Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam được thành lập
ngày 09 tháng 07 năm 2004 với sự tham gia góp vốn của 8 cổđông sáng lập gồm 7
ngân hàng hàng đầu Việt Nam và Công ty Điện toán và Truyền số liệu. Các cổ đông
sáng lập là:
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD) 2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
3. Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB)
4. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC)
5. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (SACOMBANK) 7. Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB)
8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SAIGONBANK)
Vietinbank là một trong 8 cổ đông sáng lập của Banknetvn. Điều này giúp cho những khách hàng sở hữu thẻ của Vietinbank có thể giao dịch tại tất cả các máy
ATM và POS của các ngân hàng thành viên trong hệ thống.
Banknetvn được thành lập với mục tiêu chính là xây dựng hệ thống chuyển
mạch tài chính quốc gia nhằm kết nối các hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ
thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng Việt Nam. Việc kết nối này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thành viên có khả năng mở rộng mạng lưới dịch vụ của
mình với đầu tư hợp lý, tránh được việc đầu tư trùng lặp của các ngân hàng cho hệ
thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới các thiết bị đầu cuối trên phạm vi toàn quốc.
2.3.3. Cạnh tranh trong phát triển khách hàng sử dụng thẻ
Việc ra đời phương thức thanh toán điện tử là nhằm giảm áp lực việc lưu
thông tiền mặt trên thị trường. Với phương thức thanh toán điện tử, các giao dịch được giải quyết qua hệ thống ngân hàng thông qua hình thức chuyển khoản qua đó
giúp mọi người tiết kiệm được về thời gian, chi phí đi lại. Đến nay, số đông người
dân sống ở các thành phố lớn đã quen dần với việc sử dụng ATM để cất giữ khoản
rút tiền, gửi tiền cho người khác ngay trên máy ATM. Bên cạnh đó, một số ngân
hàng cũng đã có ý tưởng tạo sự tiện ích thêm chức năng của thẻ đơn cử như ngân hàng Đông Á đã cải tiến chiếc thẻ và hệ thống máy ATM của mình có thể thực hiện
nhu cầu gửi tiền vào tài khoản trực tiếp ngay trên máy ATM, không phải đến trực
tiếp ngân hàng, ngoài ra còn có thể thực hiện thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại…
Đến nay, đã có một số loại thẻ thanh toán được phát hành như: Ngân hàng
Techconbank có thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa, thẻ F@stAccess với
chức năng 3 trong 1 là thẻ thanh toán, chuyển tiền từ các tài khoản nhàn rỗi vào tài khoản tiết kiệm và có thể sử dụng vượt hơn số tiền trong tài khoản thanh toán của
mình ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, còn có thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit (có thể thanh toán trong và ngoài nước) của Sacombank phối hợp với
Visa phát hành, thêm 1 loại thẻ thanh toán nữa là Vietcombank Connect - 24 của
ngân hàng Vietcombank hợp tác với công ty truyền thông sáng tạo Việt Nam và ngân hàng ACB cũng đưa ra thẻ thanh toán ACB Ecard...
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến 31/12/ 2007, cả nước có 32 tổ
chức đã triển khai phát hành thẻ thanh toán. Theo thống kê của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, đến cuối năm 2008, trên cả nước đã có trên10 triệu thẻ.
Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường như vậy, Vietinbank
cũng hết sức nỗ lực để tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Để mở rộng thị trường và nâng cao khă năng
phục vụ khách hàng, trong năm 2009 Vietinbank dự kiến sẽ lắp đạt thêm các máy
ATM trên toàn quốc, nâng tổng số máy ATM cua mình lên 1200 chiếc. Cũng trong đầu năm 2009 Vietinbank giới thiệu với khách hàng thẻ ghi nợ E-partner 12 con giáp, nhằm nâng cao khả năng phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời
Vietinbank cũng nghiên cứu và cho ra các sản phẩm thẻ mới với công nghệ cao, đảm bảo tính năng an toàn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank
2.4.1. Những kết quả
Trung tâm thẻ là một đơn vị hoạt động hiệu quả của Vietinbank. Lợi nhuận
kinh doanh thẻ hàng năm luôn đóng góp đáng kể cho Vietinbank. Lợi nhuận năm 2006 đạt 68.4 tỷ đồng, năm 2007 đạt 81.5 tỷ và đạt gần 90 tỷ trong năm 2008. Lợi
nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ bình quân từ năm 2006 đến 2008 chiếm
từ 7-10% tổng lợi nhuận hàng năm của Vietinbank. Đây là chỉ tiêu kinh tế cho thấy
sự thành công trong kinh doanh dịch vụ thẻ của Vietinbank.
