn Ninh là thị trấn Vạn Giã, nằm trên trục quốc lộ 1A, cách thành phố Nha Trang khoảng 60km về hướng Bắc. Đường sắt chạy qua các ga Đại Lãnh, Tu Bông, Giã trong huyện.

Trong đó hoạt động khai thác hải sản tập trung chủ yếu nhất vào 9 xã : Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Lương, Vạn Hưng, Vạn Thắng, Vạn Giã.

Dân số.

Tính đến ngày 1/4/2009, dân số toàn huyện có 30015 hộ với 125.789 người (giảm hơn 5.000 người so với thống kê trước), trong đó nữ giới chiếm 62.942 người ( chiếm 50,03%) và nam giới 62.847 người ( chiếm 49,97%). Mật độ dân số là : 229 người/ km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông-lâm-ngư nghiệp trong đó có đến 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp.

3.1.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

Một trong những thành quả đáng ghi nhận của huyện Vạn Ninh là công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Từ nguồn vốn kích cầu của Chính phủ và sự ủng hộ của người dân địa phương, tại hầu hết các xã, thị trấn, công tác triển khai, xây dựng, kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn được đặt lên hàng đầu. Điển hình là các xã Vạn Lương, Vạn Bình, thị trấn Vạn Giã… với hơn 80% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa.

Nhiều dự án đầu tư xây dựng lớn đã và đang được triển khai như: Dự án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Khu Công nghiệp Vạn Thắng… tạo động lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương. Vì vậy, những năm qua, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tăng bình quân 20%/ năm. Riêng năm 2008, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng gấp 400 lần so với năm 1979. Nhiều dự án đầu tư trọng điểm, có quy mô lớn đang được chính quyền địa phương gấp rút triển khai như: Dự án điện nông thôn, hồ chứa nước HoaSơn, bê tông hóa đường giao thông nông thôn…

3.1.2.3. Tình hình kinh tế tại vùng nghiên cứu.

Những năm qua, đặc biệt từ khi cả nước tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986), kinh tế huyện có chuyển biến đáng kể, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất. Năm 1989, toàn huyện xây dựng 20 hợp tác xã và 1 tập đoàn sản xuất, đưa hơn 90% nông dân đi vào làm ăn tập thể theo sự quản lý tập trung, kết hợp đầu tư kịp thời các chương trình kinh tế - xã hội ở nông thôn như: khai hoang phục hóa, phát triển thủy lợi nhỏ, cơ giới hóa nông nghiệp, kiên cố hóa kênh mương, đầu tư giống cây trồng…, góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp (bình quân tăng 3,85%/năm); tổng sản lượng lương thực tăng từ 14.167 tấn (năm 1979) lên 45.567 tấn (năm 2009). Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp tăng từ 5% (năm 1979) lên 46% (năm 2009). Kinh tế hải sản chuyển dịch theo hướng nuôi trồng các loại hải, đặc sản có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu sản phẩm hàng hóa, ngành nghề được chuyển đổi từ hình thức khai thác sang nuôi trồng là chính nhằm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu và trở thành ngành kinh tế

và hơn 4.000 hộ gia đình nuôi trồng hải sản như: ngọc trai, cá bốp, tôm sú, tôm hùm, ốc hương, hải sâm… tạo ra sự đa dạng về mặt hàng hải sản, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn huyện cũng không ngừng tăng cao. Tốc độ tăng trưởng CN-TTCN bình quân đạt 10%/năm, trong đó chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác như: chế biến gỗ, hạt điều, vật liệu xây dựng… Đặc biệt, từ khi Khu Kinh tế Vân Phong chính thức khởi động, huyện đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

3.1.2.4. Tình hình giáo dục, y tế, tại vùng nghiên cứu.

Các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, lao động - thương binh - xã hội… cũng đạt kết quả khả quan. Năm học 2008 - 2009, toàn huyện có hơn 2 nghìn học sinh hoàn thành chương trình tiểu học (đạt 99,3% kế hoạch); hơn 2 nghìn học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (đạt 97,8% kế hoạch); cấp mới hơn 2 nghìn thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; giải quyết kịp thời chế độ cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng; cấp hơn 19 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn người; tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ do các tổ chức và cá nhân hỗ trợ cho các gia đình chịu thiệt hại của cơn bão số 11 với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Các lĩnh vực khác như: an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đều được triển khai thực hiện tốt.

Cùng với tốc độ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa thể thao của huyện cũng được phát triển toàn diện. Hệ thống trường lớp được phát triển mạnh và kiên cố hóa. Mạng lưới y tế huyện, xã được tăng cường. Phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội càng ngày càng đi vào chiều sâu. Hệ thống chính trị xã hội địa phương ngày càng ổn định, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển.

3.1.2.5. Tình hình bảo trợ xã hội.

Trong năm qua huyện đã giải quyết kịp thời chế độ cho các đối tượng chính sách với kinh phí : 5.109 triệu đồng ; tổ chức viếng nghĩa trang liệt sỹ, thăm và tặng quà

cho các gia đình chính sách, thân nhân liệt sỹ, người tàn tật, già neo đơn, người cao

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI CỦA NGƢ DÂN KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ, HUYỆN VẠN NINH, KHÁNH HÒA (Trang 28 -86 )

×