Cơ cấu măt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 25 - 85)

Việt Nam hiện đang thuộc tốp 6 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra các thị trường tăng khá mạnh qua mỗi năm. Cùng với sự gia tăng về khối lượng là sự đa dạng về chủng loại mặt hàng, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng phong phú đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Các sản phẩm như Tôm, cá Tra, cá Ngừ, hàng khô, Mực, Bạch Tuộc, Nhuyễn thể…đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam theo mặt hàng (đơn vị: triệu USD)

Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá %

Tôm 1460 43,8 1508 40 1620 36 1670 39,4 2106 41,9 Cá Tra, Basa 730 23,07 979,03 25,97 1453,3 30,6 1342,9 31,6 1440 28,4 Cá Ngừ 117,6 3,5 150,4 4,01 188 3,95 181 4,23 293 5,8 Mặt hàng khác 989,4 29,63 1125,5 30,02 1488,7 29,5 1057 24,7 1140 23,9 Tổng 3348,3 100 3762,6 100 4509 100 4250 100 5033 100 (Nguồn VASEP) 2.1.2.1. Mặt hàng Tôm:

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam trong nhiều năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu Tôm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (trung bình khoảng 40%). Tính tới năm 2010 xuất khẩu Tôm của Việt Nam tăng gấp 1,5 lần về khối lượng và giá trị, từ mức 158,117 nghìn tấn, trị giá 1406 triệu USD năm 2006 lên 241 nghìn tấn và trị giá 2106 triệu USD (năm 2010).

Biểu đồ 2.2: Khối lượng và giá trị xuất khẩu Tôm 2006-2010

Theo biểu đồ ta thấy giá trị và khối lượng xuất khẩu Tôm đông lạnh của Việt Nam tăng đều qua mỗi năm. Lượng Tôm xuất khẩu của Việt Nam thường tăng mạnh từ tháng 6 đến tháng 11 và giảm vào những tháng đầu năm. Theo số liệu thống kê của Vasep, xuất khẩu Tôm đông lạnh của Việt Nam năm2007 đạt 160,5 nghìn tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1508 triệu USD, giảm 0,68% về lượng và tăng 2% về trị giá so với năm 2006. So với những năm trước, xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2007 tương đối ổn định, dù lượng xuất khẩu có giảm nhẹ nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng, đó là do công tác kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu đã được thực hiện khá tốt, các biện pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh dịch của Tôm đã được các cơ quan chức năng phổ biến rộng đến từng hội nuôi trồng Tôm, nên nguồn Tôm nguyên liệu năm này luôn ở mức cao, chất lượng Tôm được nâng cao đã đẩy giá xuất khẩu tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu mới đạt mức tăng trưởng dương. Tới năm 2008 ngành Tôm Việt Nam dù gặp phải nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên liêụ, vốn và chi phí sản xuất, nhưng các DN Tôm Việt Nam vẫn nỗ lực cố gắng đưa kim ngạch xuất khẩu vượt mục tiêu trên 1500 triệu USD, đạt 1620 triệu USD. Năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, song mặt hàng Tôm vẫn bứt phá và đạt được kim ngạch xuất khẩu khá cao, Tôm là mặt hàng hiếm hoi đạt được mức tăng cả về kim ngạch và giá trị trong xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu Tôm đạt gần 210 nghìn tấn với kim ngạch đạt trên 1670 triệu USD, tăng 9,4% về khối lượng và 3% về giá trị so với năm 2008. Trong số 4 mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm Tôm, cá Tra, cá Ngừ và nhuyễn thể chân đầu thì Tôm là mặt hàng duy nhất tăng trưởng trong năm 2009 giông bão vừa qua. Tới năm 2010, ngành Tôm Việt Nam gặp phải khó khăn do sự cố Trifluralin gây ra. Dư lượng kháng sinh Trifluralin quá nhiều đã khiến cho nhiều lô hàng Tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh cáo. Nhưng bằng sự nhanh nhạy của các DN và sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước xuất khẩu Tôm sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng tốt từ 2,5% - 53,8%, với sản lượng xuất khẩu cả nước đạt hơn 240 nghìn tấn, đạt giá trị 2106 triệu USD tăng 13,4% về khối lượng và 214,1% về giá trị so với năm 2009. Lần đầu tiên xuất khẩu Tôm của Việt Nam vượt con số trên 2 tỷ USD. Điều đó cho thấy sản phẩm Tôm Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thịtrường quốc tế. Có thể lý giải sự thành công của ngành

