Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh pptx (Trang 30 - 60)

2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng

Hiện nay, HDBank chưa thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo nên quy trình cho vay tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở các khoản cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp:

a. Đối tượng vay vốn

Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. b. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng

- Mục đích sử dụng vốn vay.

- Người sử dụng vốn vay là “người như thế nào”: có kinh nghiệm hoặc có biết sử dụng vốn vay hay không?

- Số tiền cần vay, đồng cần vay. - Nguồn trả nợ, đồng trả nợ. - Phương thức đảm bảo tiền vay.

Nếu khách hàng thuộc đối tượng được phép vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, biện pháp bảo đảm nợ vay phù hợp với quy chế tín dụng và quy chế đảm bảo tiền vay của HDBank, người phụ trách bộ phận tín dụng sẽ giao cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn.

c. Hồ sơ vay vốn - Đơn xin vay.

- Hồ sơ về tư cách khách hàng: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu.... - Các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính: nghề nhiệp, thu nhập… - Giải trình về phương án sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ.

- Các hồ sơ về tài sản đảm bảo.

* Đối với các khách hàng đã có quan hệ vay vốn, hồ sơ gồm có: - Đơn xin vay.

- Giải trình về phương án sử dụng tiền vay.

- Cập nhật thông tin về tư cách khách hàng, tình hình tài chính. - Các hồ sơ về tài sản đảm bảo bổ sung.

Ngoài các hồ sơ bắt buộc nói trên, đối với mỗi khách hàng cụ thể thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng bổ sung thêm các hồ sơ khác để đảm bảo HDBank có được thông tin đầy đủ, toàn diện:

- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo để khách hàng hiểu được nội dung các loại hồ sơ phải lập nhưng không được phép lập hồ sơ thay khách hàng.

- Khi nhận được hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi, cán bộ tín dụng có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và chân thực của hồ sơ. Nếu xét thấy khách hàng không có đủ khả năng vay vốn thì phải trả lại hồ sơ và thông báo cho khách hàng biết.

d. Trình tự tín dụng

1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ khác có liên quan đến nhu cầu khách hàng tại HDBank.

2. Phân tích tín dụng: Cán bộ tín dụng phải thu thập thêm thông tin có liên quan đến hoạt động của khách hàng, tính toán các chỉ tiêu tài chính cần phân tích, đánh giá khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng, đề xuất các biện pháp áp dụng cho khách hàng. Sau đó, cán bộ phòng quản lý tín dụng phải tái thẩm định và cho ý kiến đề xuất đối với khoản vay.

3. Xét duyệt: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng tín dụng xét duyệt khoản vay của khách hàng, đối với trường hợp cần có ý kiến của Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng hội sở thì phải thông qua để xin ý kiến.

4. Giải ngân cho khách hàng: Cán bộ quan hệ khách hàng thông báo các điều kiện hội sở đưa ra cho khách hàng và bổ sung đầy đủ các hồ sơ để cho giải ngân.

5. Theo dõi và thu hồi nợ vay:

- Theo dõi diễn biến hoạt động của khách hàng để phát hiện các dấu hiệu bất thường. - Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, khai thác cơ hội kinh doanh mới với khách hàng. - Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hồi nợ vay của khách hàng.

* Hiện nay, HDBank có một số quy định liên quan đến khoản vay như sau: - Mức cho vay:

+ Phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của người vay, nhưng không quá 70% giá trị tài sản thế chấp đối với vay ngắn hạn, không quá 50% giá trị tài sản thế chấp đối với vay trung hạ, không quá 30% giá trị tài sản thế chấp đối với vay dài hạn.

+ Tối đa cho vay đối với một khách hàng 75 tỷ đồng (=15%*500 tỷ vnđ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời hạn vay: Tuỳ thuộc nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng có quy định thời hạn cho vay tối đa đối ví một số sản phẩm như: cho vay ô tô tối đa 36 tháng, cho vay nhà mới tối đa 10 năm, cho vay du học tối đa 5 năm.

- Lãi suất cho vay: áp dụng biểu lãi suất cho vay trả góp trong từng thời kỳ.

2.2.2. Rủi ro cho vay tiêu dùng

Do lợi nhuận đem lại từ hoạt động cho vay tiêu dùng lớn nên nó cũng chứa đựng nguy cơ xảy ra rủi ro cao. So với hoạt động tài trợ cho sản xuất- kinh doanh, hoạt động cho vay tiêu dùng chứa đựng rủi ro cao hơn trên cả hai góc độ: rủi ro khách quan từ suy thoái kinh tế, mất mùa, thất nghiệp, bệnh tật…và rủi ro chủ quan như tình hình sức khoẻ, việc làm, khả năng tài chính hoặc do bản thân ý thức của khách hàng. Khi rủi ro phát sinh sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng do đó làm thu nhập của ngân hàng giảm.