Năm 2008 NHCTVN phát hành thêm 870 nghìn thẻ, đưa tổng số thẻ ATM đã
phát hành lên gần 2 triệu thẻ, thu hút thêm 416 tỷ đồng tiền gửi. Chủ thẻ E-Partner có thể giao dịch tại 742 máy ATM của VietinBank và 4000 máy ATM của các ngân
hàng trong liên minh Banknet và Smartlink. Thẻ tín dụng quốc tế được phát hành trên 3.900 thẻ tín dụng quốc tế, tăng 94% so với năm trước. Doanh số thanh toán thẻ đạt trên 626 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2007.
Ngoài ra, hoạt động tăng trưởng khách hàng sử dụng thẻ cũng như phát triển đại lý thẻ luôn được Vietinbank quan tâm đẩy mạnh bằng cách không ngừng gia tăng tiện ích và ưu đãi cho khách hàng, nhăm tăng số lượng khách hàng làm thẻ và duy trì khách hàng thường xuyên sử dụng thẻ của Vietinbank.
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong kinh doanh thẻ trong thời gian qua nhưng trong hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank còn một
số hạn chế cần khắc phục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế cần khắc
phục như nguyên nhân khách quan: sức cạnh tranh… có những nguyên nhân chủ quan như: hoạt động xúc tiến, marketing thu hút khách hàng …
Về hoạt động marketing thu hút khách hàng: Vietinbank luôn là ngân hàng thành công trong việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
tới khách hàng. Tuy nhiên đối với sản phẩm thẻ thì các hoạt động xúc tiến để thu
hút khách hàng cũng như các cơ sở chấp nhận thẻ của Vietinbank lại không được
các kênh thông tin từ bạn bè,người thân, website của ngân hàng chủ yếu. Do đó
ngân hàng không dễ tác động vào khách hàng để thu hút họ.
Về cạnh tranh của giá dịch vụ: Hiện nay Vietinbank còn thu thêm phí
thường niên theo tháng song song với phí thường niên theo năm. Như vậy tổng số phí thường niên mà Vietinbank thu của khách hàng trong năm là khá nhiều. Điều
này dễ gây nên sự không hài lòng cho các khách hàng đang sử dụng vì họ phải đóng
hai khoản phí thường niên trong 1 năm, trong khi đó các ngân hàng khác chỉ thu phí thường niên 1 lần trong 1 năm. Bên cạnh đó, hiện nay chủ thẻ khi gửi tiền tại các
chi nhánh không trực tiếp quản lý tài khoản thẻ thì đều phải mất một khoản phí từ
0,0022 – 0,0055% trên số tiền chuyển. Như vậy khi gửi tiền khách hàng cũng có
khả năng mất tiền, đây là điểm không hợp lý và tạo cảm giác không thoải mái cho
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank
3.1. Phương hướng phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank
3.1.1 Xu thế phát triển kinh doanh thẻ trên thế giới và ở Việt Nam
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin thì các phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng phát
nhanh chóng. Các tổ chức thẻ quốc tế liên tục ứng dụng các công nghệ mới vào hệ
thống và đưa ra nhiều sản phẩm mới tiên tiến hơn, an toàn hơn, tiện ích hơn. Hệ
thống mạng toàn cầu kết nối các thành viên MasterCard và Visa có thời gian hoạt động đạt mức trung bình 99,8% và thời gian xử lý giao dịch 0,37 giây. Các tổ chức
thẻ quốc tế cũng đưa ra các chuẩn công nghệ mới để các thành viên ứng dụng vào
việc phát triển sản phẩm mới như chuẩn về thẻ chip (EMV)… Việc ứng dụng công
nghệ mới vào hoạt động thanh toán bằng thẻ đã đem lại những bước phát triển
nhanh chóng cho các sản phẩm thẻ trên thế giới. Thống kê của tổ chức thẻ quốc tế
MasterCard thì hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 4 tỷ thẻ các loại đang lưu hành, hơn 32 triệu đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ và
hơn 1,5 triệu máy giao dịch ATM.
Sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng
ở Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc phát triển dịch vụ
thẻ ngân hàng. Các ngân hàng tích cực đổi mới hệ thống công nghệ, triển khai chuẩn
hóa hệ thống core-banking, ứng dụng các công nghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế vào
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó các sản phẩm thẻ của các ngân hàng Việt
Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Năm 1997 Việt Nam
mới có khoảng 460 thẻ nhưng đến năm 2007 số lượng thẻ tăng lên khoảng
8.300.000 thẻ trong đó có 4512 thẻ tín dụng quốc tế.