Tôm Việt Nam năm này là do sự tham gia của Tôm chân trắng với lượng xuất khẩu đạt 61 nghìn tấn trị giá gần 410 triệu USD, mặt hàng Tôm chân trắng đang được ưa chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới. Cùng với Tôm chân trắng phải kể tới vai trò quan trọng của Tôm sú, đối tượng chủ lực quyết định thắng lợi của ngành Tôm Việt Nam. Bên cạnh đó phải kể tới sự nỗ lực cố gắng của các DN xuất khẩu Tôm trong việc đa dạng hóa thịtrường và sản phẩm xuất khẩu. Để giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2011, lãnh đạo ngành thủy sản khuyến cáo các địa phương cần tạo động lực để tăng trưởng sản lượng, đặc biệt là Tôm chân trắng, một mặt góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu, ổn định giá nguyên liệu, chủđộng hơn trong các cuộc xúc tiến hợp đồng; đồng thời, tăng cường liên kết giữa người nuôi và nhà máy chế biến, xuất phát từ thực tếđặt ra trước các vấn đềhàng đầu về chất lượng, mong muốn và lợi ích của các bên.

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu Tôm của Việt Nam sang các thị trường chính 2006-2010 (đơn vị: triệu USD)

Thịtrường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nhật 581,111 492,201 498,914 443,665 581,027 Mỹ 422,908 481,693 467,279 395,419 551,120 Eu 154,254 158,272 234,231 281,466 342,550 TQ và HK 34,512 38,790 48,920 95,035 144,423 Hàn Quốc 37,551 81,710 84,997 107,290 128,079 Asean 22,056 35,709 26,997 23,194 31,154 Đài Loan 39,376 54,146 65,684 60,146 62,345 ÔxTraylia 76,705 60,367 70,615 71,863 85,652 Các TT khác 91,527 105,112 122,363 191,922 179,65 Tổng 1460 1508 1620 1670 2106

Về thịtrường xuất khẩu thì tới năm 2010 có 92 thị trường nhập khẩu Tôm của Việt Nam, tăng gấp đôi so với năm 2007 là 46 thị trường. Nhật Bản luôn là thịtrường nhập khẩu Tôm lớn nhất của Việt Nam, giá trị nhập khẩu trung bình Tôm của Việt Nam năm 2006-2010 là 519,388 triệu USD, đứng thứ 2 là Mỹ với giá trị nhập khẩu

trung bình giai đoạn này là 463,683 triệu USD. EU đứng vị trí số 3, với kim ngạch nhập khẩu trung bình 234,156 triệu USD, tiếp đến là Trung Quốc và Hồng Kông với giá trị trung bình 72,336 triệu USD, Hàn Quốc với 87,9254 triệu USD...điểm nổi bật trong giai đoạn này là năm 2009 xuất khẩu Tôm của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm do suy thoái kinh tế dẫn tới nhu cầu tiêu dùng giảm, duy nhất có thịtrường EU, Hàn Quốc, ÔxTraylia, Trung Quốc và Hông Kông là tăng trưởng trong năm này. Sự sụt giảm mạnh nhất trong năm 2009 phải kể tới Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu Tôm sang Mỹđạt trên 395 triệu USD, giảm 15,4% so với năm 2008, dẫn tới thị phần xuất khẩu sang thịtrường này giảm từ28,7% năm 2008 xuống còn 23,6%. Mỹ là nước khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 nhưng nhập khẩu Tôm Việt Nam vào Mỹ chỉ thật sự giảm sâu kể từ tháng 8/2009, thị trường Nhật Bản cũng giảm đáng kể với mức giảm là 11,07% so với năm 2008. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu Tôm Việt Nam tăng ở hầu hết các thịtrường (trừ Canada) so với năm 2009, Nhật Bản tăng 15% khẳng định là thị trường nhập khẩu Tôm số 1 của Việt Nam với thị phần chiếm 27,6%, Mỹ tăng 40% chiếm 26,2%, EU tăng 18% chiếm 16,3%, Trung Quốc tăng 54% chiếm 6,9%. Sựtăng trưởng mạnh của mặt hàng Tôm năm 2010 cho thấy sức cạnh Tranh của Tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế ngày càng tăng cao.