Nắm bắt được hạn chế đó, trong thời gian qua Ngân hàng thưng mại cổ phần Phát triển nhà đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng như theo dõi, dự đoán biến động về giá cả, lưu thông hàng hoá, những thay đổi trong chủ trương, đường lối của Nhà nước, đồng thời có các biện pháp xử lý hiệu quả đối với các khoản nợ khó đòi, nên hầu hết những khoản nợ quá hạn của ngân hàng trong những năm trước đã được thu hồi gần hết trong năm 2006, hiện nay chỉ còn một vài món nợ nhỏ mới bị chuyển sang nợ quá hạn do một số nguyên nhân khách quan tác động đến khách hàng, đang được các cán bộ tín dụng theo dõi, đốc thúc thường xuyên kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ các đối tượng này để họ vượt qua khó khăn, tạo ra nguồn trả nợ cho ngân hàng.

2.2.3. Hoạt động marketing của hoạt động cho vay tiêu dùng

Với chủ trương: giữ vững số lượng khách hàng quen, tiếp tục thu hút các khách hàng mới, trong thời gian qua, HDBank đã chú trọng đến các hoạt động tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm mới trên đài, báo, tivi và các phương tiện truyền thông khác, đồng thời tích cực mở rộng các cuộc hội thảo, chuyên đề, các hoạt động tài trợ để quảng bá cho sản phẩm của

mình. Đối với các hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, HDBank chủ yếu tập trung quảng bá các sản phẩm của mình trên thị trường phía nam, điều đó xuất phát từ lịch sử hình thành của ngân hàng do đã hoạt động trên địa bàn này trong một thời gian dài, thương hiêu ngân hàng nhà đã được người tiêu dùng phía nam chấp nhận. Với định hướng thu hút khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình và các thể nhân, các hoạt động thu hút khách hàng của HDBank chủ yếu dụa trên tinh thần, thái độ phục vụ của HDBank, nhận thức được điều đó HDBank đã phát động năm “Văn hóa HDBank”. Bên cạnh đó các hoạt động quảng bá các sản phẩm vay tiêu dùng của HDBank cũng ngày được chú trọng và phát triển.

* So với các đối thủ cạnh tranh, HDBank có các thế mạnh sau:

- Là một trong số ít các ngân hàng hoạt động có hiệu quả xét theo tỷ lệ doanh thu / vốn điều lệ

- Có Hội đồng quản trị và ban điều hành có tầm nhìn, thống nhất và có năng lực, có chiến lược phát triển rõ ràng.

- Có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động.

- Chất lượng dịch vụ khá hơn các ngân hàng quốc doanh (chưa vượt trội hẳn so với các ngân hàng cổ phần).

- Có mạng lưới hoạt động tại các trung tâm kinh tế đô thị lớn. - Đã có uy tín trong một chừng mực nhất định về tinh thần phục vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh các thế mạnh đã tạo dựng được, HDBank cũng khá nhiều điểm yếu mà khó có thể khắc phục được trong một thời gian ngắn:

- Quy mô vốn còn khá nhỏ (so với ACB, Techcombank, Quân đội…)

- Chi phí vốn tư bản cao xuất phát từ cơ cấu vốn huy động dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận thấp so với các đối thủ cạnh tranh.

- Thiếu cán bộ có chuyên môn cao và có kinh nghiệm.

- Do tình hình thị trường nên buộc phải nhằm vào một thị phần có tiềm ẩn rủi ro cao. - Bị vào thế yếu so với các ngân hàng quốc doanh do chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các ngân hàng này.

Trên cơ sở phân tích các đối thủ cạnh tranh về lợi thế, về những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà các ngân hàng này cung cấp, kết hợp với việc đánh giá các thế mạnh và

điểm yếu, hội sở xác định: Thị trường đích của HDBank là các cá nhân đô thị bởi vì HDBank là một ngân hàng đô thị nên chỉ tập trung vào các đô thị lớn và các vùng phụ cận. Trong các khách hàng đô thị, hội sở chỉ tập trung cho vay đối với các cá nhân có thu nhập vừa và cao vì chỉ có số này là có nhu cầu mạnh đối với dịch vụ ngân hàng và thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt.

Sự lựa chọn này của hội sở HDBank được đưa ra dựa trên các phân tích sau: Các ngân hàng thương mại quốc doanh tuy có khả năng cạnh tranh mạnh về lãi suất song chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các cá nhân có thu nhập cao. Các ngân hàng nước ngoài chỉ tập trung vào các cộng đồng người nước ngoài nên sao lãng đối với các đối tượng khác. Các ngân hàng cổ phần khác đều đã chọn được thị phần cho mình song hầu hết đều cho vay với tất cả đối tượng người tiêu dùng mà không tập trung vào một đối tượng cụ thể nên chuyên môn hoá chưa sâu. Chính vì những lý do trên cộng với hệ thống dịch vụ tốt, đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình và cơ sở vật chất khá hiện đại, HDBank cần tập trung vào phân đoạn thị trường gồm các cá nhân có thu nhập vừa và cao tại các đô thị lớn và các vùng phụ cận.

