0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ôtô HàN ội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK Ô TÔ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ POT (Trang 27 -68 )

Trong những năm qua, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu. Tuy còn gặp nhiều khó khăn do ra đời trong thời gian tương đối ngắn và cũng do ảnh hưởng của nền kinh tế trong khu vực đã làm cho việc nhập khẩu của một số khách hàng có phần bị hạn chế nhưng công ty đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu để đi đến ổn định. Cụ thể kim ngạch nhập khẩu năm 2006 đạt 90,4 tỷ VND, năm 2007 đạt 132,5 tỷ VND đặc biệt kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 182 tỷ VND và năm 2009 đạt 228 tỷ VND. Số lượng xe nhập khẩu cũng tăng đáng kể qua; năm 2007 tăng 53,3% từ 300 chiếc lên tới 460 chiếc, năm 2008 số lượng ô tô nhập khẩu lên tới 600 chiếc tăng 30,4%, năm 2009 đạt 720 chiếc tăng lên 20% so với năm 2008.

Bảng 5 : Kim ngạch nhập khẩu của Công ty.

Đơn vị : triệu VND

Năm Số lượng ô tô NK ( chiếc ) % tăng trưởng qua các năm Kim ngạch NK % tăng trưởng qua các năm 2006 300 90400 2007 460 53,3 132500 46,7 2008 600 30,4 182000 37,4 2009 720 20 228000 25,3

Kim ngạch ô tô nhập khẩu tăng mạnh có nguyên nhân chính xuất phát từ nhu cầu ô tô của thị trường Việt Nam, cùng với chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu ô tô. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu ô tô trong nước, trên thế giới và tình hình nhập khẩu ô tô của Việt Nam.

Biểu đồ 2 : Kim ngạch NK của công ty qua các năm

0 50000 100000 150000 200000 250000 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch NK Kim ngạch NK 228000 182000 132500 90400

Biểu đồ cho thấy rõ tốc độ tăng về kim ngạch nhập khẩu ô tô của công ty. Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng 46,7% so với năm 2006. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng lên 37,4% so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng chậm lại, đến năm 2009 kim ngạch nhập khẩutăng lên 25,3% so với năm 2008. Điều đó chứng tỏ rằng công ty nỗ lực không ngừng đẩy mạnh nhập khẩu về số lượng mà cả về chất lượng thể hiện ở giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng lên qua các năm.

2.3.2.Cơ cấu theo giá, chất lượng, thị trường ô tô nhập khẩu của công ty.

2.3.2.1. Về cơ cấu :

Như đã đề cập ở trên, hoạt động nhập khẩu của công ty giữ vai trò chủ đạo. Trung bình hàng năm kim ngạch nhập khẩu ô tô chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Công ty nhập khẩu các mặt hàng như : thiết bị, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô… nhưng ô tô là mặt hàng mà công ty nhập khẩu thường xuyên và có kim ngạch cao nhất và tỷ trọng giá trị nhập khẩu của ô tô luôn được duy trì ổn định qua các năm khẳng định rằng ô tô vẫn là mặt hàng chủ chốt của công ty.

Tuy nhiên, trong số những mặt hàng được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật, cơ cấu nhập khẩu chính của công ty vẫn chủ yếu là ô tô có mức giá trung

bình. Cơ cấu nhập khẩu của công ty không có sự thay đổi. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công ty không ngừng thay đổi mẫu mã, chủng loại ô tô.

