Chương 5 : Phân tích báo cáo tài chính
5.2. Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích
Các nhà phân tích bên ngoài doanh nghiệp thường bị hạn chế trong giới hạn của những thơng tin cơng khai có sẵn về một doanh nghiệp. Tài liệu chủ yếu được sử dụng để phân tích báo cáo tài chính bao gồm các nguồn tài liệu sau:
- Các báo cáo được phát hành
Các báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp là một nguồn thơng tin tài chính quan trọng. Các phần chính của báo cáo hàng năm này là: phân tích hoạt động năm vừa qua của các nhà quản trị, các báo cáo tài chính, thuyết minh các báo cáo, báo cáo kiểm tốn và tóm tắt hoạt động trong 5 năm hoặc 10 năm .
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 70 Hầu hết các doanh nghiệp cịn cơng bố các báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính q) dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược. Thơng tin trình bày trên các báo cáo này có thể là đối tượng để kiểm tốn viên độc lập giới hạn việc xem xét lại hoặc là đối tượng để các kiểm toán viên kiểm tra đầy đủ. Các báo cáo tài chính giữa niên độ được các tổ chức tài chính xem xét một cách chặt chẽ đối với các dấu hiệu ban đầu của những thay đổi quan trọng trong xu hướng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các báo cáo cho ủy ban chứng khốn nhà nước Các cơng ty đại chúng, các tổ chức niêm yết phải đệ trình các báo cáo tài chính năm (theo Thơng tư 09 /2010/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính - Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khốn), báo cáo tài chính q, 6 tháng (báo cáo tài chính bán niên), và báo cáo bất thường cho Ủy ban chúng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán. Tất cả các báo cáo này cơng chúng có thế có từ trang web của ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán. Báo cáo thường niên là một nguồn thơng tin có giá trị. Các cơng ty đại chúng, các tổ chức niêm yết công bố báo cáo tài chính q, 06 tháng tóm tắt thơng qua phương tiện công bố thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc sở giao dịch chứng khốn. Báo cáo hàng q, 06 tháng phản ánh những sự kiện quan trọng về kết quả tài chính tạm thời. Báo cáo bất thường phải được công bố trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự kiện và phải công bố các sự kiện đó trên phương tiện công bố thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc sở giao dịch chứng khốn. Nó thường là dấu hiệu đầu tiên về những thay đổi quan trọng có thế ảnh hưởng đến những kết quả tài chính tương lai của doanh nghiệp.
- Các tạp chí kinh doanh được xuất bản định kỳ và các dịch vụ tư vấn về tín dụng và đầu tư
5.2.2 Phương pháp phân tích
* Phân tích theo chiều ngang
Nguyên tắc kế tốn được thừa nhận chung địi hỏi phải trình bày thơng tin của năm hiện hành và năm trước trên báo cáo tài chính. Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính đó là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ % chênh lệch của năm nay so với năm trước. Số tiền chênh lệch phản ánh quy mô biến động, và tỷ lệ chênh lệch, phản ánh tốc độ biến động, phải được xem xét đồng thời. Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính tốn để cho thấy qui mơ thay đổi tương quan ra sao so với qui mô của số tiền liên quan. Chênh lệch 1 triệu đồng doanh thu không quá lớn như chênh lệch 1 triệu đồng lợi nhuận, vì doanh thu lớn hơn lợi nhuận
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 71 Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm. Phân tích xu hướng được xem là quan trọng bởi vì cách nhìn rộng của nó, phân tích xu hướng có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh. Ngoài các báo cáo tài chính, hầu hết các doanh nghiệp cịn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu chủ yếu trong 5 năm hoặc nhiều hơn
* Phân tích theo chiều dọc
Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ% được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong một báo cáo. Số tổng cộng của một báo cáo sẽđược tính là 100% và từng bộ phận của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số đó. (Đối với bảng cân đối kế tốn, số tổng cộng sẽ là tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn, và doanh thu thuần là số tổng cộng đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Báo cáo bao gồm kết quả tính tốn của các tỷ lệ % như trên được gọi là báo cáo qui mô chung.
Báo cáo qui mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp. Chúng cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có qui mơ kinh doanh khác nhau trong cùng ngành.
* Phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Để có ích nhất, nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Các tỷ số là những hướng dẫn hoặc những phân tích có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính và các hoạt động của một doanh nghiệp và trong việc so sánh chúng với những kết quả của các năm trước hoặc các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Mục đích chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn. Nên sử dụng các tỷ số gắn với những hiểu biết chung về doanh nghiệp và mơi trường của nó. Các tỷ số có thể được trình bày theo nhiều cách. Ví dụ, một tỷ lệ giữa lợi nhuận 100.000 ngàn đồng so với doanh thu 1.000.000 ngàn đồng có thể được trình bày như sau (1) lợi nhuận là 1/10 hoặc 10% doanh thu, (2) tỷ lệ của doanh thu so với lợi nhuận là 10/1(10:1) hoặc 10 lần lợi nhuận, hoặc (3) cứ mỗi đồng doanh thu, doanh nghiệp có lợi nhuận là 0,1 đồng.