- Trình độ dân trí: Thanh toán bằng thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại và nhiều tiện ích, vì vậy việc sử dụng thẻ thanh toán đòi hỏi người sử dụng phải có
trình độ nhất định. Trình độ dân trí của người dân Việt Nam hiện nay đang tăng và nền kinh tế cũng ngày càng phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật mạnh mẽ. Điều đó tạo điề kiện cho người dân nhanh chóng nắm bắt được tính hữ dụng của thẻ thanh toán và đó là nguồn khách hàng tiềm năng rất lớn cho doanh nghiệp. Với
những khách hàng hiện tại thì thực tế ở Việt Nam cho thấy chủ yếu người dân sử
dụng chưa hết các tính năng của thẻ thanh toán mà chủ yếu là để rút tiền mặt.
- Thói quen tiêu dùng của người dân: Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ sản
xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường, việc thanh toán
trong dân cư với nhau phổ biến vẫn là bằng tiền mặt. Thu nhập của dân cư nói
chung còn ở mức thấp, những sản phẩm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của dân cư vẫn
chủ yếu được mua sắm ở chợ “tự do” cộng với thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản,
thuận tiện bao đời nay không dễ nhanh chóng thay đổi. Những người có thói quen
sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng sử dụng thẻ
nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ nhanh hơn.
- Yếu tố kinh tế: Thu nhập của người dân là một trong những nhân tố tác động trực
tiếp đến quyết định sử dụng thẻ ATM, thông thường những cá nhân và gia đình có
thu thập càng cao thì khả năng sử dụng thẻ càng nhiều. Những người có thu nhập cao thường yêu cầu những dịch vụ kèm theo thẻ cao hơn (như hạn mức thấu trừ chi,
khả năng rút tiền tại các máy giao dịch tự động khác nhau…). Mặt khác, trong điều
kiện Việt Nam, việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố,
dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ đã gây nên những khó khăn nhất định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ ATM.
- Môi trường pháp lý: Thị trường thẻ là một thì trường khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, đây là thị trường cạnh tranh khá quyết liệt bởi các ngân hàng đều nhận
thức vai trò quan trọng của việc nắm giữ thị phần thẻ trong hiện tại đối với sự thành công của kinh doanh trong tương lai. Để một thị trường thẻ hoạt động được tốt,
Chính phủ cần vạch ra một lộ trình hội nhập nhất định, theo đó, cần có những văn
bản pháp quy cụ thể (như luật giao dịch, thanh toán điện tử, chữ kí điện tử…) nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Mặt khác, Chính phủ cũng cần có
những chính sách, quy định việc bảo vệ an toàn của người tham gia, những ràng buộc giữa các bên liên quan đến những sai sót, vi phạm vô tình hoặc cố ý gây nên rủi ro cho chính bản thân người chủ thẻ hoặc các chủ thể khác, kể cả những quy định liên quan đến những tầng lớp dân cư không phải là chủ thẻ cũng có thể gây nên tổn thất, rủi ro cho ngân hàng như làm hỏng các trang thiết bị giao dịch tự động đặt
tại nơi công cộng.
- Hạ tầng công nghệ: Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc kinh
doanh thẻ là hạ tầng công nghệ của đất nước nói chung và công nghệ của đơn vị cấp
thẻ nói riêng. Những cải tiến về công nghệ đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, nó đã mang đến những thay đổi kì diệu của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như chuyển tiền nhanh, máy gửi – rút tiền tự động ATM, card điện
tử, phone-banking, mobile-banking, internet banking (ngân hàng internet). Việc lựa
chọn giao dịch và mở thẻ đối với ngân hàng nào còn tùy thuộc rất lớn vào kĩ thuật
mà ngân hàng sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Hiện nay, một vấn đề mà các ngân hàng tham gia dịch vụ thẻ tại thị trường Việt
Nam gặp phải là hệ thống chấp nhận thẻ (ATM và POS) còn chưa đủ lớn để khuyến
khích các tầng lớp dân cư sử dụng thẻ trên diện rộng. Ngoài ra, nhiều ngân hàng của
đồng bộ hạ tầng công nghệ, các giải pháp phần mềm để triển khai hệ thống kinh
doanh thẻ.