2.3.2.2. Về giá nhập khẩu :

Cũng như hầu hết các đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận thì việc xem xét và lựa chọn giá trước khi kí hợp đồng mua bán là rất cần thiết. Đặc biệt là hoạt động nhập khẩu, giá cả ở một số thị trường lớn đóng vai trò quyết định và là cơ sở để người mua chấp nhận giá từ phía chào hàng đưa ra. Đối với Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội cũng vậy. Sau khi nhận được đơn chào hàng của nước ngoài chào bán, cơ sở để tính giá nhập khẩu của công ty là giá ở một số thị trường ô tô lớn trên thế giới, hoặc có thể tham khảo giá của bạn hàng truyền thống hay giá trên các tạp chí, bản tin có uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, công ty không thể không tính đến giá đầu ra cho mặt hàng này nhằm đảm bảo thu lợi nhuận và làm ăn có hiệu quả. Để đi đến quyết định có chấp nhận giá của phía chào hàng đưa ra hay không, Công ty phải tính chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán ở thị trường trong nước, sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan có thu được lợi nhuận hay không và khoản lợi nhuận thu được này có được coi là hiệu quả kinh doanh hay không? Hiện nay, giá nhập khẩu và bán lại ô tô trên thị trường Việt Nam của công ty : tùy từng chủng loại mà công ty sẽ nhập khẩu và bán lại với mức giá khác nhau. Ví dụ : giá nhập khẩu của xe ô tô con 5 chỗ Toyota Camry LE 2.5 lít, mới 100%, một cầu, tay lái thuận, xăng không pha chì là 16900 USD/chiếc ; Cảng Hải Phòng, giá bán từ 45000 – 55000 USD/chiếc.

Ô tô mà công ty nhập khẩu đa dạng về giá cả, giá mà công ty đưa ra dao động trong khoảng 35000 – 55000 USD/chiếc, cũng có những chiếc có giá lên tới 100000 USD/chiếc hầu hết những ô tô này được nhập khẩu theo yêu cầu đặt trước của khách hàng.

Ngoài việc thụ động chờ phía chào hàng đưa ra đơn giá, sau đó so sánh và đưa ra có quyết định có chấp nhận giá đó hay không, công ty cũng đẩy mạnh công tác nghiên tác, tìm hiểu thị trường để chuyển mình sang thế chủ động tìm đến những thị trường mới có giá thấp và đảm bảo cung cấp ổnđịnh, lâu dài cho công ty.

2.3.2.3.Về chất lượng xe nhập khẩu :

Chất lượng là điều khoản quan trọng trong hợp đồng nhập khẩu. Nó cũng là yếu tố đóng vai trò quyết định đến giá cả của xe. Vì vậy, phải đề cập chi tiết, cụ thể về chất lượng và quy cách phẩm chất của hàng hóa để tránh xảy ra sự tranh chấp giữa người bán và người mua. Mỗi một mặt hàng có những quy định khác riêng về

tiêu chuẩn phẩm chất và ở mỗi nước lại có những quy định khác nhau về mặt hàng đó, đối với ô tô cũng vậy. Nhưng khi tham gia vào buôn bán ngoại thương thì phải sử dụng những tiêu chuẩn mang tính quốc tế.

Đối với việc nhập khẩu ô tô,Nhà nước ta đã có những văn bản pháp lý cụ thể quy định tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này. Nhờ những văn bản trên mà các doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu có thể dựa vào đó mà xem xét xem, xác định xem ô tô đó có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, và đạt đến mức độ nào. Không những vậy, nó còn là công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước trong việc quyết định cho phép nhập khẩu hay không, nếu cho phép nhập khẩu thì sẽ áp dụng mức thuế suất là bao nhiêu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động nhập khẩu ô tô.

Ngoài yếu tố cạnh tranh về giá, Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội coi chất lượng là yếu tố cạnh tranh với các hãng sản xuất ô tô trong nước – với phương châm “ chất lượng là uy tín “.Người tiêu dùng Việt Nam thường có ít thông tin về chất lượng sản phẩm, lại có tâm lý thích “hàng hiệu”, không lợi dụng điều đó để bán hàng giá cao mà không đảm bảo chất lượng vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua đạo đức kinh doanh, chất lượng ô tô do Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội nhập khẩu không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của Việt Nam theo quy định của pháp luật đối với mặt hàng ô tô mà còn phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Nắm bắt được đặc điểm thị trường trong nước, thị hiếu của người tiêu dùng, ô tô mà công ty nhập khẩu không những đảm bảo về chất lượng mà còn đa dạng về phong cách, phong phú mẫu mã, thời trang.

