BÀI 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bước đầu vận dụng dạy khái niệm một số bài phần Động vật – Sinh học 11 – nâng cao (Trang 51 - 57)

2. Hình thành khái niệm một số bài phần Động vật (sách giáo khoa sinh học 11,

2.4. BÀI 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

Khái niệm điện thế nghỉ (trang 109)

Khái niệm: Điện thế nghỉ là bên ngoài màng tế bào tích điện (+), bên trong màng tế bào tích điện (-) ở trạng thái nghỉ.

Mục tiêu: Trình bày được khái niệm điện thế nghỉ; Giải thích được hiện tượng Phương pháp: Trực quan, hỏi – đáp, giải quyết vấn đề.

Xác định khái niệm: Thuộc dạng khái niệm cụ thể.

Phương tiện: Hệ thống các câu hỏi, tranh ảnh, bảng, phấn.

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 Xác định nhiệm vụ nhận thức * Đặt vấn đề: Mọi tế bào sống đều tích điện. Đó là điện gì? Có giống và khác gì so với điện sinh hoạt khơng? Chúng ta cùng đi vào bài để tìm hiểu.

 Chỉ ra các đặc trưng bản chất của khái niệm

* Hãy quan sát hình 1. Cách

đo điện thế nghỉ trên thân nơron có tích điện của mực ống và hãy mô tả lại.

 Kim điện thế lệch chứng tỏ điều gì?

 Em hãy cho biết bên

 Chứng tỏ trên màng có tích điện.

ngồi màng tế bào tích điện gì? Bên trong màng tế bào tích điện gì?

 Tế bào thân nơron mà mình đo ở trạng thái gì?

 Vậy trạng thái nghỉ thì bên ngồi màng tích điện gì? Bên trong màng tích điện gì?

 Đó là điện thế nghỉ. Vậy em hãy cho biết điện thế nghỉ là gì?

 Bên ngồi tích điện (+), bên trong tích điện (-).

 Trạng thái nghỉ.

 Bên ngồi tích điện (+), bên trong tích điện (-).

 Ở trạng thái nghỉ, bên ngoài màng tế bào tích điện (+), bên trong màng tế bào tích điện (–) , được gọi là điện thế nghỉ.

 Phân tích dấu hiệu chung và bản chất của khái niệm

* Treo hình 2. Điện tích trên

nơron cho HS quan sát và

hỏi:

 Đây có phải là điện thế nghỉ khơng? Vì sao?

 Giả sử để điện kế trên thân nơron mà kim đứng yên, chứng tỏ điều gì? * Treo hình 3. Sự phân bố các ion trong dịch bào và dịch mô (dịch nội bào và dịch ngoại bào) ở tế bào thần kinh của thú. Yêu cầu HS quan

 Khơng. Vì bên ngồi màng tích điện (-), bên trong màng tích điện (+).

 Chứng tỏ màng khơng có điện thế hay khơng tích điện.

sát hình và trả lời các câu hỏi sau:

 Tại sai bên ngồi màng tích điện +, bên trong màng tích điện -.

 Nồng độ Na+ bên ngoài màng và bên trong màng như thế nào?

 Nồng độ K+ bên ngoài màng và bên trong màng như thế nào?

 Ví dụ có một tác động kích thích lên thân nơron thì điện tích trên màng sẽ như thế nào?  HS nêu được do chênh lệch nồng độ K+ và Na+.  Nồng độ Na+ bên ngồi màng thì nhiều và bên trong màng thì ít.  Nồng độ K+ bên ngồi màng thì ít và bên trong màng nhiều.  Điện tích trên màng sẽ thay đổi.  Đưa khái niệm vào hệ thống  Vậy ở trạng thái nghỉ thì bên ngồi màng tích điện gì? Bên trong màng tích điện gì? Em hãy nhắc lại điện thế nghỉ là gì?

 Bên ngồi màng tích điện +, bên trong màng tích điện -.

 Ở trạng thái nghỉ thì bên ngồi màng tích điện +, bên trong màng tích điện -.

