Đường đi và chiều dài nhánh lên của ĐM mũ va

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 32 - 35)

Hình 2.7. Các đặc điểm của nhánh lên của động mạch mũ vai

Nguồn: (Bệnh nhân Hoang Thi My Tr., 59 tuổi, SBA: muvai04)

2.2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng

Gồm 32 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. * Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Những bệnh nhân có sẹo vùng cằm cổ kích thước rộng, khơng thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật tạo hình thơng thường như sử dụng các vạt tại chỗ, cắt khâu trực tiếp, giãn mô… Bệnh nhân đủ sức khoẻ có thể chịu đựng được phẫu thuật.

Vùng cho vạt (vạt lưng) còn da lành. * Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân có bệnh phối hợp, đặc biệt là các bệnh lý về hệ thống mạch máu.

Có những biểu hiện bất thường về vô cảm, không thể tiến hành vô cảm chuẩn bị cho phẫu thuật.

Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2.2.1. Thăm khám và đánh giá trước mổ Bao gồm các tiêu chí như sau:

Lý do vào viện: Nhằm xác định mức độ quan tâm của bệnh nhân về mặt chức năng hay thẩm

mỹ vùng cần phẫu thuật.

Tác nhân gây bỏng: Các tác nhân gây bỏng được xếp làm 06 nhóm (nhiệt khơ, nhiệt ướt,

Tiền sử bệnh lý: Xác định tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh lý có liên quan

đến hệ thống mạch máu nhỏ như tiểu đường, tăng huyết áp…

Thời gian sẹo bắt đầu co kéo gây hạn chế chức năng vùng cằm cổ: thời gian này được tính

từ khi khỏi bỏng đến khi sẹo bắt đầu gây co kéo vùng cằm cổ, thông qua khai thác thông tin trên bệnh nhân chia làm 03 nhóm: dưới 03 tháng, từ 03 đến 06 tháng và trên 06 tháng.

Thời gian từ khi bị bỏng đến khi phẫu thuật: Chúng tôi khai thác thời gian từ khi bị bỏng

đến khi phẫu thuật lần này, để từ đó có thể đánh giá khả năng lành sẹo và phục hồi vết thương sau phẫu thuật tốt không. Nếu thời gian bị bỏng đến phẫu thuật lần này sớm quá (trước 3 tháng) thường kết quả đạt được không tốt.

Các phương pháp phẫu thuật tạo hình sẹo đã được áp dụng trước đó: Chúng tơi khai thác

tiền sử các lần phẫu thuật trước, xem bệnh nhân đã phẫu thuật tạo hình sẹo lần nào trước đây chưa, phương pháp gì , kết quả ra sao? …để có thể dự kiến kế hoạch cho lần phẫu thuật này và dự đoán những khó khăn thuận lợi có thể gặp trong q trình phẫu thuật.

Hình 2.8. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt sẹo, ghép da dày toàn lớp Nguồn: (Bệnh nhân

Phạm Thị H., 47 tuổi, SBA: 0011-VB-4999)

Vị trí sẹo: sẹo nằm ở vùng cổ trước, cổ bên, trước bên hay toàn bộ vùng cổ.

Đánh giá tính chất sẹo: Sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo xơ. Sẹo có tính chất cứng chắc hay mềm

34

Hình 2.9. Sẹo lồi

Nguồn: (bệnh nhân: Hồng Thị L., 44 tuổi, SBA: 0005-VB-2515)

Hình 2.10. Sẹo phì đại

Nguồn: (bệnh nhân: La Thị H., 39 tuổi, SBA: 0008-VB-1260) Đặc điểm hình thái sẹo: sẹo mảng cứng chắc hay mềm mại, sẹo xơ…

Về màu sắc hoặc cảm giác của sẹo

Hình 2.11. Sẹo vùng cằm cổ sau bỏng gây co kéo miệng, mơi, mí dưới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 32 - 35)