2.2.4. Đội ngũ thực hiện cho vay tiêu dùng

Hiện nay hoạt động cho vay tiêu dùng của HDBank, được thực hiện dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của các phòng ban: từ chủ trương của ban lãng đạo HDBank tới bộ phận thu hút khách hàng, bộ phân phát triển sản phẩm và trực tiếp thực hiện là phòng kinh doanh và dịch vụ của HDBank. Do quy mô của HDBank trong những năm vừa qua còn nhiều hạn chế mà quan trọng nhất là quy mô vốn còn nhỏ nên các hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và các hoạt động tin dụng nói chung còn hoạt động không đúng với tiềm năng vốn có của mình. Do HDBank chưa có phòng dịch vụ bán lẻ nên phòng Kinh doanh và Dịch vụ là nơi thực hiện trực tiếp các khoản vay tiêu dùng. Với một đội ngũ cán bộ tín dụng dược đào tạo qua đại học và trên đại học HDBank tin tưởng đó chính là cơ sở cho sự phát triển của các hoạt động tín dụng mà trực tiếp là hoạt động cho vay tiêu dùng.

2.2.5. Kết quả của hoạt động cho vay tiêu dùng tại HDBank

2.2.5.1.Quy mô cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển nhà Tp Hồ Chí Minh

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên thì quy mô vay tiêu dùng tại các ngân hàng cũng tăng. Tại HDBank, trong vài năm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cả về số lượng các khoản vay và quy mô mỗi khoản vay. Cụ thể như sau:

Bảng 6: Kết quả cho vay tiêu dùng tại HDBank

Đơn vị: Tỷ đông

Chỉ tiêu Doanh số Doanh số dư nợ Dư nợ

Năm Cho vay tiêu dùng Cho vay Tỷ Trọng (%) Cho vay tiêu dùng Cho vay Tỷ Trọng (%) Cho vay tiêu dùng Cho vay Tỷ Trọng (%) 2004 27.139 652.373 4.16 17.069 431.05 3.96 13.34 221.323 6.03 2005 57.448 965.521 5.95 36.811 710.631 5.18 33.977 476.213 7.13 2006 144.224 1669.258 8.64 101.189 1326.201 7.63 77.012 819.27 9.40

( Nguồn: Báo cáo tài chính của HDBank năm 2006)

Trong năm 2004, do cơ cấu nguồn vốn còn hạn chế vì vậy mà quy mô các khoản cho vay tiêu dùng nhỏ và số lượng các khoản vay tiêu dùng ít. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2004 là 27.139 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4.16% so với tổng doanh số cho vay, dư nợ của khoản vay tiêu dùng là 13.34 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6.03% so với tổng dư nợ.

Đến năm 2005, cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế - xã hội và nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng lên làm tăng nhanh doanh thu của vay tiêu dùng một cách đáng kể: Doanh số cho vay năm 2005 là 57.448 tỷ đồng, tăng 2,117 lần so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 5.95% so với tổng doanh số cho vay, dư nợ năm 2005 là 33.977 tỷ đồng tăng 2.55 lần và chiếm tỷ trọng 7.13% so với tổng dư nợ toàn hội sở.

Bước sang năm 2006, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc HDBank đã thông qua các quyết định về việc triển khai nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mới, với lãi suất hấp dẫn kèm theo một số ưu đãi nhất định đối với những khách hàng quen, có uy tín đối với ngân hàng và vay với khối lượng lớn, nên tiếp tục thu hút được thêm nhiều khách hàng mới đồng thời tăng được quy mô các khoản vay của các khách hàng cũ: Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2006 là 144.224 tỷ đồng, tăng 2.51 lần so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 8.64% so với tổng doanh số cho vay của hội sở, dư nợ năm 2005 là 77.012 tỷ đồng , tăng 2,67 lần so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 9.40% so với tổng dư nợ toàn hệ thống.

Mặc dù, doanh số cho vay tiêu dùng trong thời gian qua của hội sở tăng nhanh song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng doanh số cho vay. Vì vậy, trong thời gian tới ban lãnh đạo hội sở cần đưa ra chiến lược cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

2.2.5.2. Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại Ngân hàng Phát triển nhà Tp Hồ Chí Minh

Bảng 7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại HDBank năm 2005

Bảng 8: Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại HDBank năm 2006

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2006)

Nhìn trên các biểu đồ có thể thấy trong thời gian gần đây, cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của HDBank đã dần hợp lý. Nếu như trước đây, cho vay đối với hoạt động mua nhà, xây nhà, sửa nhà chiếm tỷ trọng lớn thì hiện nay đã giảm xuống. Tuy nhiên, về con số tuyệt đối thì cho vay “Nhà mới” vẫn tăng, nguyên nhân là do các đợt sốt đất tại các thành phố lớn dẫn đến việc dân chúng ồ ạt đến các ngân hàng vay tiền để mua đất làm nhà, đồng thời việc quy hoạch lại thành phố làm nhiều đoạn đường được mở ra khiến nhiều người dân tìm đến ngân hàng vay tiền để xây nhà trên các mặt đường vừa để ở, vừa để kinh doanh, mà đất tại các khu vực này khá đắt nên quy mô các khoản vay lớn. Bên cạnh đó, trong nhưng năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh pptx (Trang 30 - 60)