Nguồn: theo Nguyễn Gia Tiến và cộng sự (2014) [2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 87 - 89)

Trong luận án tiến sĩ : “Nghiên cứu lâm sàng và điều trị sẹo di chứng bỏng vùng cằm cổ’’ của tác giả Trần Vân Anh (2005)., tác giả đã báo cáo 11 ca sử dụng vạt CCL đơn thuần để tạo hình sẹo bỏng vùng cằm cổ. Tác giả Hyakusoku H., năm 1994 cũng sử dụng vạt CCL đơn thuần và nhận thấy rằng, chiều rộng tối đa của vạt có thể đạt tới là 10cm [1], [71]. So

88

sánh kết quả này với kết quả sử dụng vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong nghiên cứu này, nhận thấy kết quả vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa gia tăng kích thước đáng kể. Trong đó, chiều dài tối đa của vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa có thể đạt đến 32 cm thì chiều dài tối đa vạt CCL đơn thuần chỉ là 26 cm, chiều rộng tối đa của vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa là 18 cm thì chiều rộng tối đa của vạt CCL đơn thuần chỉ là 13 cm, trong khi chiều rộng cuống vạt là gần như nhau (4-5 cm).

4.2.9.2. So sánh vạt chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa với vạt chẩm cổ lưng được áp dụng kỹ thuật giãn tổ chức

Thực tế kỹ thuật giãn tổ chức đã được áp dụng từ rất lâu nhằm mở rộng thêm chất liệu cho tạo hình. Thơng thường việc giãn tổ chức được thực hiện ở vùng mô lành cạnh tổn thương nhằm đảm bảo việc thực hiện được an toàn, chuyển vạt cũng dễ dàng hơn.

Năm 2014, tác giả Hassan S. và cộng sự giới thiệu một trường hợp sử dụng kỹ thuật giãn tổ chức để mở rộng kích thước của vạt CCL với cuống mạch chẩm của vạt được xác định bằng siêu âm Doppler, tác giả sử dụng kỹ thuật giãn tổ chức cho cả hai phía của cơ thể và đạt tới kích thước 20x15 cm. Rõ ràng kỹ thuật giãn tổ chức có tác dụng mở rộng đáng kể kích thước của vạt nhưng khơng thể so sánh với kỹ thuật nối mạch vi phẫu tại đầu xa [70]. Năm 2016, Eser C. và cộng sự công bố việc sử dụng vạt CCL mở rộng bằng kỹ thuật giãn mơ trong tạo hình vùng cằm cổ [72]. Tác giả áp dụng trong 8 bệnh nhân với chiều dài vạt đạt tối đa là 23cm, chiều rộng tối đa là 9 cm. Kích thước này khá hạn chế khi so sánh với kích thước vạt chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong nghiên cứu này.

4.2.9.3. So sánh vạt chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa với vạt chẩm cổ lưng có trì hỗn

* Về kích thước vạt:

Bảng 4.1. So sánh kích thước vạt chẩm cổ lưng có nối mạch đầu xa và vạt chẩm cổ lưng có

trì hỗn Các thơng số Loại vạt Vạt CCL có trì hỗn [3] Vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa Trung bình Tối đa Tối thiểu Trung Bình Tối đa Tối thiểu Chiều dài (cm) 23,60 36 19 26,63 32 18 Chiều rộng (cm) 10,90 15 7 13,48 18 9 Cuống vạt (cm) 4,60 6 4 4,80 5 4

Với vạt CCL có trì hỗn, tác giả Nguyễn Thanh Hải đã tiến hành kỹ thuật trì hỗn vạt 14 ngày, tạo được những vạt có kích thước lớn, với chiều dài vạt có thể lên tới 36 cm, chiều rộng vạt có thể đạt đến 15 cm, cuống vạt tối thiểu 4 cm. Kích thước vạt như vậy khá lớn song điểm hạn chế của nghiên cứu này là tác giả nghiên cứu mẫu thuận tiện với cỡ mẫu khá nhỏ (n=15) nên các số liệu này chưa thể mang tính đại diện [3].

Trong nghiên cứu này vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa chiều dài vạt có thể đạt đến 32 cm, chiều rộng vạt có thể đạt đến 18 cm, cuống vạt tối thiểu là 4 cm. Việc so sánh kích thước của vạt chỉ là tương đối, kích thước vạt lớn nhất có thể thiết kế được trên lý thuyết phụ thuộc vào kích thước thực tại vùng cổ vai của mỗi bệnh nhân. Ngồi ra, kích thước của các vạt nêu trong nghiên cứu cịn phụ thuộc chính vào kích thước địi hỏi của tổn khuyết. Tuy vậy, khi so sánh giá trị trung bình về chiều dài và chiều rộng của vạt của kỹ thuật nối vi phẫu tại đầu xa và kỹ thuật trì hỗn vạt, nghiên cứu nhận thấy rằng, sự khác biệt về kích thước này có ý nghĩa

thống kê (p<0,05). Điều này chứng tỏ kỹ thuật nối mạch vi phẫu tại đầu xa vẫn là kỹ thuật tối ưu nhất trong mở rộng kích thước vạt da.

* Về tình trạng sống của vạt:

Bảng 4.2. Tình trạng vạt sau khi xoay tạo hình vùng cằm cổ giữa vạt chẩm cổ lưng có nối

mạch vi phẫu tại đầu xa và vạt chẩm cổ lưng có trì hỗn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 87 - 89)