Biểu đồ 2.3: Thịtrường xuất khẩu Tôm của Việt Nam năm 2010

Giá xuất khẩu trung bình Tôm đông lạnh của Việt Nam ở mức cao trong 10 năm lại đây, trong giai đoạn 2006-2010 giá Tôm trung bình có nhiều biến động, mà nguyên nhân là do biến động giá Tôm nguyên liệu gây lên.

Biểu đồ 2.4: Giá Tôm xuất khẩu trung bình 12/2007-12/2010

(Nguồn Vasep)

Giá Tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn ở mức cao nhất và tăng mạnh trong những năm gần đây từ 10USD/kg -10,81USD/kg, giá Tôm xuất sang thị trường EU ở mức thấp từ 6,92USD/kg – 7,79USD/kg. Năm 2007 giá xuất khẩu trung bình Tôm đông lạnh của Việt Nam đạt 9,6USD/kg, tăng 0,45USD/kg so với năm 2006. Tuy nhiên năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của khủng khoảng nên giá xuất khâu Tôm giảm lần lượt là 13,3% và 1,5%. Năm 2010 giá Tôm xuất khẩu trung bình của Việt Nam tăng ở các thị trường và đạt khoảng 8,7 USD/kg (tăng 8,8% so với 2009)

Năm 2011 được đánh giá là năm đầy triển vọng với ngành Tôm Việt Nam, ngay từ những tháng đầu năm 2011 xuất khẩu Tôm của nước ta đã đạt tốc độtăng trưởng cao về cả khối lượng, giá trị, và giá xuất khẩu trung bình. Theo thống kê của tổng cục hải quan 2 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu Tôm đạt 19,36 nghìn tấn vởi trị giá gần 178,3 triệu USD tăng lần lượt 9,7% và 24,3% so với cùng kỳnăm 2010, giá xuất khẩu trung bình Tôm sang các thị trường đều tăng mạnh. Đây được coi là màn mởđầu ấn tựơng nhất từnăm 2007.

2.1.2.2 Nhóm mặt hàng cá

- Mặt hàng cá basa, cá Tra: Cá Tra, Basa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ 2 của thủy sản Việt Nam sau Tôm, đóng góp trung bình 28% giá trị xuất khẩu vào tổng kim

ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Cá Tra, Basa là mặt hàng có lợi thế so sánh lớn trong các mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Biểu đồ 2.5. Xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam năm 2006-2010

(Nguồn VASEP)

Sau 4 năm gia nhập WTO kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam đã tăng gấp 2 lần từ 736,872 triệu USD năm 2006 lên tới 1427,494 triệu USDnăm 2010, khối lượng cá Tra, Basa xuất khẩu cũng tăng mạnh gấp 2,3 lần từ 286,6 nghìn tấn năm 2006 lên tới 659 nghìn tấn năm 2010. Tuy nhiên mặt hàng cá Tra, Basa trong giai đoạn này lại gặp phải nhiều khó khăn nhất, tình trạng sản xuất và tiêu thụ còn nhiều bất cập gây ra hiện tượng xuất khẩu cá Tra, Basa không hoàn thành đựợc mục tiêu như đã dự báo.

Trước hết là năm 2007 lượng cá Tra, Basa xuất khẩu của Việt Nam đạt 383,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 974,12 triệu USD, tăng 31% vềlượng và 26,07% về giá trị so với năm 2006, dù kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa tăng cao nhưng con số này vẫn thấp hơn 26 triệu USD so với dự báo 1 tỷ USD. Nguyên nhân chính làm cho xuất khẩu cá Tra, Basa không hoàn thành đựơc mục tiêu là do thị trường Nga- một thị trường nhập khẩu cá Tra, Basa lớn của nước ta đã siết chặt rào cản về chất lượng (VSATTP), khiến nhiều lô hàng của ta xuất khẩu sang thịtrường này bị hủy, làm ảnh hưởng tới tốc độ xuất khẩu mặt hàng này tới Nga trong năm 2007, một nguyên nhân nữa là các DN xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chưa đáp ứng được đồng bộ chất lượng cho các thị trường lớn nên khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này không cao như dựđoán. Tới năm 2008, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, ngay từđầu năm Nga đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu các lô hàng thủy sản của Việt Nam cho các DN, mặt khác cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 được coi là cơ hội tốt cho cá Tra Việt Nam bứt phá. Với lý do là sản