 Vận dụng khái niệm

 Yêu cầu HS quan sát hình thân nơron tích điện. Đây có phải là điện thế nghỉ không?

 Khơng phải là điện tích nghỉ vì bên ngồi màng tích điện -, bên trong màng tích điện +.

2.5. BÀI 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

*Khái niệm điện thế hoạt động (trang 110)

Khái niệm: Điện thế hoạt động là sự thay đổi hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích làm thay đổi tính thấm của màng, gây nên sự mất phân cực và đảo cực (khi Na+ tràn vào), tiếp theo là sự tái phân cực (khi K+ từ trong dịch bào tràn ra ngoài) để trở về điện thế nghỉ.

Mục tiêu: Trình bày được điện thế hoạt động; Giải thích được hiện tượng liên quan đến điện thế hoạt động.

Phương pháp: Trực quan, hỏi – đáp, trần thuật, nêu vấn đề. Xác định khái niệm: Thuộc dạng khái niệm cụ thể.

Phương tiện: Hệ thống các câu hỏi, tranh ảnh, bảng, phấn.

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 Xác định nhiệm vụ nhận thức

* GV kể cho HS nghe câu chuyện:

 Cách đây hơn 200 năm, vợ của giáo sư giải phẩu L. Ganvani ở trường Đại học Bologna, Italia, mua một số đùi ếch còn tươi về để nấu ăn. Bà dùng các móc bằng đồng để cắm vào đùi ếch và treo lên các xà ngang sắt ở ban cơng. Bà bỗng giật mình kinh sợ khi nhìn thấy những chiếc đùi ếch đã bị cắt rời thỉnh

thoảng lại co giật như bị ma ám mỗi khi chúng chạm vào xà ngang sắt.

 Theo em có phải là ma ám hay không hay là do yếu tố nào?

 Suy nghĩ

 Chỉ ra các đặc trưng bản chất của khái niệm

* Giải thích hiện tượng trên như thế nào chúng ta cùng quan sát hình 4. Đồ thị điện thế hoạt động của tế bào thần kinh mực ống trên màn hình của máy dao động kí điện tử.

 Em hãy cho biết bên ngồi màng tích điện gì? Bên trong màng tích điện gì? Đối với từng giai đoạn điện thế nghỉ, giai đoạn mất phân cực, giai đoạn đảo cực, giai đoạn tái phân cực.

 Ở trạng thái nghỉ, bên ngồi màng tích điện +, bên trong màng tích điện -.

 Ở giai đoạn mất phân cực bên ngoài và bên trong mất cân bằng điện thế.

 Ở giai đoạn đảo cực, bên ngồi màng tích điện -, bên trong màng tích điện +.

 Ở giai đoạn tái phân cực, khi kích thích đi qua thì điện tích trở

lại trạng thái ban đầu.

 Phân tích dấu hiệu bản chất của khái niệm

 Ở trạng thái bình thường là điện thế gì? Đồ thị biều diễn như thế nào?

 Sau giai đoạn điện thế nghĩ thì đồ thị như thế nào? Chứng tỏ điều gì?

 Giai đoạn sau điện thế nghỉ đó là điện thế hoạt động. Vậy để có điện thế hoạt động thì cần có điều gì? Em hãy cho biết điện thế hoạt động là gì?  Ở trạng thái bình thường là điện thế nghỉ, là một đường thẳng trên đồ thị.  Đồ thị hàm số tăng và giảm. Chứng tỏ tế bào thần kinh bị kích thích.  Để có điện thế hoạt động thì cần có kích thích. Điện thế hoạt động là khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.

 Đưa khái niệm vào hệ thống

 Em hãy cho biết điện thế hoạt động gồm mấy giai đoạn? Đặc điểm của từng giai đoạn? Và cho biết điện thế hoạt động là gì?

 Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.

 Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: giai đoạn mất phân cực, giai đoạn đảo cực, giai đoạn tái phân cực.

 Vận dụng khái niệm

 Em hãy giải thích lại tình huống của câu chuyện.

Một phần của tài liệu Bước đầu vận dụng dạy khái niệm một số bài phần Động vật – Sinh học 11 – nâng cao (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)