2.3.2.4 Về thị trường nhập khẩu :

Thị trường nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội. Một thị trường lớn, phong phú về số lượng cũng như mẫu mã sẽ tạo cơ hội cho công ty trong việc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu của mình một cách tối ưu nhất. Hoạt động nhập khẩu có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu. Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định vững chắc và lâu dài có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhập khẩu.

Ngay từ khi thành lập, công ty đã tìm đến và quan hệ với một số đối nhà cung cấp có uy tín lớn trên thế giới. Thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội bao gồm có : Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Italia, các nước ASEAN, Trung Quốc... Tuy nhiên chủ yếu vẫn là 3 thị trường chính : Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Ba khu vực thị trường này có những đặc điểm khác nhau về điều kiện sản xuất

và tập quán kinh doanh. Chính vì vậy mà tỷ trọng nhập khẩu của công ty trên mỗi khu vực thị trường là khác nhau. Nhìn chung 4 năm gần đây công ty có quan hệ tốt với rất nhiều thị trường trên thế giới, tuy chưa có gì thay đổi đáng kể và tỷ trọng giữa các thị trường này không đồng đều. Thị trường trọng điểm của công ty vẫn là thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bảng 6 : Kim ngạch nhập khẩu ô tô theo thị trường của công ty

Đơn vị : triệu VND Nhật Bản Hàn Quốc Mỹ Thị trường khác Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 2006 40350 44,63 30210 33,42 15310 16,94 4530 5,01 2007 60215 45,44 46650 35,21 16930 12,78 8705 6,57 2008 76860 42,23 66985 36,8 17850 9,81 20305 11,16 2009 91280 40,03 85730 37,6 23920 10,49 27070 11,88

Biểu đồ 3 : Kim ngạch NK ô tô theo thị trường của công ty 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2006 2007 2008 2009 Nhật Bản Hàn Quốc Mỹ Thị trường khác - Thị trường Nhật Bản :

Qua nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội những năm qua cho thấy rằng thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Nhật Bản. Đây là một cường quốc kinh tế trên thế giới có nền công nghiệp sản xuất ô tô lâu đời, họ áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật tiên tiến vào dây chuyển sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Đây là thị trường rất được khách hàng trên thế giới tin tưởng. Chất lượng ô tô cũng như các linh kiện phụ tùng ô tô của Nhật Bản đã được khẳng định từ rất lâu, nó đã đi sâu vào tiềm thức của khách hàng, và lựa chọn hàng đầu mỗi khi khách hàng có nhu cầu mua ô tô cũng như các sản phẩm điện tử. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà các rào cản thuế quan và phi thuế quan dần được dỡ bỏ thì thương hiệu là yếu tố có tính cạnh tranh cao. Nhật Bản đã trở thành thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Điều này giải thích một điều rằng : dù nền kinh tế có biến động thế nào thì vẫn có một lượng lớn khách hàng trung thành với các mặt hàng của Nhật Bản. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu của công ty từ thị trường này là 44,35 tỷ VND, chiếm 44,63% tổng giá trị nhập khẩu. Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu đạt 60,215 tỷ VND tăng lên 45,44%.

Nhưng đến năm 2008 kim ngạch nhập khẩu của công ty từ thị trường Nhật Bản có tăng lên 76,86 tỷ VND nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 42,23%. Tình trạng này tiếp tục kéo theo sang năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của công ty từ Nhật Bản tăng lên 91,28 tỷ VND nhưng tỷ trọng giảm còn 40,03%. Nguyên nhân là do những năm gần đây ngoài thị trường chính công ty mở rộng làm ăn với các thị trường khác như Anh, Đức... Đồng thời thị trường các nước ASEAN và thị trường các nước Trung Quốc, Đài Loan phát triển mạnh về cả chất lượng và số lượng với giá rẻ hơn thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, qua các năm thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường có tỷ trọng lớn nhất của công ty.