phẩm cá Tra, Basa phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng hơn, thay thế các loại thực phẩm cao cấp trên thị trường thế giới đang sụt giảm mạnh, vì vậy mà xuất khẩu cá Tra, Basa tăng mạnh. Năm 2008 được đánh giá là năm thành công vượt bậc của xuất khẩu cá Tra, Basa với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đạt 1450 triệu USD và sản lượng trên 640 nghìn tấn, tăng 65,6% về khối lượng và 48,4% về giá trị so với năm 2007, chỉ kém con Tôm chút ít. Sự phát triển vượt bậc và ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ cá Tra, Basa Việt Nam lại xuất hiện nguy cơ bị nói xấu. Không ít nước đã và đang sử dụng phương tiện truyền thông nhằm “hạ bệ” sản phẩm cá Tra, Basa nhằm bảo vệ sản phẩm các nước sở tại thay vì dùng biện pháp chống bán phá giá để tăng thuếnhư Mỹ dẫn tới một số thị trường đã cấm (sau mở lại) hoặc lăm le cấmnhư Nga, Ucraina.Năm 2009, xuất khẩu cá Tra, Basa sụt giảm mạnh hơn ở hầu hết các thị trường do gặp phải rất nhiều trở ngại về những quy định mới của EU cùng các thị trường lớn khác, mặt khác do sự cạnh tranh không lành mạnh về giá xuất khẩu của các DN đã xuất hiện thông tin xấu “bôi bẩn” cá Tra ở một số thịtrường. Thêm vào đó là sự vắng mặt của thịtrường Nga trong 4 tháng đầu năm - một thịtrường tiêu thụđơn lẻ cá Tra lớn trong năm 2008. Những nguyên nhân trên đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cá Tra năm này chỉ đạt hơn 1340 triệu USD giảm 7,6%, và khối lượng xuất khẩu đạt 607,665 nghìn tấn giảm 5,2% so với năm 2008. Thậm chí, một số thị trường tăng được sản lượng mà kim ngạch vẫn giảm. Tuy nhiên trên thị trường thế giới, cá Tra Việt Nam vẫn có thế mạnh gần như độc quyền. Trải qua năm 2009 đầy khó khăn với ngành cá Tra, Basa thì sang năm 2010 con cá Tra Việt Nam lại một lần nữa không chạm đích với khối lựơng xuất khẩu đạt 659,4 nghìn tấn và 1427 triệu USD tăng 7,4% về khối lượng và 5,2% về giá trị so với năm 2009, xuất khẩu cá Tra năm 2010 không đạt mục tiêu 1,5 tỷ USD. Mặc dù không được mục tiêu như đề ra hồi đầu năm nhưng cũng đủ nói lên sự nỗ lực lớn lao của ngành cá Tra, Basa Việt Nam khi mà ngành cá da trơn này luôn phải hứng chịu những đòn đánh từbên ngoài như: thuế chống bán phá giá ở Mỹ, chiến dịch tung tin trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước nhằm bôi nhọ hình ảnh con cá Tra Việt Nam, bên cạnh đó giá xuất khẩu chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, thiếu nguồn nguyên liệu trong 4 tháng cuối năm.

Bảng 2.4: Kim ngạch XK cá Tra, Basa sang các thịtrường năm 2006-2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 EU 343,482 469,541 581,499 538,798 511,007 Nga 83,197 90,186 188,453 64,389 51,559 Ukraina 16,024 39,324 137,256 62,124 33,731 Asean 62,843 77,612 75,750 88,847 78,556 Trung Quốc và HK 37,382 38,803 35,975 35,124 42,940 Mỹ 72,851 67,606 78,558 134,007 176,626 Mêhicô 28,342 40,019 59,684 72,047 86,287 Các nước khác 92,751 155,944 295,923 347,581 446,788 Tổng cộng 736,872 974,035 1453,098 1342,917 1427,494 (Nguồn VASEP)

Thịtrường XK cá Tra, Basa tăng từhơn 100 nước (năm 2007) lên tới 150 nước (năm 2010), trong đó khối EU, Nga, Ucraina và Mỹ là những thịtrường lớn nhập khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam trong 5 năm gần đây. EU luôn là thị trường số một nhập khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu trung bình đạt 488,865 triệu USD và tốc độ tăng trưởng đạt 12,01% mỗi năm. Tuy nhiên trong năm 2009 và 2010 xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam sang EU gặp phải nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế cùng với những quy định mới vềATVSTP. Đặc biệt năm 2010 sự kiện cá Tra,

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 25 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)