Mặt hàng thủy sản khác

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 40 - 43)

Ngoài các mặt hàng chủ lực thì các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam như: nhuyễn thể (bao gồm các sản phẩm như mực, ngao, sò, nghêu, bạch tuộc…), hàng thủy sản khô, giáp xác…cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua, góp phần làm đa dạng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Nhuyễn thể:

+ Nhuyễn thể chân đầu gồm mực, bạch tuộc: Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng trưởng ổn định gần như tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong năm 2007, xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam đạt trên 81 nghìn tấn, trị giá 282 triệu USD, tăng 21% về khối lượng và 34,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 7,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta. Tới năm 2008 nhu cầu tiêu thụ mực, bạch tuộc ở các thị trường tăng mạnh nên xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam sang các thị trường đạt 86,704 nghìn tấn, và 318,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và 12,7% về mặt giá trị...tới năm 2009 doảnh hưởng của khủng khoảng tài chính nên xuất nhuyễn thể của Việt Nam bị giảm 16,4% về mặt giá trị, đạt 388 triệu USD và giảm 12,1% về mặt khối lượng so với năm 2008. Các sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất gồm mực cắt khoanh, mực nang sashimi, mực cắt quả thông, bạch tuộc xếp hoa.

+ Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Ở Việt Nam, nhuyễn thể hai mảnh vỏ là sản phẩm xuất khẩu phát triển mạnh từ năm 1999. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa cao do sản lượng còn nhỏ bé, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên, thị trường xuất khẩu còn hạn chế, việc chế biến sản phẩm giá trị gia tăng chưa được quan tâm đúng mức

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 112 nghìn tấn nhuyễn thể (chân đầu và hai mảnh vỏ), đạt giá trị 437 triệu USD, tăng 1,5% về khối lượng và 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Cũng trong năm nay, thị trường xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam cũng đã được mở rộng, với trên 80 thị trường, tăng 7 thị trường so với năm 2009. Trong đó, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn là 3 thị trường chính của nhuyễn thể Việt Nam với thị phần lần lươt là 30,8%, 25,8%, 23,3% kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam

Biểu đồ 2.11: Thị trường xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam năm 2010

(Nguồn VASEP)

Dự báo năm 2011, ngành xuất khẩu nhuyễn thể có nhiều cơ hội tăng trưởng, bởi năm nay, nhuyễn thể sẽ tiếp tục là thành phần làm đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, như chỉ đạo của Bộ NN&PTN. Tuy nhiên, để đảm bảo được mức tăng trưởng như hiện nay, ngành xuất khẩu nhuyễn thể Việt Nam còn phải vượt qua nhiều khó khăn như: ngoài những yêu cầu về việc áp dụng các tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000 vào quản lý chất lượng tại các nhà máy chế biến, thì thị trường EU còn yêu cầu phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC). Bên cạnh đó các DN xuất khẩu phải thực hiện tốt việc chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Mặt khác, tình trạng thiếu nguyên liệu cũng là khó khăn lớn cho các nhà máy chế biến. Đặc biệt trong năm 2010, tình trạng nghêu chết hàng loạt tại các các tỉnh ĐBSCL đã khiến các DN Việt Nam lao đao tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để hoàn thành các hợp đồng đã ký. Trong khi đó, nhập nguyên liệu để chế biến lại gặp khó bởi những yêu cầu và quy định kiểm dịch nghiêm ngặt.

Biểu đồ 2.12: Giá XK nhuyễn thể trung bình hàng tháng 12/2009-12/2010

(Nguồn Vasep)

Giá xuất khẩu nhuyễn thể trung bình của Việt Nam ở mực khá cao dao động từ 3 USD/kg-7USD/kg. Giá xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường Nhật Bản ở mức cao nhất trên 6 USD/kg trong khi giá xuất sang EU lại ở mức thấp chỉ đạt 3,2USD/kg.

Hàng thủy sản khô là một mặt hàng mới được khai thác trong vài năm gần đây nhưngđã có những đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả ngành thủy sản và sẽ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của thủy sản Việt Nam trong những năm tới. Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu 35,47 nghìn tấn thủy sản khô trị giá 142,2 triệu USD, tới năm 2007 dù khối lượng xuất khẩu tương đương nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại tăng 2,9% đạt 146,9 triệu USD. Năm 2008 do tác động của khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm 0,8% về mặt giá trị và 7,6% về mặt khối lượng. Tới năm 2009 nền kinh tế thế giới suy thoái nhưng xuất khẩu thủy sản khô lại hầu như không chịu tác động mạnh của cuộc suy thoái này, bởi nền kinh tế của các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản khô của Việt Nam là Asean, Hàn quốc chỉ suy thoái nhẹ, vì vậy xuất khẩu thủy sản khô năm 2009 đạt gần 43.000 tấn, với giá trị trên 160 triệu USD, tăng 31,2% về lượng và 9,9% về giá trị so với năm 2008, với giá trung bình đạt 3,49 USD/kg.

Thủy sản khô của Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 50 nước trên thế giới. Hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng rất khả quan, ở mức từ 2- 3 con số. Mặc dù nhiều tiềm năng như vậy, nhưng trên thực tế, người sản xuất cũng như DN còn ít quan tâm đến mảng xuất khẩu này. Nhiều địa phương, DN còn chưa chú trọng tới việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện vệ an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập pdf (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)