- Thị trường Hàn Quốc :

Đối với thị trường Hàn Quốc, đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Công ty ( sau Nhật Bản ). Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã chính thức nhập khẩu các loại ô tô của Hàn Quốc. Đây là thị trường cung cấp nguồn hàng với chất lượng tốt, giá cả hợp lý và mẫu mã thời trang, đây là những thế mạnh đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng. Điều này được thể hiện ở kim ngạch nhập khẩu của công ty từ thị trường Hàn Quốc đều tăng qua các năm, tỷ trọng nhập khẩu của công ty từ thị trường Hàn Quốc cũng tăng một cách đều đặn qua các năm. Cụ thể : năm 2006 đạt 30,21 tỷ VND chiếm 33,42% tổng giá trị nhập khẩu của công ty; năm 2007 đạt 46,65 tỷ VND chiếm 35,21%; năm 2008 đạt 66,985 tỷ VND chiếm 36,7%; năm 2009 đạt 85,73 tỷ VND chiếm 37,6%.

- Thị trường Mỹ :

Ngược lại với thị trường Hàn Quốc, thị trường Mỹ lại có diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của công ty từ Mỹ tăng lên một cách đều đặn : năm 2007 kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường này đạt 15,31 tỷ VND; năm 2007 đạt 16,93 tỷ VND; năm 2008 đạt 17,85 tỷ VND nhưng tỷ trọng giá trị nhập khẩu của công ty từ thị trường này lại giảm, đặc biệt năm 2008 chỉ chiếm 9,81%. Điều này có thể lý giải được. Cho đến nay ô tô Mỹ vẫn khẳng định vị trí số một xét về mọi mặt – “ những chiếc xe với giá mà không phải ai cũng có thể sở hữu “. Đối tượng khách hàng có nhu cầu về mặt hàng này rất ít. Năm 2008, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động với sự tăng giảm kỷ lục của các loại hàng hóa, hệ thống tài chính rơi vào khủng hoảng…mà nơi khởi nguồn là Mỹ. Việc nhập khẩu các mặt hàng từ thị trường Mỹ của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội gặp phải khó khăn, trong khi đó nhu cầu của khách hàng về ô tô Mỹ giảm đáng kể. Một điều đáng nói hơn nữa, năm 2009, tình hình nhập khẩu từ thị trường Mỹ không

những không xấu đi do hệ quả của năm 2008 mà còn có những tín hiệu khả quan hơn. Thể hiện cụ thể ở kết quả sau : kim ngạch nhập khẩu của công ty từ Mỹ năm 2009 tăng ở mức kỷ lục là 23,92 tỷ VND ( tăng hơn 6 tỷ VND so với năm 2008 ), chiếm 10,49% tổng giá trị nhập khẩu của công ty. Điều này cho thấy rằng nhu cầu về những chiếc xe “đẳng cấp” ở nước ta giảm xuống trong thời gian qua chỉ mang tính chất tạm thời, ngắn hạn, khi mà nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, số lượng những người “tỷ phú”giàu có ngày càng tăng thì nhu cầu những chiếc xe đắt giá cũng theo đó mà tăng lên.

- Để có cái nhìn trực quan hơn từ những phân tích trên để thấy rõ được sự thay đổi kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường mới trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty, chúng ta có thể xem hai hình vẽ kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường của công ty vào năm 2006, năm 2009 ( năm đầu và năm cuối của thời kỳ nghiên cứu, phân tích ) dưới đây :

Hình 1 : Kim ngạch NK của công ty theo thị trường năm 2006

Nhật Bản Hàn Quốc Mỹ Thị trường khác 44,63% 33,42% 5,01% 16,94%

Hình 2 : Kim ngạch NK của công ty theo thị trườngnăm 2009 Nhật Bản Hàn Quốc Mỹ Thị trường khác 40,03% 37,6% 11,88% 10,49%

Bên cạnh việc chú trọng giữ tăng trưởng ổn định trên các thị trường chủ đạo, công ty có biện pháp tích cực để tìm đến các thị trường mới. Hiện nay, công ty đang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK Ô TÔ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ POT (Trang 27 -68 )

×