Kiến nghị 1: Các cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Nhà nước cần chủ động hơn nữa trong việc tháo dỡ các rào cản , tạo sân chi thực sự bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại.
Kiến nghị 2: Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng, trong đó quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ quyền lợi cho cả ngân hàng và cả người tiêu dùng. Đồng thời, tạo sự chủ động hơn nữa cho các ngân hàng, đặc biệt là trong giải quyết nợ quá hạn để các ngân hàng yên tâm hoạt động.
3.3.3. Kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh
Kiến nghị 1: Như chúng ta đã biết, tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nếu rủi ro xảy ra các ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, mất uy tín, thậm chí là giải thể, phá sản. Thực tế đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải là người trung thực, có kinh nghiệm, làm việc có nguyên tắc và xử ký tình huống linh hoạt. Tuy nhiên, tại phòng kinh doanh- dịch vụ của DHBank chi nhánh Hà Nội trực tiếp quản lý các khoản cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình lại đang trong tình trạng thiếu hụt và biến động lớn về nhân sự. Số cán bộ của phòng luôn trong tình trạng chỉ đạt 3/4 so với yêu cầu trong khi các kế hoạch và chỉ tiêu từ đầu năm là trong điều kiện đủ định biên về nhân sự.
Kiến nghị 2: Cần có sự phối hợp hiệu quả và đồng bộ hơn nữa giữa các phòng ban trong nội bộ ngân hàng vì qua thực tiễn hoạt động cho thấy các nhân viên trong các phòng ban của HDBank còn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của nhau trừ trường hợp có việc cần đến, do đó vẫn tồn tại tư tưởng cục bộ trong ngân hàng làm hiệu quả chung bị giảm sút .
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, được sự trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi từ các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước, trong thời gian qua ngành ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể, số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ không ngừng tăng lên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Mức sống và thu nhập của người dân hiện nay đã tăng mạnh, song phần lớn vẫn chưa đáp ứng được tất cả các nhu cầu phong phú, đa dạng về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Nhận thức được vấn đề đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, từng bước tháo gỡ khó khăn, vươn lên khẳng định mình thực sự là một ngân hàng năng động và nhạy bén. Kết quả là doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng qua các năm và ngân hàng đã tạo dựng được hình ảnh, uy tín và chỗ đứng vững chắc trong dân cư.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã gặt hái được, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như tình hình bất ổn về chính trị trong khu vực và trên thế giới, sự cạnh tranh ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo ngân hàng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng… đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Nếu khắc phục được những vướng mắc này, chắc chắn Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường phát triển của mình.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU... 1 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ... 3 1.1. Ngân hàng Thương mại và các loại hình cho vay của Ngân hàng Thương mại ... 3
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại ... 3
1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng ... 4
1.1.2.1. Tín dụng là gì ... 4
1.1.2.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng ... 5
1.2. Lý luận tổng quan về cho vay tiêu dùng ... 6
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng ... 6
1.2.2. Đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng ... 7
1.2.3. Khái niệm cho vay tiêu dùng ... 8
1.2.3.1. Khái niệm ... 8
1.2.3.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng ... 9
1.2..3..3. Phân loại cho vay tiêu dùng ... 10
1.2.4. Sự khác nhau của cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh của ngân hàng thương mại ... 14
1.2.5. Vai trò tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ... 16
1.2.5.1. Đối với người tiêu dùng ... 16
1.2.5.2. Đối với người sản xuất. ... 16
1.2.5.3. Đối với ngân hàng thưng mại ... 17
1.2.5.4. Đối với nền kinh tế ... 18
1.2.6. Các nhân tố nh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thưng mại ... 19
1.2.6.1. Các nhân tố vĩ mô. ... 19
1.2.6.2. Các nhân tố vi mô. ... 20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH ... 24
2.1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà TP HCM (HDBank) ... 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ... 24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ... 26
2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp ... 27
2.1.3.1. Các khoản tiền gửi cho dân cư ... 27
2.1.3.2. Tín dụng dành cho cá nhân ... 28
2.1.3.4. Các sản phẩm tiền gửi dành cho doanh nghiệp ... 29
2.1.3.5. Tín dụng doanh nghiệp ... 30
2.1.3.6. Dịch vụ ngân hàng trọn gói... 30
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính đạt được trong nhưng năm qua ... 31
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh 32 2.2.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay ... 32
2.2.2. Những văn bản pháp luật quy định hoạt động cho vay tiêu dùng ... 33
2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP HCM ... 36
2.2.3.1. Quy trình cho vay tiêu dùng ... 36
2.2.4. Đánh giá quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh ... 39
2.2.4.1. Quy mô cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh ... 39
2.2.4.2. Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại HDBank... 41
2.3.4: Đánh giá hoạt cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Phát triên nhà TP Hồ Chí Minh ... 44
2.3.4.1. Doanh thu ... 44
2.3.4.2. Chi phí ... 45
2.3.4.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng ... 45
2.3.5: Nhưng thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ chí Minh ... 46
3.5.1: Những thuận lợi ... 46
2.3.5.2: Những khó khăn ... 48
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠi NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠi CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP HỒ CHÍ MINH ... 52
3.1. Mục tiêu và chiến lược trong thời gian tới của Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh ... 5 2
3.1.1. Mục tiêu tổng thể ... 52
3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh ... 54
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh ... 55
3.2.1. Đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian tới ... 55
3.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh ... 57
3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng ... 60
3.2.4. Xây dựng chiến lược marketing đồng bộ ... 62
3.2.4.1. Phát triển thêm nhiều sn phẩm mới ... 62
3.2.4.2. Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt ... 63
3.2.4.3. Mở thêm nhiều điểm giao dịch mới ... 64
3.2.4.4. Xúc tiến qung cáo và quan hệ đại chúng ... 64
3.3.5. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. ... 66
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ... 66
3.3.Một số kiến nghị ... 67
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước ... 68
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước... 69
3.3.3. Kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng thưng mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh ... 70
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết thường niên năm 2004 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Tp Hồ Chí Minh
2. Báo cáo tổng kết thường niên năm 2005 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Tp Hồ Chí Minh
3. Báo cáo tổng kết năm 2006 – Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Tp Hồ Chí Minh
4. Tạp chí Ngân hàng – Số 15 – Tháng 4 năm 2006
5. Giáo trình Marketing Ngân hàng– TS Nguyễn Thị Minh Hiền – NXB Thống Kê năm 2003.
6. Website
- http://www.hdb.com.vn - http://www.sbv.gov.vn - http://www.gso.gov.vn