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Số thẻ
phát hành 5000 15000 40000 235000 560000 1250000 3500000 8300000 11421800 Số máy
ATM - 20 200 320 600 1200 2354 4512 6983
Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (www.vnba.org.vn)
Tốc độ tăng trưởng bình quân của số lượng thẻ phát hành qua các năm gần đây khoảng 150-300%. Đến hết năm 2008 cả nước có 32 tổ chức phát hành thẻ với
khoảng 7000 máy ATM.
Về cơ sở pháp lý, Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007, cũng trong năm 2007 Chính phủ đã ban hành liên tiếp ba nghị định quan trọng, đó là Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Ngày 15/5/2007, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ban hành “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng” đã mở rộng tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ ngoài ngân hàng, như tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ
chức khác không phải tổ chức tín dụng cũng có thể được phát hành thẻ. Ngân hàn
Nhà nước cũng sửa đổi quy định về cấp phép phát hành thẻ, thanh toán thẻ. Theo đó các ngân hàng được phát hành thẻ mà không cần phải được cấp phép của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Quy định mới này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường thẻ phát
triển sôi động.
Qua đó lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong những năm qua phát triển
mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu, góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển và cũng cho thấy sự thay đổi trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế mở cửa thị trường tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế.
của Vietinbank
3.1.2.1. Thuận lợi
- Về các yếu tố kinh tế vĩ mô:Ở tầm chính sách vĩ mô, đầu năm 2007 một văn bản
quan trọng liên quan tới thanh toán điện tử đã có hiệu lực, đó là Quyết định số
291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến
năm 2020. Ngay trong năm 2007 triển khai Quyết định này ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trước hết, toàn ngành ngân hàng đã có 15 ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Thứ hai, 29 ngân
hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ.
Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm
khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất
toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần
từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử. Thứ ba, hầu hết các
nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng đã được ứng dụng công nghệ thông tin.
- Về các yếu tố tâm lý xã hội: Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân tuy vẫn còn phổ biến nhưng thói quen này đã dần thay đổi. Trong thời
gian gần đây người dân đã quen dần sử dụng thẻ ngân hàng ở trong các siêu thị, trung tâm thương mại,… để thanh toán. Việc các ngân hàng liên kết với các trường
học, hãng hàng không, các doanh nghiệp khác để mở thẻ liên kết và chi trả lương
qua thẻ cũng giúp cho thói quen ưa dùng tiền mặt dần thay đổi. Bên cạnh đó, thu
nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu đi công tác và du lịch ngày càng tăng
cũng khiến cho nhu cầu sử dụng thẻ để thanh toán tăng nhanh. Các ngân hàng cũng
không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ và tiện ích khi sử dụng thẻ ngân hàng góp phần giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian trong cac giao dịch hàng ngày cũng như trong công việc và không phải mang theo nhiều tiền mặt trong người.
Nam tiến hành cổ phần hóa. Khi chuyển đổi sang hình thức ngân hàng cổ phần, cơ
chế sở hữu có sự thay đổi, có sự tham gia của nhiều thành phần sở hữu và đặc biệt là
các đối tác chiến lược nước ngoài sẽ cải thiện văn hóa kinh doanh, công tác quản trị
Ngân hàng phù hợp với tình hình mới, tăng tính cạnh tranh của NHTMCPCT trên thị trường đồng thời mở ra nhiều cơ hội được tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
trong kinh doanh ngân hàng.
Là một trong những ngân hàng sáng lập công ty cổ phần chuyển mạch quốc gia
(Banknetvn). Tính đến nay, Vietinbank đã phát hành nhiều loại thẻ như: thẻ ghi nợ
E-partner, thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master Card. Trong dòng thẻ E-partner lại
chia ra thành các loại thẻ sau: thẻ E-partner S – card, C – Card, G – Card, Pink – Card và thẻ 12 con giáp. Mỗi loại thẻ nhằm vào từng đối tượng cụ thể, S-Card thì nhằm vòa đối tượng là sinh viên và giới trẻ, C-Card thì nhằm vào cán bộ công nhân
viên, G-Card hướng tới những người thành đạt và giàu có, Pink Card hướng tới đáp ứng các nhu cầu của phụ nữ hiện đại, có thu nhập cao… Với từng loại thẻ hướng
vào phục vụ các đoạn thị trường mục tiêu khác nhau, điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho Vietinbank phục vụ khách hàng được tốt hơn và phù hợp nhu cầu sử dụng
của khách hàng.
3.1.2.2. Khó khăn
Yếu tố khó khăn nhất trong phát triển khách hàng sử dụng thẻ của Vietinbank là tâm lý ưa chuộng và thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày của người dân. Một số siêu thị và trung tâm thương mại cũng không chấp nhận thanh